Giáo dục Việt Nam - Đạo đức và thực dụng

Giám đốc Vườn Ươm Doanh nghiệp Tâm Việt
12:13 CH @ Thứ Hai - 29 Tháng Chín, 2008

Đạo đức có thể thực dụng không?

Nước ta bước vào nền Kinh tế thị trường đã được hơn 20 năm, nhưng chúng ta vẫn lảng tránh việc Thương mại hóa giáo dục. Ở Việt Nam, hình ảnh “thầy giáo”, “cô giáo” hay “nhà giáo”, là một hình ảnh đẹp, đã là thầy giáo, là trong sạch, đã là giáo viên, là giản dị, là đạo đức, … Thế nên nếu có thầy giáo có đề cập đến chí nghiệp chủ, lợi nhuận và cạnh tranh lập tức sẽ bị coi là thực dụng. Và như thế, đã làm nhà giáo, đừng mong giàu sang.

Nghĩa là Đạo đức thì không thể Thực dụng!


Suy nghĩ, đã đạo đức thì không thể vì tiền, hình như không còn phù hợp nữa. Nếu chúng ta làm Giáo dục ở trong hơi thở của Kinh tế thị trường, mà lại không đối mặt với sự thương mại, không tư duy một cách thực tế, làm sao giáo dục nổi học sinh Việt Nam mai sau ra trường có thể làm được Kinh tế?

Ta cùng nhìn Giáo dục Việt Nam dưới góc độ của một nhà làm Kinh doanh để xem thử. Trong Kinh doanh, “Thương trường là chiến trường”, người ta cạnh tranh nhau bởi “Khả năng học nhanh hơn đối thủ” và chớp lấy cơ hội trong từng giây phút vì “Thấy và nắm lấy đó là cơ hội, thấy mà không nắm lấy đó là rủi ro”. Chúng ta không có nhiều thời gian để bàn cãi xem “việc này là lỗi của ông A cải cách sách giáo khoa không đồng bộ”, “việc kia là của bà B không chịu bổ túc phương pháp dạy hiện đại”, “không được chạy theo bệnh thành tích”, v.v..
và v.v… Đã Kinh doanh, thì phải ra hiệu quả, và hiệu quả phải nhanh, nếu không muốn chết đói vì những lựa chọn cầu toàn. Đã là Kinh doanh phải ra sản phẩm và sản phẩm mang lại lợi ích cho xã hội.

Trong khi đó“Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, hiện 37% sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm”. Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, Giám đốc Công ty Tư vấn và Đào tạo Nhân lực L&A cho hay: “Chúng ta không thiếu việc làm mà đang thiếu sinh viên làm được việc”.Theo bà Lệ, chương trình đào tạo không theo kịp sự phát triển của xã hội, không đào tạo ra người có thể làm được việc ngay. Do vậy, sinh viên mới ra trường thiếu quá nhiều kỹ năng để làm việc, đặc biệt các kỹ năng “mềm” như tư duy phân tích, tổng hợp, thuyết trình, giao tiếp hay làm việc đồng đội...

Ngoài ra, Bà Nguyễn Thu Giao, Giám đốc Nhân sự Công ty Interfloour Việt Nam nhận xét: “Kỹ năng của sinh viên hiện nay là con số 0.Thiếu kiến thức, yếu kỹ năng, thiếu tự tin hoặc tự tin thái quá, ứng xử ngớ ngẩn, vụng về, mơ hồ về mục tiêu nghề nghiệp đã khiến không ít bạn trẻ đánh mất điểm trước các nhà tuyển dụng”. (Theo Tiền Phong)

Giáo dục Việt Nam đang thiếu đi tính thực dụng trong đó. Học không phải vì bằng nữa mà học để làm được việc.


