Góc nhìn Alan Phan dành tặng cho doanh nhân Việt trong thế trận toàn cầu

01:50 CH @ Chủ Nhật - 04 Tháng Chín, 2016

Với mong muốn mang đến tác phẩm cuối cùng và đồ sộ nhất, dưới hình thức một quyển sách toàn vẹn nhất về cuộc sống và cách sống của tiến sĩ Alan Phan, gia đình tiến sĩ cùng cộng đồng Góc nhìn Alan trân trọng giới thiệu quyển sách “Góc nhìn Alan dành tặng doanh nhân Việt trong thế trận toàn cầu”. Quyển sách sẽ là tổng kết của những bài viết cũng như nhiều sản phẩm trí tuệ của tiến sĩ trong những năm tháng cuối đời.

Trước đây có lẽ một phần về chủ đề, phần khác về cách truyền thông khai thác nên nhiều người tập trung vào câu chữ, chi tiết – vào phần “trí” trong góc nhìn Alan. Với quyển sách này, gia đình và nhóm biên tập muốn nêu bật phần “triết”– những nguyên tắc vận hành của cuộc sống và kinh doanh mà tiến sĩ đã đúc kết được trong cả cuộc đời, và phần “tình”– cuộc sống không-kinh-doanh của công dân toàn cầu gốc Việt Phan Việt Ái.

Tiến sĩ Alan đã sống một cuộc đời rất đầy đặn và gần như không nhiều hối tiếc. Giờ có thể là lúc bắt đầu thay đổi cuộc sống mới của bạn, với Góc nhìn Alan là hành trang.

.

Alan Phan (Phan Việt Ái)

Một công dân toàn cầu với 70 năm bôn ba khắp thế giới: 49 năm kinh doanh (trong đó 43 năm kinh doanh tại Mỹ và Trung Quốc) và một quê hương Việt Nam.

Ra đời: 07/08/1945

Nơi sinh: Bình Dương

Nguyên quán: Quảng Trị

Lìa trần: 19/10/2015

QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM: “Tôi chỉ có cảm giác là mình “thuộc về đây”, mình về để chia sẻ với bạn bè, gia đình, các người trẻ khác những khó khăn, đắng cay, tủi nhục và đau thương của những người đã “sinh nhầm thế hệ” (Alan Phan 1968)

KINH TẾ THẾ GIỚI: “6 lực chuyển sẽ biến dạng nền kinh tế toàn cầu và tạo nên một môi trường xã hội khác biệt cho thế hệ trẻ với nhiều trái ngọt cho những người nhập cuộc đúng lúc và thực thi chính xác”.

DOANH NHÂN VIỆT NAM: “Lợi thế cạnh tranh của doanh nhân Việt là sức chịu đựng bền bỉ của họ và cách điều chỉnh hoạt động nhanh chóng để thích hợp với một môi trường kinh doanh luôn bất ổn”.
THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI: “Cuộc sống và kinh doanh cần có đam mê, giống như sáng sớm tôi đánh tennis: lúc thì đánh thắng, lúc thì thua, không quan trọng, quan trọng là mình được chơi một trò chơi”.
QUAN ĐIỂM SỐNG: “Một người thành công trong cuộc sống phải hội đủ sáu yếu tố: sức khỏe, trí tuệ đầy đủ, tinh thần mạnh mẽ - sáng suốt, tâm linh thanh nhàn – êm ả, trả ơn xã hội bằng đóng góp thiết thực, có tài sản vật chất đầy đủ. Thiếu bất kỳ yếu tố nào trong sáu yếu tố này thì chưa phải toàn vẹn”.
THÁI ĐỘ LẠC QUAN: “Thất bại không thể là một sự lựa chọn. Giữ vững niềm tin bạn nhé!”
TIỀN BẠC: “Tôi có một câu nói trên bàn viết để nhắc nhở mình, “a fool and his money are soon parted” (Một gã khờ và tiền của hắn sẽ chia tay nhau rất sớm)”
GIA ĐÌNH: “Gia đình tôi có truyền thống rất dân chủ, cởi mở, minh bạch và không trốn tránh trách nhiệm. Đối với tôi, mình luôn luôn có thể sai”.
DẠY CON: “Tình yêu của cha mẹ càng nhiều, con càng ngoan”.

