Hiện đại hóa xã hội nhìn từ góc độ tính hợp lý
Niềm tin của con người vào lý tính của mình đã dẫn đến tư tưởng về tiến bộ. Tiến bộ là phát triển, còn phát triển trong lĩnh vực xã hội đối với các xã hội truyền thống là chuyển lên xã hội hiện đại. Do vậy, lý luận hiện đại hóa là lý luận phát triển dành cho các nước kém phát triển. Cũng do vậy, vấn đề hiện đại hóa có liên quan tới vấn đề tính hợp lý mà khoa học là đại diện chủ yếu với tư cách là nội dung và tiền đề của hiện đại hóa.
Trước hết, cần làm rõ "hiện đại hóa" là gì?
Như đã nói ở trên, có thể coi phát triển là hiện đại hóa, nếu con người chuyển từ lối sống truyền thống thành cá nhân hiện đại, nếu công nghiệp hóa (hiện thực hóa tính hợp lý khoa học - kỹ thuật) tạo thành giai đoạn thứ nhất và các thể chế quyền lực hiện đại (biểu hiện của tính hợp lý xã hội) dược thừa nhận. Theo đó, hiện đại hóa được coi là quá trình chuyển từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại.
Xã hội truyền thống là xã hội được tạo lập trên cơ sở các truyền thống và khác với xã hội hiện đại ở hàng loạt đặc điểm. Đó là sự phụ thuộc của việc tổ chức đời sống xã hội vào các quan niệm tôn giáo hay thần thoại, là tính hợp lý về giá trị, tính chất phát 'triển có chu kỳ, tính chất cộng đồng của xã hội và sự thiếu vắng các cá nhân nổi trội, được định hướng chủ vế nữ vào các giá trị siêu hình học, chứ không phải là vào các giá trị thực dụng là tính chất quyền uy của quyền lực, sản xuất không phải vì nhu cầu trước mắt, mà vì tương lai trong lĩnh vực vật chất, là sự chiếm ưu thế của một tư chất đặc biệt - cá nhân không tích cực, được định hướng vào tri thức thế giới quan, chứ không phải vào khoa học.
Bước chuyển sang xã hội hiện đại diễn ra trong quá trình hiện đại hóa và do vậy, theo chúng tôi, thuật ngữ "xã hội hiện đại" chỉ mang tính quy ước. Theo nghĩa thông thường thì mọi cái hiện tồn đều là hiện đại. Song, quá trình phát triển xã hội lại diễn ra một cách không đồng đều: hiện tại của một số xã hội này giống với quá khứ của một số khác, hay ngược lại, hiện tại của một số xã hội này lại là tương lai của số khác. Tính không đồng đều như vậy buộc người ta phải gán một nghĩa khoa học cho thuật ngữ "xã hội hiện đại" mà theo đó, xã hội hiện đại là xã hội định hướng vào đổi mới và ở đó, tính hợp lý về mục đích, tính chất trần tục của đời sống xã hội, sự phát triển tiến tới (không mang tính chu kỳ), sự nổi trội của các cá nhân, các giá trị thực dụng, chế độ chính trị dân chủ là những cái chiếm ưu thế, xã hội đó có khả năng sản xuất không phải vì nhu cầu trước mắt mà vì tương lai và do vậy, tư chất tích cực của con người, khoa học chính xác và công nghệ được đề cao.
Có thể thấy xã hội hiện đại là xã hội đối lập với xã hội truyền thống. Vì vậy, bước chuyển sang xã hội hiện đại (hiện đại hóa) là một quá trình đầy kịch tính. Có thể phân biệt hai mô hình hiện đại hóa cơ bản đã được thực hiện trong lịch sử là: hiện đại hoá theo kiểu phương Tây và hiện đại hóa đuổi kịp.