Bên cạnh tính thực dụng trong trong kinh doanh thì ai cũng hiểu rằng để một doanh nghiệp phát triển và trường tồn, tất yếu phải xây dựng cho được Văn hóa doanh nghiệp. Như vậy, một nền Giáo dục muốn phát triển và trường tồn, cũng tất yếu phải có Văn hóa giáo dục. Văn hóa ấy làm nên điểm đặc biệt và khác biệt giữa nền giáo dục này với nền giáo dục khác . Giống như văn hóa Việt Nam là văn hóa lúa nước, ăn gạo, văn hóa của Mỹ là ăn lúa mỳ, lúa mạch; văn hóa của Việt Nam là áo dài, văn hóa của Nhật là Kimono. Người Việt Nam mặc Kimono đẹp đến mấy cũng không thể chuyển sang mặc Kimono, thấy thìa dĩa lịch sự thì cũng chuyển sang ăn cơm bằng thìa dĩa. Giáo dục Việt Nam, từ đó cũng cần có văn hóa riêng của mình và không thể cứ chạy theo đuôi những nền giáo dục khác mãi, ta không thể cứ cố đào tạo bằng cách “sử dụng phương pháp đào tạo của những nước có nền giáo dục tiên tiến” mãi được. Tất nhiên ta học theo những gì phù hợp với văn hóa Việt Nam một cách có chọn lọc, nhưng cần khẳng định một điều, chúng ta không cần thiết phải nhập khẩu giáo dục.

Kế đó, ta đã muốn xây dựng văn hóa giáo dục, thì chúng ta phải hiểu được Sứ mệnh của Giáo dục. Ở Việt Nam, sứ mệnh ấy không thể là đào tạo ra những con người có rất nhiều kiến thức, nhưng thiếu hoàn toàn kỹ năng làm việc có khi thiếu cả những kỹ năng sống thông thường. Trong khi mà kiến thức ngày nay ta hoàn toàn có thể tra cứu, “Dân ta phải học sử ta, cái gì không biết cứ tra google”, thì đó không thể là vũ khí cạnh tranh trong công việc được. Vậy việc nhồi nhét vô số những kiến thức – nhiều thứ cả đời ta không dùng (khai căn, logarit, ngày ta thắng Pháp, ngày ta thắng quân Nguyên Mông...), là rất nguy hiểm, rất phí thời gian và hạn chế khả năng cạnh tranh của học sinh Việt Nam trong công việc. Giáo dục Việt Nam, phải trả lời bằng được những câu hỏi: “Giáo dục làm gì? Giáo dục sinh ra để làm gì?

Tiếp theo, Giáo dục của ta cần phải có Hoài bão, và chính những người làm giáo dục cần thấy được trách nhiệm xã hội của mình, và tìm ra động lực để làm việc. Tất nhiên, đã làm giáo dục thì không mong gì giàu có như làm Ngân hàng, hay Chứng khoán, … Nhưng cũng không có nghĩa là chúng ta mặc định hình ảnh một nhà giáo là phải cặp sách, kính cận, hiền lành, nói năng dịu dàng, … Nếu một nhà giáo sống bằng đồng lương, trong khi cả xã hội tìm mọi cách để kiếm tiền, tôi không nói việc nào tốt, việc nào xấu, chỉ chắc chắn rằng, những nhà giáo truyền thống như thế sẽ trở thành lạc lõng. Trong một xã hội vận động chóng mặt, một thầy giáo là người dạy học và truyền lại những kinh nghiệm để giúp cho học trò của mình thành công. Muốn thế, nhất thiết thầy giáo phải là người thành công, và là một hình mẫu của sự thành công, với “tim nhiệt tình, óc thông minh, mắt tinh, tai thính, chân năng động, tay rộng mở, miệng nở nụ cười, người đầy kỹ năng công cụ”. Có Viễn cảnh trong nghề nghiệp, ta mới muốn làm việc, có viễn cảnh trong Giáo dục, mọi người mới chung tay xây dựng và phát triển Giáo dục. Ta hiện giờ toàn nhìn vào giáo dục với con mắt của quan tòa, của Viện kiểm soát trung ương, nhìn đâu cũng thấy tiêu cực, ai làm giáo dục cũng chỉ thấy trách nhiệm, không thấy được động lực thực tế trong đó.

Và để đạt được Hoài bão, cần phải biết Giáo dục của chúng ta có gì – có Giá trị cốt lõi nào? Muốn biết giáo dục Việt Nam có gì, phải nhìn lại người Việt Nam có gì. Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng. Học sinh Việt Nam quá giỏi, ta được đánh giá là dân do thái của Châu Á, thi đâu nhất đấy, từ Toán, Lý, Hóa, đến cờ vua, đến Robocom. Nhưng sao ta vẫn không thể vươn lên được ngang tầm với thế giới. Giáo dục của ta chưa khai thác được những thế mạnh, tiềm năng của chính mình. Giáo dục ta phải chăng cần thiết lập lại một hệ thống những giá trị cốt lõi cơ bản như “Tiên học lễ, hậu học văn”hay “học là phát huy tiềm năng”, “học là thể hiện, học là tham gia và đóng góp”, “dạy học là nuôi đời”….