BÔN BA CÙNG SÓNG GIÓ DÂN TỘC

Lớn lên trong tình cảnh chiến tranh bùng nổ khi Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương khiến gia đình phải chạy giặc Tây liên tục từ Bình Dương lên tới Sài Gòn, Alan Phan cũng như bao đứa trẻ cùng thời phải trải qua những thời khắc khó khăn khi sinh ra và lớn lên trong bom đạn, chiến tranh và xung đột... Những kí ức này in đậm trong tâm trí trẻ thơ đến độ sau này khi trưởng thành và nhắc về quá khứ luôn là những kỉ niệm khó quên của Alan Phan.


Alan Phan - Cậu học trò trường Petrus Ký - Trương Vĩnh Ký

.
Gia đình an cư tại Sài Gòn và chàng trai Alan Phan theo học trường Petrus Ký (nay là trường Lê Hồng Phong) trước khi sang Mỹ học theo học bổng UNSAID. Năm 1968, Alan Phan bỏ lại nước Mỹ phồn hoa để về quê hương Việt Nam mà 'hoàn toàn không có ảo tưởng hay tham vọng gì về tiền bạc hay quyền lực hay sự nghiệp. Tôi cũng chắc chắn là mình sẽ không thay đổi được điều gì, tốt hay xấu, cho đất nước. Tôi chỉ có cảm giác là mình "thuộc về đây", mình về để chia sẻ với bạn bè, gia đình, các người trẻ khác những khó khăn, đắng cay, tủi nhục và đau thương của những người đã "sinh nhầm thế hệ".

Công việc đầu tiên của Alan Phan là đi dạy môn Engineering tại trường Đại học Kĩ thuật Phú Thọ (nay là ĐH Bách Khoa TP.HCM) và dấn thân vào kinh doanh sau một sự tình cờ. Sau 7 năm lăn lộn (từ 1968), Alan Phan tích lũy được một số tài sản trị giá 7 triệu đô la (thời giá bây giờ - tương đương với 31.25 triệu đô la vào năm 2015) và vài căn nhà trên đường Tự Do (nay là Đồng khởi) với 18.000 nhân viên.

Alan Phan - Giảng viên Đại học Kỹ thuật Phú Thọ
Nhưng biến cố 1975 đã lấy đi tất cả của ông.
.
CUỘC ĐỜI VÀ THÔNG ĐIỆP CỦA ALAN PHAN
Alan Phan và gia đình với 2 bàn tay trắng, chỉ mang theo được 600 đô la. Nhưng ông không hề bỏ cuộc và trách móc cuộc đời. Trong ông luôn là một sự lạc quan và hưng phấn với những cơ hội mới: "Cơn sóng thần 1975 cuốn trôi tất cả và tôi quay lại Mỹ với hai bàn tay trắng. Trong khi vợ con khóc sướt mướt vì mất mát, tôi vẫn hưng phấn và lạc quan. Trong tôi, không một chút oán hận hay giận dữ, không trách móc ai hay đổ lỗi số phận xui xẻo. Bởi vì tôi hiểu là dù thực tại có bê bết. Alan Phan vẫn là Alan Phan."
.
Bỏ qua những mất mát, Alan Phan bắt đầu lại với công việc làm thuê. Lại 7 năm xoay vần (1975-1982), Alan Phan đã gầy dựng lại một phần cơ nghiệp nhờ thu nhập làm thuê và kinh doanh địa ốc. Nhưng có lẽ ông trời muốn dành cho anh chàng Alan Phan thêm nhiều trọng trách khác nên đã thử thách Alan bằng... một lần phá sản nữa.