Hiện đại hoá theo kiểu phương Tây hóa là quá trình chuyển từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại bằng con đường trực tiếp vay mượn các thể chế, thành tựu công nghệ. tính hợp lý và lối sống của xã hội phương Tây. Do vậy, cần phân biệt phương Tây hóa với tư cách là một mô hình hiện đại hóa và phương Tây hóa với tư cách một bộ phận của mô hình phương Tây nào đó - mô hình mà phương Tây là người khởi xướng còn thuộc địa hóa chủ yếu là thực hiện mô hình đó theo nguyên mẫu.
Hiện đại hóa đuổi kịp cũng có thể là một mô hình phát triển cũng có thể là một bộ phận của quá trình hiện đại hóa. Nó là ý định của các nước lạc hậu nhằm tiến gần tới các nước phát triển. Thực chất của quá trình hiện đại hóa đuổi kịp là công nghiệp hóa và tạo ra nền văn hóa công nghiệp nhằm cải thiện một cách đáng kể cuộc sống con người và hợp lý hóa cuộc sống đó. Hiện đại hóa đuổi kịp được tiến hành thông qua việc sử dụng các thành tựu khoa học và kỹ thuật nhằm tạo ra các công nghệ sản xuất và công nghệ xã hội mới, tạo ra tiêu chuẩn mới về tính hợp lý với tư cách thước đo hiệu quả công việc.
Thực chất của quá trình hiện đại hóa đuổi kịp là như nhau ở mọi nước - tổ chức. huy động quần chúng cho công nghiệp hóa. Còn hình thức thực hiện nó thì phụ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi nước, điểm xuất phát, trình độ phát triển văn hóa của quần chúng...
Những hạn chế thường có ở mô hình hiện đại hóa đuổi kịp là:
- Có thể làm mất bản sắc văn hóa truyền thống mà vẫn chưa có được bản sắc văn hóa hiện đại.
- Tạo ra sự bất bình đẳng và sự bất mãn xã hội.
Một khi truyền thống bị xâm hại, xã hội có nguy cơ cạn kiệt động lực tinh thần. Kinh doanh nhỏ có thể trở thành chuẩn mực sinh hoạt phổ biến của xã hội, thu hút ngày càng đông đảo quần chúng lao động tham gia.
Hiện đại hóa đuổi kịp chỉ được coi là thành công khi các nước phát triển luôn ở trạng thái "đứng im" song điều đó là không thể được bởi các nước phát triển này lại đang trong quá trình chuyển lên xã hội thông tin (hậu công nghiệp). Điều này cho thấy quá trình phát triển của thế giới công nghiệp luôn vấp phải những giới hạn nhất định.
Không có chuẩn mực chung để hợp thức hóa. Hợp thức hóa quá trình hiện đại hóa sự phát triển thông qua tính hợp lý khoa học có nghĩa là tiếp nhận khuôn mẫu phát triển với tư cách chuẩn mực với tư cách mô hình phát triển. Hiện đại hoá đuôi kịp chỉ có thể diễn ra trong trường hợp đã biết được mô hình, khuôn mẫu phát triển. Hiện đại hóa được coi là thành công ở Nhật Bản và các nước công nghiệp mới, cũng như hiện đại hóa bị coi là thất bại ở nước Nga thời Stalin đã bác bỏ nguồn gốc hợp thức hóa này.
Những biến đôi hiện đang diễn ra trên phạm vi thế giới được coi là hết sức quan trọng. Mức độ quan trọng của những biến đổi đó đã tới mức có thể quy những biến đổi ấy về một thuật ngữ mới - hậu hiện đại hóa. Xã hội công nghiệp phương Tây thường được coi là xã hội hiện đại. Đây chỉ là một sự quy ước vì hiện tại ở đây vẫn còn có cả sự hiện diện của các xã hội truyền thống trong khi mục đích của hiện đại hóa đã không còn là xã hội hiện đại mà là xã hội hậu hiện đại - xã hội nằm giữa xã hội công nghiệp thiện đại và xã hội định hướng vào các giá trị xã hội và do vậy, một cách tương ứng, bước chuyển từ xã hội truyền thống sang xã hội hậu hiện đại đã được gọi là hậu hiện đại hóa.