Như vậy ta thấy,khi nào chúng ta chưa thay đổi cái nhìn về Giáo dục, từ ngoài vào và từ trong ra, để thấy rằng bên cạnh gìn giữ những vẻ đẹp Đạo đức truyền thống còn cả tính thực dụng với chí nghiệp chủ; đó mới là cái nhìn dài hơi, và phát triển bền vững. Khi đó mới thực sự là cải cách giáo dục. Việc dung hòa Đạo đức với Thực dụng, chẳng hề khó khăn như thể cho một con bò chui qua lỗ kim. Có điều nó bị cản trở bởi những chuẩn mực tư duy cũ, không phù hợp với sự thay đổi chóng mặt của xã hội. Tuy vậy, ta hoàn toàn tự tin rằng với sự chung tay và góp sức của mỗi cá nhân, mỗi gia đình cũng như cả bộ máy giáo dục Việt Nam, thì tất cả chỉ là những thử thách để chúng ta vượt qua.

Một lần nữa khẳng định lại, đã đến lúc cần một cái nhìn thật sự nghiêm túc và xa hơn về cách chúng ta làm giáo dục. Xây dựng nền giáo dục Việt Nam cần có nền móng vững chắc dựa trên những gì ta có, không phải những gì học hỏi từ nơi khác. Trên cơ sở đó, phải kết nối được Hoài bão của Giáo dục với Hoài bão của đất nước. Mỗi con người làm giáo dục ngoài việc thấy trách nhiệm xã hội của mình, còn thấy được những động lực thực tế hơn nhiều so với những hình ảnh cũ "thầy giáo làng", "cô nuôi dạy trẻ". Những người Thầy cũng là những Doanh nhân, đạo đức và thực dụng.

Tin chắc, với việc đầu tiên là thay đổi từ chính mình, tôi và bạn sẽ là người góp phần cải cách được Giáo dục Việt Nam - không phải chỉ thân thiện và mến khách trong mắt bạn bè quốc tế, mà còn được nhắc đến bởi ý chí và quyết tâm làm giàu.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cuộc cải cách giáo dục phải xuất phát từ cái đầu của nhà giáo dục

    27/10/2014Trước kia việc gì cũng “từ trên dội xuống”. Từ nay việc gì cũng phải “từ dưới nhoi lên” (XYZ, Sửa đổi lề lối làm việc)
  • ''Phải tiến hành cuộc cách mạng giáo dục''

    16/06/2014''Nền giáo dục của chúng ta đang thực sự xuống cấp'', ''phải nhìn những tiêu cực trong giáo dục hiện nay như là một khối u nguy hiểm để triệt bỏ tận gốc''; ''đã đến lúc phải tiến hành cuộc cách mạng giáo dục''... Đó là những ý kiến thẳng thắn của các giáo sư trong buổi làm việc lấy ý kiến về dự thảo đề án ''Triển khai, thực hiện cuộc vận động toàn dân xây dựng - cả nước trở thành một xã hội học tập'', do Trung ương Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tổ chức hôm qua (4/9/2003)...
  • Giáo dục: Từ "xã hội hoá" đến "tư hữu hoá"

    23/09/2007GS Nguyễn Minh Thọ (Đại học Leuven - Bỉ)Hiện nay đang có một cuộc thảo luận trên báo chí về vấn đề "xã hội hoá giáo dục", được tiếp tục từ các dự định tăng học phí ở vài trường tiểu học công lập. Tôi xin được tham gia với một ý kiến ngắn, dựa trên vài kinh nghiệm riêng...
  • Phát triển giáo dục trong xu hướng toàn cầu

    23/07/2007Phạm ThắngHầu hết các quốc gia trên thế giới đều lấy giáo dục phổ thông làm nền tảng và coi giáo dục Đạihọc là yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, tùy thuộc vào điều kiệnkinh tế- xã hội của mình, mỗi quốc giacó thể nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau trong chiến lược phát triểngiáo dục Đại học...
  • Những yêu cầu đổi mới cơ bản giáo dục nước ta