Alan Phan và Trần Hữu Dũng tại Honolulu tháng 7/1967.
.
14 năm, 2 lần phá sản, mất đến gần 60 triệu đô la (trải nghiệm không phải ai cũng "được" trải qua) và làm lại tất cả ở tuổi 37 trên đất khách quê người. Nếu Alan gục ngã vào thời điểm này, chắc không ai có thể trách ông. Nhưng ông vẫn tiếp bước, để trở thành một Alan Phan mà ta biết ngày nay. Không để sự chán nản kéo dài lâu, năm 1983 - ở tuổi 38, Alan Phan quyết định ra riêng, thành lập Hartcourt để 16 năm sau (1999), Hartcourt niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ với thị giá đạt gần 700 triệu đô la. Năm 2007, Alan Phan trở lại Việt Nam kinh doanh lần thứ 2 với nhiều thăng trầm, nhưng đều là những bài học thú vị.

Trở về Hà Nội lần đầu tiên với tư cách là doanh nhân và một người con xa xứ
.
Ngoài vai trò là một doanh nhân, Alan Phan còn là một tác giả rất chịu khó chia sẻ, chịu khó viết sách, viết blog để truyền lửa cho nhiều bạn trẻ, doanh nhân Việt. Những sách ông đã xuất bản khoảng 11 cuốn cả tiếng Anh và tiếng Việt viết về các thị trường mới nổi, về Việt Nam và chiến thuật tìm vốn của doanh nghiệp trong đó nổi bật là những cuốn “Niêm Yết sàn Mỹ”, “42 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc”, “Chiến Thuật tìm vốn cho Doanh nghiệp nhỏ”. Ông đồng thời cũng là bình luận gia chính của nhiều báo và tạp chí kinh tế nổi tiếng. Ông cũng là một doanh nhân thiện nguyện với tấm lòng cao đẹp khi là sáng lập viên của tổ chức "20 triệu máy tính bảng cho trẻ em Việt Nam", sáng lập viên của tổ chức thiện nguyện "Tiếp lửa cho doanh nghiệp Việt", tổ chức và hoàn tất bàn giao 18 ngàn xe lăn tại Việt Nam và Indonesia.
.

LỜI NÓI ĐẦU

.
"Cuộc đời tôi chính là thông điệp của tôi"
- câu nói này của vĩ nhân Gandhi thật đúng với Tiến sĩ Alan Phan. Sinh ra vào đúng thời khắc lịch sử 1945 và '"sống ba đời trong một đời người" Alan Phan bình thản đi qua 70 năm cuộc đời với sự lạc quan và hướng thiện giữa muôn trùng phong ba của cuộc sống cá nhân, vận mệnh dận tộc lẫn thời thế toàn cầu.

Alan Phan có thể giàu hơn vài người và vẫn còn nghèo hơn rất nhiều người, nhưng với ông - sự "giàu có" trong cuộc đời được đo đếm bằng những lần thất bại (và đứng dậy), những người bạn (Bạn Của Alan - BCAs), những sự chia sẻ với doanh nhân, với các bạn trẻ… Sự giàu có này có vẻ xa lạ với khái niệm thực dụng và kim tiền của thế giới kinh doanh trong hơn 45 năm lăn lộn của ông từ Mỹ, Trung Quốc, Hồng Kông, Việt Nam và vô vàn những quốc gia khác. Nhưng đơn giản Alan Phan là như vậy! Ông thật sự hạnh phúc với những những sự chia sẻ, lang thang và sự lãng tử, vốn là bản chất con người ông. Trong Alan Phan luôn có bóng dáng của một nhà hiền triết ở dưới vẻ ngoài doanh nhân, vì vậy trong từng bước đi của cuộc đời, ông luôn hướng đến sự bình yên về tâm hồn.

Lúc sinh thời, Alan Phan viết, nói và chia sẻ rất nhiều: những triết lý sống và nhân sinh quan của ông thường được truyền tải dưới ngôn ngữ và bối cảnh kinh tế, kinh doanh khiến nhiều người chỉ thấy phần “trí” mà không cảm được cái “tình”, chỉ thấy tiểu tiết ngắn hạn mà chưa nhìn rõ tinh thần của ông. Đây cũng chính là động lực để nhóm biên dịch, những BCA cùng gia đình ông quyết tâm thực hiện quyển sách này, cuốn sách cuối cùng của một “triết gia doanh nhân” có ảnh hưởng to lớn tại Việt Nam.

Số liệu rồi sẽ lạc hậu, dự đoán tương lai sẽ thành quá khứ - duy chỉ có nhân sinh quan, triết lý sống, tinh thần và Góc Nhìn Alan Phan là còn sống mãi, vẫn luôn là một viên ngọc quý, là ngọn hải đăng để mọi người có thể dõi theo và vượt qua gian truân thử thách để tìm đến mục đích cuộc đời. Tính thời sự của quyển sách vẫn còn nguyên, khi vừa được xuất bản tháng 10.2015 tại Mỹ, với tựa gốc cũng rất thời sự “Doanh nhân Việt trong thế trận kinh doanh toàn cầu”. Nhưng nhóm biên tập và toàn thể BCA cảm nhận được nhiều hơn như vậy, từ quyển sách có lẽ là trọn vẹn nhất của tiến sĩ Alan. Với sự cho phép và đồng hành của gia đình, nhóm biên tập đã cố gắng làm cho quyển sách trở nên trọn vẹn hơn trong việc diễn tả cuộc đời, cá nhân và kinh doanh của tiến sĩ, để mỗi độc giả tự nghiệm ra thông điệp.