Chủ nghĩa hậu hiện đại đã phát hiện ra quá trình này. Nó tiến hành phê phán xã hội hiện đại từ lập trường chống chủ nghĩa hiện đại phản ánh bối cảnh đã hình thành ở phương Tây - sự không thỏa mãn ngày một tăng của đông đảo quần chúng nhân dân đối với xã hội hiện tồn và yêu cầu xây dựng một xã hội hiện thực mới. Chủ nghĩa hậu hiện đại cũng tự coi mình là một thứ chủ nghĩa hiện đại mới khi nhấn mạnh các giá trị của chủ nghĩa hiện đại. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện đại là gắn liền quá khứ với tương lai, truyền thống với đổi mới. Một điều thú vị là quan điểm về xã hội hậu hiện đại đã được hình thành ở các nhà nghiên cửu về thế giới nhưng đó không phải là các nước phát triển phương Tây mà là các nước đang phát triển: các nước phương Đông trong sự đối lập truyền thống của nó với phương Tây và các nước phương Nam trong sự đối lập hiện nay của nó với phương Tây. Sự lạc hậu về kinh tế ở các khu vực này đi liền với sự hiện diện của lối sống mà phương Tây đã từ bỏ những lại đang trở lại (mức độ tha hóa thấp tính hợp lý về giá trị khi không có đủ tính hợp lý về mục đích sự đoàn kết xã hội, không có sự hiện diện của các kiểu văn hóa hiện đại - các kiểu văn hoá gây ảnh hưởng tiêu cực vượt ngưỡng cho phép tới lối sống....).
Truyền thống - hiện đại |
Tư tưởng hợp nhất cơ sở nền tảng của xã hội truyền thống với cơ sở nền tảng của xã hội hiện đại ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong hàng loạt các công trình nghiên cừu của những người theo chủ nghĩa hậu hiện đại. Họ cho rằng. khi hợp nhất các đặc điểm của xã hội truyền thống và xã hội hiện đại, xã hội hậu hiện đại sẽ bao hàm: sự định hướng theo kiểu cách tân khi tính đến truyền thống. sử dụng truyền thống như tiền đề cho hiện đại hóa, tổ chức đời sống xã hội theo lối hợp lý, khoa học trong khi vẫn giữ lại ý nghĩa của tôn giáo và thần thoại trong lĩnh vực đời sống tinh thần đề cao vai trò cá nhân khi vẫn sử dụng các hình thức sinh hoạt tập thể hiện có, kết hợp các giá trị thế giới quan với các giá trị thực dụng, đề cao tính chất dân chủ của quyền lực khi vẫn thừa nhận quyền uy trong chính trị. tổ chức Bản xuất có hiệu quả trong bối cảnh giới hạn mức độ tăng trưởng, kết hợp tư chất của con người truyền thống với tư cách của con người hiện đại, sử dụng các thành tựu khoa học mọt cách có hiệu quả khi hợp thức hóa định hướng xã hội đưa trên các giá trị truyền thống. Nhật Bản và "các con rồng" Châu Á được coi là những nước điển hình của sự hợp nhất như vậy. Nhật Bản tiến hành thành công hiện đại hóa, đuổi kịp phương Tây không phải vì nó đi theo mô hình hợp lý khoa học của phương Tây mà vì nó đã biết cách sử dụng các giá trị truyền thống trong sự phát triển của mình. Theo đó có thể nói khái niệm mô hình gắn liền với sự hợp thức hóa mang tính hợp lý - khoa học đã không còn ý nghĩa.
Tuy nhiên, từ đó lại nảy sinh vấn đề sự thay đổi các tiêu chí đánh giá tính hợp lý của quá trình hiện đại hóa và hậu hiện đại hóa xã hội.
Trong quan niệm của các học giả phương Tây, các tiêu chí đánh giá tính hợp lý của xã hội hiện đại đã chuyển từ tính hợp lý về giá trị đến tính hợp lý về mục đích (cách diễn đạt của M.Weber) sau đó đến tính hợp lý về giá trị - mục đích.