    07/08/2006GS. TS. Phạm Tất DongKhái niệm học tập suốt đời cần phải được hiểu khác trước thì nó mới có tác dụng như một chiếc chìa khóa để giải quyết những vấn đề đặt ra trong những năm đầu của thế kỷ 21 như tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển xã hội bền vững, xóa nghèo toàn diện: nghèo về tri thức, nghèo về nhân văn và nghèo về thu nhập. Như vậy, sự hiểu biết của chúng ta về học tập suốt đời là phải từ bỏ quan niệm và thái độ truyền thống về phân biệt giữa giáo dục ban đầu và giáo dục liên tục....
  • Thư ngỏ gửi tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo

    03/07/2006Hà Văn Thịnh - Đại học Khoa học HuếTôi trình bày những suy nghĩ của mình với ông, chỉ với mục đích thiết tha rằng, giáo dục sẽ đổi mới và khởi sắc theo đúng nghĩa cơ quan có chức năng di truyền và chế định những giá trị tiên quyết của văn hoá...

  • Giáo dục ở nước ta hiện nay, đi ra bằng con đường nào?

    21/12/2005Nguyên NgọcKhi bàn về giáo dục ở nước ta hiện nay, nhiều người thường thống nhất với nhau: Thôi, không nên nói tình hình nữa, tình hình giáo dục, những căn bệnh của giáo dục đang khiến cả xã hội không thể yên tâm, thì ai cũng biết và nhận ra cả rồi. Vấn đề bây giờ là cần tìm giải pháp nào để thay đổi được. Tôi bây giờ nghĩ khác. Chúng ta có thể thấy rõ điều ta vẫn yên trí là vậy hóa ra không phải là vậy...
  • Xã hội hoá giáo dục

    15/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupGiáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người và của cả xã hội. Thực trạng nhức nhối của nền giáo dục Việt Nam hiện nay - nguyên nhân làm trì trệ sự phát triển của Việt Nam - đặt ra vấn đề phải cải cách giáo dục và xã hội hóa giáo dục là một trong những giải pháp được đặt ra sôi nổi nhất. Phải khẳng định, xã hội hóa giáo dục là tinh thần, là nội dung quan trọng nhất của cải cách giáo dục, đảm bảo sự thành công của cải cách giáo dục?
  • Giáo dục đại học: Khơi dậy và nuôi dưỡng tính ham học

    12/07/2005Nguyễn Văn Tuấn, Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Sydney, AustraliaGần đây, nhân dịp được tham dự vài buổi giảng tại một trường đại học trong nước (theo lời mời của vài đồng nghiệp), tôi chợt nhớ đến kinh nghiệm của chính mình trong thời còn theo học đại học hơn 30 năm trước đây. Thời đó, mối quan hệ giữa người giáo sư và sinh viên chủ yếu là “thầy giảng trò chép”. Ở các trường đại học Tây phương từ hơn 50 năm trước giới nghiên cứu giáo dục đã chứng minh rằng một phương pháp giảng dạy như thế không đem lại hiệu quả cao cho người học, vì nó mang tính thụ động quá. Ngày nay, qua trao đổi với một số đồng nghiệp trong nước và trực tiếp tham dự nghe giảng, tôi cảm thấy mối quan hệ thụ động như thế vẫn còn tồn tại. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên thay đổi cách giảng dạy để đem lại hiệu quả tốt cho sinh viên và cả người dạy.
  • Sự thất bại của giáo dục rập khuôn kiểu Mỹ

    07/07/2005Phan Hùng, Cát Yên dịchNhững trường công lập ở nước ta còn là gì ngoài một công cụ của nhà nước? Học sinh không được dạy cách suy nghĩ mang tính phê phán để tự giúp họ như những công dân của một xã hội tự do trong suốt cuộc đời. Giáo dục rập khuôn chú trọng vào học thuộc lòng và thành tích thi cử. Trường học không khuyến khích tư duy hay hành động độc lập mà dạy sự tuân theo và phục tùng đám đông.
  • Đổi mới giáo dục ĐH theo hướng nào?

    03/07/2005Gs. Hoàng TụyTuy đã có nhiều cố gắng thể hiện tư duy mới, nhưng dự thảo vẫn chưa đưa ra được những ý tưởng khả thi có khả năng tạo nên chuyển biến đột phá làm xoay chuyển tình hình theo kịp yêu cầu phát triển của đất nước.
  • Phải thay cách làm giáo dục

    21/12/2003Đây là bài phát biểu của GS-TSKH Hồ Ngọc Đại tại hội thảo “Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo?” với chủ đề: tiếp tục giải quyết mâu thuẫn lớn giữa yêu cầu vừa phát triển qui mô, vừa phải đảm bảo chất lượng với điều kiện hạn hẹp về nguồn lực, do Bộ Giáo dục - đào tạo và báo Nhân Dân phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 23-12-2003...
  • Trao đổi về “giải pháp cứu ngành giáo dục” của giáo sư Hoàng Tụy

    16/12/2003Chưa có bao giờ, chưa có ngành nào lại bị dư luận lớn tiếng chê trách nặng lời như ngành Giáo dục trong thời gian gần đây. Người ta chê trách: Những khoản tiền khổng lồ từ ngân sách Nhà nước, từ đi vay nước ngoài, từ đóng góp của nhân dân đổ vào cái thùng không đáy. Tiền càng nhiều, chất lượng càng sa sút. ...
  • Giáo dục Việt Nam: ngôi nhà cần đổ lại móng

    11/11/2003Ông lão 79 tuổi gầy nhom, tóc điểm bạc, ngày ngày còng lưng trước chiếc máy tính đời cũ để vào mạng kiếm thông tin. Lúc nào học trò ông cũng nườm nượp đến xin thụ giáo. Nhiều người vẫn ngạc nhiên hỏi đi hỏi lại: "Từ lúc nghỉ hưu thầy dạy 20 năm nữa mà sao chưa hết vốn?". Vị giáo sư già tủm tỉm cười: "Tôi học nhờ Internet cả đấy". Vị giáo sư ấy là tiến sĩ khoa học Dương Thiệu Tống.
  • Đổi mới giáo dục hướng tới một xã hội tri thức trong thế kỷ 21

    04/05/2003(Tuổi Trẻ CN) Tại hội nghị giáo giới ASEAN lần 19 vừa được tổ chức ở Hà Nội từ ngày 5 đến 8.12, tham luận của GSTS Phan Đình Diệu với tựa đề "Đổi mới giáo dục hướng tới một xã hội tri thức trong thế kỷ 21" đã gây sự chú ý đặc biệt. Trích đăng.
  • Năm kiến nghị về phát triển giáo dục

    11/02/2003Nhận định: Ở thời điểm hiện nay, rõ ràng là yêu cầu cải cách và đổi mới giáo dục đã trở nên hết sức bức bách đối với cuộc sống và sự phát triển của toàn xã hội. Trong những yêu cầu đó, có những yêu cầu trực tiếp khắc phục những yếu kém của hệ thống giáo dục hiện tại, đồng thời cũng đã xuất hiện các yêu cầu nhìn xa hơn chuẩn bị cho việc đổi mới giáo dục hướng tới một nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức trong thế kỷ 21 mà con đường hội nhập đã khẳng định.
  • Một định hướng giáo dục mới: phát triển kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề

    10/02/2003Một trong những vấn đề ta thường gặp ở Việt Nam là sinh viên học sinh ra trường chưa đủ khả năng sẵn sàng để đảm nhận được các công tác, chức vụ mà đáng lẽ họ phải có khả năng ứng xử độc lập. Họ phải qua một thời gian bỡ ngỡ, chới với rất dài so với thời gian cần thiết cho một sinh viên phương Tây.
  • Chuyển biến chiến lược cơ bản toàn diện về giáo dục

    10/02/2003Từ nay đến năm 2010, trên cơ sở những bài học đắt giá của 15 năm đổi mới giáo dục, những chuyển biến nào mới thật sự là "cơ bản toàn diện" cần phải tạo ra trong sự nghiệp học - hành suốt đời của toàn dân?
  • Chấn hưng giáo dục - chấn hưng quốc gia

    10/02/2003Trong bài viết này, tôi muốn phân tích một nguyên nhân cơ bản đã làm hỏng nền giáo dục của ta trong hai mươi năm qua mà hậu quả của nó bây giờ đã bắt đầu nặng và trong tương lai nếu tiếp tục thực hiện như bây giờ thì chưa lường hết được thảm họa của nó.
  • xem toàn bộ