Bìa cuốn sách mới "Góc nhìn Alan - Dành tặng doanh nhân Việt trong thế trận toàn cầu" của tác giả Alan Phan.
Giá bìa: 199.000 VNĐ, giảm giá -5%
Đăng ký mua theo mobile:0903. 205. 306,[email protected]hoặc
MỤC LỤC
.
PHẦN 1: NHỮNG LỰC CHUYỂN TOÀN CẦU
Những lực chuyển của hai thập kỷ tới
Lực chuyển 1: Văn hóa toàn cầu
Lực chuyển 2: Dòng tiền đầu tư
Lực chuyển 3: Công nghệ phản động
Lực chuyển 4: Gia công trong sản xuất công nghiệp
Lực chuyển 5: Năng lượng và khoáng sản
Lực chuyển 6: Dịch vụ an sinh và giải trí
.
PHẦN 2: KỸ NĂNG QUẢN LÝ
Khi đam mê trở thành động lực sống
Từ bỏ quốc tịch
Con đường về La Mã
Lời nhắn của Tôn Tử
Đãi cát tìm vàng
Thế giới mới của các Thượng Đế
Kế hoạch kinh doanh (Business Plan)
Năm nguyên lý cho một nền kinh tế thực
Kinh tế và chính trị
.
PHẦN 3: CHIẾN THUẬT THỰC DỤNG
Kinh doanh bằng OPM
Giá thị trường là bài toán lớn nhất trong M&A
Dám bước ra khỏi vùng đất kinh doanh quen thuộc
Những cách mất tiền khi ra biển lớn
Khó khăn về vốn, doanh nghiệp đừng nghĩ đến ngân hàng
Tại sao doanh nghiệp Việt chưa niêm yết sàn Mỹ?
Ăn nhậu trong nền kinh tế kiến thức
Trả lời cho các dự án và đề nghị kinh doanh
"Chương trình tiếp lửa để khởi nghiệp"
.
PHẦN 4: ALAN PHAN CUỘC ĐỜI DOANH NHÂN
Thời thơ ấu bộ ba cùng sóng gió dân tộc
Gia đình và cuộc sống cá nhân
Bạn bè nhận xét về Alan Phan
.
PHẦN 5: CƠ HỘI ĐỘT PHÁ CỦA KINH TẾ VIỆT
Cơ hội đột phá của kinh tế Việt Nam
Tiến sĩ Alan Phan: “Công nghệ thông tin và nông nghiệp là tương lai của kinh tế Việt Nam”
Alan Phan : … nông nghiệp “cất cánh”
TPP từ góc nhìn của Alan
T/S Alan Phan: Hiện tượng FDI đổ vào Việt Nam
Chính sách làm hại thị trường xuất khẩu gạo
T/S Alan Phan: Kinh Tế Việt Nam 2030
Dòng Tiền Từ Singapore
Những nguyên nhân khiến Trung Quốc áp đảo kinh tế Việt Nam
Những gói kích cầu có định hướng
.
PHẦN 6: GÓC NHÌN VĨ MÔ VỀ KINH TẾ VIỆT
Năm tiên đoán của Alan Phan về kinh tế Việt Nam
Bóng con thiên nga đen
Những gì chờ đợi Việt Nam?
Nghịch lý kinh tế thực
Những câu hỏi cho nền kinh tế Việt Nam
Lãi suất, lạm phát …. và những thứ lăng nhăng khác
“Đội lái” chứng khoán Việt lắt léo và nhiều nguy hiểm!
.
PHẦN 7: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ XÃ HỘI
Trận đấu kinh tế giữa người dân và chuyên gia
Một biểu tượng của kinh tế thị trường
Sức chịu đựng bền bỉ của doanh nhân Việt
Nghịch lý kinh tế và giao thông Việt Nam
Global Witness và nước mắt môi trường
Sự hấp dẫn của nền kinh tế pháp trị
Alan Phan: “Nhà đầu tư rất ngại yếu tố chính trị trong các DNNN”
Alan Phan và công nghiệp ô tô Việt Nam
Đã là CEO thì không phân biệt là nam hay nữ
Năm Mới Năm Me…
Đầu tư ở Việt Nam phải lãi 10-15% mới đáng làm
.
PHẦN 8: SỰ NGHIỆP CÁ NHÂN
“Có 2 tỷ đồng, đầu tư vào đâu?”
Ảnh hưởng của tỷ giá trên BDS, vàng và chứng khoán
Từ “sự kiện Alan Phan”: Khi cá nhân đối mặt nhóm lợi ích
TS Alan Phan: “Ghét ai thì thích xúi người ta mở nhà hàng”
Bất động sản và kinh tế thị trường
Qua cơn thành bại mất còn
Tuổi trẻ đói khát
Cuộc chơi mới của Alan Phan
8 năm, 2 triệu USD và nhiều bài học quý
Khởi nghiệp hay đi làm công?
.
PHẦN 9: NHỮNG BÀI HỌC TỪ CÁC ĐỒNG NGHIỆP
Bài học từ Gary
Câu chuyện về Charlie
Cổ Gia Thọ - Người thầy về quản trị
Niềm tin tìm lại
Hai chuyện làm ăn bên Mỹ
Lý Xuân Hải và tai nạn nghề nghiệp tại Việt Nam
Hai chàng tư bản “giẫy sống” - Gia đình Gavina
Hai doanh nhân từ hai phương trời
Trò chuyện với “doanh nhân triệu đô” 42 năm làm ăn
Phỏng vấn doanh nhân Alan Phan
Bỏ cuộc trước khi tới đích là thất bại
Giải mã thất bại của Alan Phan ở Việt Nam
.
PHẦN 10: HẠNH PHÚC BÊN NGOÀI
Cho và nhận.
Đầu tư vốn xã hội trong năm 2012
Alan Phan dạy con khó hơn điều hành doanh nghiệp
Riêng tư với T/S Alan Phan đầu năm 2014
Đôi cánh mới cho Gloria Nguyễn
Bốn bà vợ
Nói về đạo đức kinh doanh
Tôn trọng người khác
Thư giãn về nghề tư vấn

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • 5 tiên đoán của Alan Phan về kinh tế Việt Nam

    25/04/2014TS. Alan PhanNhư thông lệ mỗi đầu năm, chúng ta đã được đọc rất nhiều bài viết về những dự đoán cho nền kinh tế Việt Nam trong 2012. Từ các chuyên gia có giấy phép và ăn lương chánh phủ (trực tiếp hay gián tiếp) đến những định chế tài chánh nước ngoài có họat động tại Việt Nam, tất cả đều đưa ra những chỉ số hay bối cảnh tương đối giống nhau...
  • Đừng sống bằng sự dối trá

    13/10/2014Alexander Solzhenitsyn, The Washington Post (5 Aug 2005)Chúng ta dối lòng mình để an thân. Đừng trách bọn chúng, có trách thì trách chúng ta đi. Có người vặn hỏi: thì ông muốn nghĩ gì mà chẳng được. Chúng đã dém miệng chúng ta. Có ai chịu nghe chúng ta, có ai thèm đoái hoài chúng ta. Làm sao mà bắt chúng nghe chúng ta nói được? Không thể nào thay đổi được não trạng của chúng...
  • Khi người dân cố tình 'tắt máy trợ thính'

    28/03/2019Alan PhanTrong đời sống thường nhật, có không ít người thích đem cái quá khứ vàng son (chứa rất nhiều hoang tưởng) để che đậy những yếu kém và thất bại hiện tại. Cái "tôi" của họ quá lớn để chịu đựng bất cứ một lời phê bình hay chê bai nào, dù vô tình hay nhỏ nhặt...
  • “Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái

    26/03/2018Ngựa HoangĐó là hai câu chuyện về “tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái, hay nói khác hơn là câu chuyện về “văn hóa đọc” của hai dân tộc cách xa nhau cả về địa lý lẫn khoảng cách văn minh...
  • Gạch nối giữa giáo dục và tự do

    30/10/2017Alan PhanCái đòi hỏi của bao tử và hormone rất cần thiết (một người đói dài sẽ bỏ quên mọi thứ khác); nhưng muốn cuộc đời thăng hoa đúng nghĩa, chúng ta cần trí tuệ....
  • “Người giàu có xu hướng thiếu đạo đức”?

    26/06/2017Đoan TrangTheo một kết quả nghiên cứu được công bố gần đây của các nhà nghiên cứu ĐH California và ĐH Toronto, thì những cá nhân ở tầng lớp thượng lưu - những người có nhiều tiền nhất, có thu nhập cao nhất, học vấn tốt nhất và công việc danh tiếng nhất - lại có xu hướng thể hiện hành vi thiếu đạo đức hơn. (VietNamNet, ngày 1-3)
  • Thế giới sẽ thuộc về những con người thiện tâm và hài hòa

    24/10/2015Ngân Anh tổng hợpTS Alan Phan nói rằng, lúc hết tiền cũng như có tiền, ông thấy không có gì khác nhau lắm. Tài sản lớn nhất đối với ông là những cậu con trai. “Khi làm ăn thua cuộc, tôi thường nói “mình ngu rồi, làm lại thôi'”. Nhưng dạy con thì khó hơn chục lần điều hành doanh nghiệp, và đau đầu hơn nhiều vì không thể làm lại được”...
  • Góc nhìn Alan Phan về "biển lớn"

    23/10/2015Phương Thanh tóm tắt"Đừng hoang tưởng về biển lớn" là những chia sẻ về các trải nghiệm - bao gồm những sai lầm, thất bại của TS Alan Phan, người đã có 40 năm bôn ba kinh doanh ở nhiều nơi trên thế giới...
  • Không còn ông già Alan

    22/10/2015Minh ThiMỗi ngày, nhiều người thích làm một vòng qua góc nhìn của Alan để nghiền ngẫm. Nhiều khi tác giả bận việc, bỏ ngỏ cái góc “thức tỉnh” khá lâu, họ lại bồn chồn trông ngóng. Khi gặp bài viết mới, lại hỉ hả “rửa não”. Bao nhiêu là chuyện, từ chuyện con đà điểu, rồi đến di dân Đức, hay du học ở nước nào rẻ nhất ở châu Âu, chuyện làm ăn, chuyện giới trẻ Việt ở thung lũng Silicon. Ở đâu cũng thấy ông Alan Phan hiền hậu mỉm cười, giảng giải nhỏ nhẹ...
  • "Hãy thay đổi để vượt bão"

    22/10/2015Kỳ Anh“Hãy thay đổi để vượt bão. Hãy sẵn sàng chết để tái sinh!” - đó là một đúc kết đầy ý nghĩa mang đậm triết lý nhân sinh được trích ra trong một bài viết từ website cá nhân của tiến sĩ Alan Phan – một doanh nhân Việt kiều từng có nhiều bài viết, ấn phẩm phân tích sâu sắc về kinh tế - tài chính...
  • Khi đam mê trở thành động lực sống

    20/10/2015Lê Ngọc Sơn (Thực hiện)Động lực qua góc nhìn của chuyên gia kinh tế – TS. Alan Phan chia sẻ câu chuyện từ chính cuộc đời mình…
  • Cho và nhận

    24/06/2015T.S Alan PhanVì thói quen quản lý hiệu quả các số tiền kinh doanh, phần lớn đại gia khi cho, đều muốn tiền mình tặng phải đem lại một kết quả tương xứng. Do đó, sự ngần ngại khi cho xuất phát từ tâm trạng không muốn bị mất vô lối số tiền mình đã khổ nhọc gây dựng. Ký một chi phiếu thì rất dễ, nhưng quản lý chặt chẽ số tiền trao tặng đòi hỏi thời gian và công sức...
  • Tỷ phú Mỹ muốn tặng hết tài sản cho thiện nguyện trước 2020

    09/12/2014Năm 1988, ông đã được bình chọn là người còn sống giàu thứ 31 của nước Mỹ, với tổng tài sản là 1,3 tỷ USD. Tuy nhiên không giống như các tỷ phú khác “nổi đình nổi đám”, bởi Feeney có đời sống riêng tư rất bình lặng và đơn giản. Hiện nay, ông sống trong một căn hộ đi thuê bởi toàn bộ tài sản đã hiến tặng cho các tổ chức từ thiện. Các con ông cũng phải tự lăn lộn kiếm sống từ khi đến tuổi trưởng thành...
  • Người Việt không xấu…

    19/10/2014Alan PhanGần đây tự phát một phong trào đánh hội đồng về người Việt xấu xí, từ dân đen trong nước đến Việt Kiều hải ngoại, từ các mạng lề trái đến báo lề phải. Bị nhiều phóng viên và BCA quay hỏi về đề tài này, ông già Alan xin xác định rõ ràng: chúng ta không xấu...
  • Giá trị tài chánh của Biển Đông

    06/08/2014Alan PhanGần đây, những diễn biến về Biển Đông gây nhiều tranh cãi trên thế giới và lôi kéo vào cuộc tranh chấp những quyền lực lớn như Mỹ, Nhật, Úc… Trong khi đó, những bài viết hay bình luận trên nhiều mạng lề phải hay lề trái thường xoay tròn trong tình yêu nước (Việt và Trung), pháp lý, quân sự, ngoại giao và chính trị…
  • Kinh tế Việt Nam 2030

    25/04/2014TS. Alan PhanPhỏng vấn TS. Alan Phan về những dự đoán và các kịch bản khác nhau cho nền kinh tế trong 15 năm tới...
  • 30 điều không nên tiếp tục làm cho bản thân

    02/01/2014Vô DanhKhông ai có thể quay ngược lại thời gian để bắt đầu lại từ đầu, nhưng bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu từ ngày hôm nay và tạo ra một kết thúc mới...
  • xem toàn bộ