Đánh giá xã hội hiện đại theo tính hợp lý về giá trị là cách đánh giá xuất phát từ đặc điểm vốn có của xã hội truyền thống, đặt giá trị lên trên mục đích, coi sự thống trị của truyền thống và các hình thái ý thức tôn giáo, thần thoại là những tiêu chí xuất phát. Xã hội truyền thống được tổ chức như một chỉnh thể. Tính hợp lý về giá trị là tính hợp lý của chỉnh thể xã hội nơi mà mỗi cá thể đều hướng tắm các giá trị chung, không có sự tự tách biệt một cách rõ ràng ra khỏi chỉnh thể xã hội. Lối sống được coi là hợp lý của họ là lối sống tuân thủ tính hợp lý của xã hội với tư cách cái đảm bảo cho sự tồn tại, sự hoạt động, sự sinh tồn và sự phát triển của họ. Định hướng này quy định sự sống còn của bản thân cá nhân, mối quan hệ hài hòa của họ với xã hội và mọi ý định trở thành con người nổi tiếng, trở thành chủ thể của hoạt động sáng tạo đều bị coi là phi lý, là điều không thể chấp nhận được. Xã hội truyền thống có nhiều hoạt động mang tính lễ nghi, song nó mang lại nhiều nội dung tích cực cho việc xây đựng lối sống hiện đại mà xã hội hiện đại cần kế thừa.
Nhiều học giả phương Tây cho rằng, tính hợp lý của xã hội hiện đại là ở khả năng đạt được mục đích đã đặt ra. Rằng xã hội hiện đại là xã hội đề cao mục đích cá nhân không coi việc thực hiện các giá trị truyền thống là tiền đề là nội dung cơ bản của hiện đại hoá. Những thành tựu kinh tế kỹ thuật và văn hóa mà xã hội này đạt được, theo họ chỉ là sự xử lý về mặt kỹ thuật đối với chất lượng sống của thời đại trước.
Trong xã hội hậu hiện đại, những nội dung của tính hợp lý đó được hợp nhất lại tác động lẫn nhau và bảo đảm cho nhau cùng hoạt động. Chẳng hạn các giá trị (đặc biệt là các giá trị đạo đức) được xem là tiền đề cho sự phát triển kinh tế. Một số nhà kinh tế học cho rằng, tốc độ tăng trưởng tối ưu về kinh tế có thể đạt được trên cơ sở các định hướng giá trị thích hợp và tính hài hòa về mặt đạo đức của nền kinh tế đó.
Tuy nhiên, khi những nội dung của tính hợp lý đó tác động lẫn nhau, cũng như khi chuyển một cộng đồng xã hội nào đó từ trạng thái truyền thống sang trạng thái hiện đại, thì sự xung đột về tính hợp lý sẽ nảy sinh, cộng đồng xã hội đó có thể tiếp nhận những giá trị và mục đích khác nhau và do vậy, trở nên thụ động hay năng động. Chính vì vậy mà việc kết hợp tính hợp lý của toàn xã hội với tính hợp lý của cá nhân có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho việc giải quyết những xung đột về tính hợp lý ấy trong quá trình hiện đại hóa.
Trong xã hội truyền thống, tính hợp lý của xã hội (chỉnh thể) quy định tính hợp lý của cá nhân (bộ phận). Sự ràng buộc của cá nhân với cộng đồng xã hội, việc mỗi cá nhân tự ý thức mình là bộ phận cấu thành của cộng đồng xã hội chính là tính hợp lý của bản thân cá nhân ấy, tính hợp lý đem lại cho họ khả năng khai thác được hiện thực xung quanh. Trong xã hội hiện đại, một điều cũng hiển nhiên là tính hợp lý của xã hội được quy định bởi tính hợp lý của những cá nhân cấu thành nó. Xã hội hậu hiện đại được coi là xã hội có khả năng tự điều chỉnh và đồng thời đạt tới cả tính hợp lý xã hội lẫn tính hợp lý cá nhân. Tuy nhiên, trong xã hội truyền thống luôn tồn tại một thực tế là, những cá nhân cấu thành nó có khả năng không còn giữ được tính hợp lý của họ một khi xã hội đó hay một bộ phận nào đó của nó có sự thay đổi đột biến, và khi đó. những giá trị tập thể trở nên xung đột mạnh mẽ (trở nên phi lý theo quan điểm của con người thuộc xã hội hiện đại) với các giá trị cá nhân. Chính vì vậy mà vấn đề tính hợp lý cá nhân có khả năng duy trì được tính hợp lý xã hội hay không đã trở thành vấn đề quan trọng.
Các nhà kinh tế học theo chủ nghĩa bảo thủ, như Ph.Haiek, M.Phndman kiên quyết bảo vệ quan điểm khẳng định vai trò hàng đầu của tính hợp lý cá nhân đối với tính hợp lý xã hội. Luận cứ của họ là: Thế kỷ XX đã cho thấy sự kỳ quặc của tính hợp lý, sự thiếu vầng những tiền đề, điều kinh, phương tiện có khả năng đạt tới tính hợp lý ấy, thậm chí cả khi xã hội tuân thủ mọi tiền đề hợp lý. Với luận cứ này, họ cho rằng không một cộng đồng xã hội nào có thể đạt tới tính hợp lý cá nhân và mọi ý định kết hợp hài hòa tính hợp lý cá nhân với tính hợp lý xã hội hiện mới chỉ là một mong muốn. Bởi lẽ, sự kết hợp đó theo họ, có liên quan đến mối quan hệ giữa lợi ích riêng và lợi ích chung, song khi đặt mục đích thì con người lại thường chỉ theo đuổi lợi ích riêng, còn khi bảo vệ giá trị thì họ lại chỉ quan tâm đến những gì có lợi cho họ, trong khi đó thì lợi ích chung mới chính là cái quyết định tính hợp lý trong xã hội.
Kiên quyết phủ định sự hiện điện của lợi ích chung, Ph.Haiek cho rằng, chỉ có lợi ích riêng của cá nhân mới là cái có thể thực hiện tối đa khả năng tự do kể cả tự do kinh tế. Còn theo M.Phridlnan đó trước hết là tối đa hoá khả năng thoả mãn lợi ích kinh tế và điều đó chỉ có thể đạt được trong điều kiện có tự do. Với quan niệm này, cả hai nhà kinh tế học theo chủ nghĩa bảo thủ đều cho rằng việc đạt tới lợi ích chung là một ảo tưởng, và do vậy, mong muốn kết hợp tính hợp lý xã hội với tính hợp lý cá nhân cũng chỉ là mong muốn hão huyền.
Ngược lại, các nhà kinh tế học theo quan điểm mácxít đã xuất phát từ việc thừa nhận sự tồn tại của lợi ích khách quan, thừa nhận mối liên hệ tất yếu giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội để lý giải sự xung đột về tính hợp lý trong quá trình hiện đại hoá xã hội. Theo quan điểm này đề có hành động hợp lý, và do đó thực hiện thành công hiện đại hoá xã hội, cần phải phục tùng lợi ích khách quan. Lợi ích khách quan này chỉ có ở cá nhân với tư cách bộ phận cấu thành chính thể (giai cấp, xã hội). Trong xã hội tư bản, lợi ích khách quan được thừa nhận là lợi ích của giai cấp vô sản mà ở đó: lợi ích chung thống nhất với lợi ích riêng. Việc đạt tới sự thống nhất này luôn đòi hỏi phải có những tiền đề kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội nhất định. Tìm ra con đường để tạo ra được những tiền đề ấy khi vẫn đảm bảo được sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội đang còn là một vấn đề tranh luận. Có thể hiểu đây là quá trình tiến hành hiện đại hóa dựa trên các cơ sở văn hóa, xã hội của mỗi cộng đồng xã hội. Hay cũng có thể coi đây là quá trình tạo ra tính hợp lý về giá trị, mục đích với tư cách nội dung và tiền đề của hiện đại hoá xã hội bằng con đường "vượt bỏ" một cách biện chứng cả tính hợp lý về giá trị lẫn tính hợp lý về mục đích.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu MaiHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn