Hiện đại hóa và tâm lý xã hội

08:17 CH @ Thứ Tư - 07 Tháng Sáu, 2006

Nước ta đang ở trong quá trình chuyển tiếp từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại và nhiều người tưởng rằng cứ tập trung sức lực vào xây dựng công nghiệp, xã hội hiện đại sẽ hiện ra, không hiểu rằng xã hội hiện đại không chỉ bắt nguồn từ trạng thái kinh tế mà còn là một trạng thái văn hoá và tâm lý. Do vậy nếu chúng ta không tạo ra được những con người cá nhân ngày càng độc lập và chủ động thì chưa có đủ tiền đề để đi tới xã hội hiện đại.

Những kẻ hãnh tiến đang kìm hãm và phá hoại độc lập vừa manh nha của số đông và cũng đang hủy hoại nhân cách cá nhân của mình đồng thời tạo ra hiện tượng loạn cương xã hội.

Sự hình thành và phát triển của các cá nhân độc lập đỏi hỏi những định chế thông thoáng về lập pháp, đòi hỏi một Nhà nước pháp quyền thật sự đảm bảo các quyền công dân một cách đầy đủ, xóa bỏ triệt để cách làm (và tâm lý) “xin - cho”của một Nhà nước gia trưởng, để mỗi công dân có thể tự do làm tất cả những gì không bị luật pháp ngăn cấm.

Trước mắt chúng ta đang diễn ra một quá trình lịch sử lớn về tất cả các mặt đời sống xã hội theo hướng hiện đại hoá, và về mặt tâm lý là từ bỏ tâm lý lệ thuộc và xây dựng tâm lý độc lập của các cá nhân với hai nét nổi bật: Thứ nhất, nói chung, các cá nhân chưa phát triển (và chưa thể phát triển) đến trình độ tính độc tập cao. Thứ hai, một số cá nhân "nhạy bén” dựa vào thế lực xã hội của mình đã và đang lợi dụng quá trình này để trục lợi riêng, để đầu cơ ăn bám, để sống theo lối hãnh tiến trên những khó khăn và nghèo khổ của toàn xã hội.Tôi gọi hiện tượng thứ nhất là sự yếu ớt tiên thiên (bẩm sinh) của các cá nhân và hiện tượng thứ hai là sự loạn cương của một số cá nhân. Hai hiện tượng này tác động qua lại với nhau.

Những trở lực trên con đường hình thành tính độc lập

Trong tiến trình tìm kiếm tính độc lập và từ bỏ tính lệ thuộc của mình, các cá nhân vấp phải những trở lực rất khó vượt qua, cả bên trong lẫn bên ngoài bản thân mình. Sống trong môi trường "cộng đồng trên hết" quá lâu đời, ý thức cộng đồng cho đến nay vẫn trội hơn hẳn ý thức cá nhân. Dù ý thức cộng đồng đã suy yếu so với trước nhiều, nó vẫn mạnh hơn sự khẳng định cá nhân.

Thậm chí có người coi tính độc lập và tự do của các cá nhân như những gì trái nghịch. Người ta coi sự lệ thuộc cá nhân như một cái gì hiển nhiên. Vả chăng, sống với tâm lý lệ thuộc dễ dàng hơn sống với tính độc lập nhiều: không phải tự mình lo nghĩ, tính toán, xoay sở, cách tân gì hết. Mọi cái cứ theo lề thói cũ, và những vấn đề lớn cua đất nước (“ quốc gia đại sự "), có khi cả của cá nhân mình, đã có người lo hộ, nghĩ hộ. Sống với tâm lý lệ thuộc, thụ động, chắc chắn người ta chỉ có thể kiếm vừa đủ để tồn tại (kinh tế tiền hiện đại chính là kinh tế để tồn tại - économie de subsistance), chưa thể tính đến mức sống ngày càng tăng, đến cái được gọi là lối sống tiêu dùng thường được hiểu theo lối tiêu cực, trong khi xã hội hiện đại là đồng nghĩa với xã hội phúc lợi và tiêu dùng, với những đòi hỏi, những "giá trị tiêu dùng" ngày càng cao.

Kinh tế thị trường đã dần dần giúp cho, hay nói đúng hơn, đòi hỏi con người phải chủ động hơn, phải tự mình xoay sở việc làm và thu nhập không thể trông chờ một "bầu vú” nào. Nhưng tâm lý lệ thuộc không thể bị trừ bỏ ngày một ngày hai. Do đó, tâm lý con người hiện nay nhìn chung đang nằm trong trạng thái giao nhau, xen cài nhau và cũng xung đột nhau giữa tính lệ thuộc và tính độc lập cua cá nhân.

Lẽ ra quá trình này có thể rút ngắn hơn, nếu các cá nhân được bảo đảm hơn về tính độc lập. Nhưng như đã nói, sau một thời gian dài sống lệ thuộc và thụ động, các cá nhân bị suy yếu đi rất nhiều. Không có sở hữu,không có những điều kiện vật chất và pháp lý (chế độ “xin - cho” vẫn được duy trì khá bền vững) để có thể có một đời sống độc lập, nhiều người đang ở trong trạng thái suy nhược kinh tế bẩm sinh, khó lòng thoát ra, lại dễ bị lâm vào tình trạng lệ thuộc mới. Cứ nhìn hàng nghìn, hàng vạn “thợ xây dựng” từ nông thôn kéo ra các thành phố lớn, cũng đủ thấy rõ các hình thức lệ thuộc thay thế nhau như thế nào. Không còn sự lệ thuộc kiểu nông dân xã viên lệ thuộc vào HTX nông nghiệp nữa, nhưng là sự lệ thuộc của những “chủ thầu”, những “đầu nậu”, với những điều kiện sống và làm việc dã man. Có thể kể ra bao nhiêu hình thức lệ thuộc “mới" khác có trong các lĩnh vực khác nhau, ở thành thị và nông thôn. Nhưng những người lệ thuộc “mới" này biết tìm đâu ra lối thoát và bao giờ mới thới? Tính độc lập trong tạo những trường hợp này nghe như một nốt nhạc nghịch tai, xa lạ.

Trong hoàn cảnh chuyển tiếp từ xã hội truyền thống sangxã hội hiện đại ở nước ta hiện nay, trừ một số ít người có thể còn kiếm được những nguồn thu nhập độc lập, nói chung người ta vẫn đang phải lo lắng tìm chỗ đứng chân của mình, đặc biệt là những thanh niên đến tuổi lao động, kể cả nhữngngười được đào tạo Đại học. Có thể nói rằng, nếu không có sự giúp đỡ của xã hội, của hàng nghìn, nhà nước, nhất là trong điều kiện Nhà nước nắm giữ phần lớn những nguồn lực kinh tế, thì không hy vọng gì ở sự hình thành những cá nhân độc lập một cách lành mạnh và nhanh chóng. Nhà nước phải coi công việc đó như một nhiệm vụ hàng đầu của mình nếu thật sự muốn thúc đẩy quá trình chuyển nếp từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại. Vì một lý do rất đơn giản: không có các cá nhân độc lập, không thể có xã hội hiện đại, hoặc nhiều lắm chỉ có một khu vực kinh tế hiện đại nào đó, cho một bộ phận xã hội nào đó, một xã hội "nhị nguyên” (dualiste), phân đôi, trong đó một số người hưởng thụ những thành quả của hiện đại hoá về kinh tế và khoa học - công nghệ, còn đại đa số dân cư bị gạt ra ngoài lề hiện đại hoá.

Sự hình thành và phát triển của các cá nhân độc lập đòi hỏi những định chế thông thoáng về luật pháp, đòi hỏi một Nhà nước phápquyền thật sự bảo đảm các quyền công dân một cách đầy đủ, xoá bỏ triệt để cách làm (và tâm lý) "xin- cho" của một Nhà nước gia trưởng, để mỗi công dân có thể tự do làm tất cả những gì không bị luật pháp ngăn cấm. Điều đó cũng đòi hỏi xã hội và Nhà nước thực hiện những biện pháp hỗ trợ về cơ sở vật chất, tín dụng, thông tin, liên hệ với bên ngoài cho các cá nhân.

Hãnh tiến- kẻ phá hoại tính độc lập

Trong khi số đông đang nằm trong sự giằng co giữa tính lệ thuộc và tính độc lập của cá nhân, dù một bộ phân xã hội có vẻ như đã đạt tới "tính độc lập cao”. Trên thực tế, đó là những kẻ hãnh tiến đang kìm hãm và phá hoạt tính độc lập vừa manh nha của số đông và cũng đang huỷ hoại nhân cách cá nhân của mình, đồng thời tạo ra hiện tượng loạn cương của xã hội. Từ điển xã hội học,(Nguyễn Khắc Viện chủ biên, Nxb Thế giới, 1994) định nghĩa loạn cương (anomie) như "một xã hội không có quy tắc đạo đức và pháp lý để tổ chức nền kinh tế của mình, một trạng thái khủng hoảng về mối liên hệ của cá nhân với hệ thống giá trị, khiến cho xã hội mất tính cố kết. Những kẻ hãnh tiến này không phải "tiến thân một cách may mắn” như một cuốn từ điển định nghĩa, mà là hững kẻ thành đạt trong cuộc sống cá nhân bằng bất cứ phương tiện nào, không một chút ngại ngùng, như Từ điển Robertđịnh nghĩa (xem chữ arriviste).Những thành đạt mà họ nhắm tới là những đặc quyền đặc lợi, những bảo đảm cho họ giành được một vị thế xã hội vượt trội cả về danh (thật ra là hư danh), quyền (thật ra là mua quan bán chức) và lợi (thật ra là những của cải chiếm đoạt phi pháp).Một nét tính cách chung của họ là "hợm”, tự cho mình có quyền đức hơn người khác, mà thật ra đó là sự chiếm đoạt quyền lực bằng những thủ đoạn gian dối hay bằng lối "cánh hầu” (từ X Y.Z.dừng trong Sửa đổi làm việc, 1948),trong khi cả tài lẫn đức đều không xứng đáng. Về thực chất, cái họ có không phải là tính độc lập cá nhân, mà chính họ sống trong một sự lệ thuộc sâu sắc và huỷ hoại nhân cách của họ.

Nhóm hãnh tiến chính là cái ổ gây ô nhiễm nguy hiểm nhất đối với đời sống xã hội hiện nay. Vấn đề không chỉ là sự đánh mất cá nhân và nhân cách của họ, đó còn là một sức mạnh tác động tai hại tới tâm lý con người nói chung, về hai mặt. Một mặt, nó làm cho nhiều người không thể sống yên tâm về những gì mình đang có và có thể có một cách chính đáng, mặt khác là nhóm hãnh tiến trên thực tế đã và đang nêu lên những tấm gương phản diện nhưng rất hấp dẫn của một lối sống "trên tiền”, ăn bám, đòi hỏi tiêu dùng quá khả năng, hy vọng làm giàu nhanh chóng dù bằng những con đường bất chính.

Con người cá nhân trong xã hội hiện đại?

RonaldInglehart, trong hiện đại hóa và hậu hiện đại hóa, đã trình bày khá thuyết phục về những chuyển đổi hệ gía trị từ hiện đại hoá sang hậu hiện đại hoá. Nói một cáchhết sức tóm lược, theo tác giả này, trong quá trình hiện đại hoá, thành tựu kinh tế cá nhân được coi là một mục tiêu then chốt. Được đặt lên hàng đâu là những ưu tiên, những giá trị vật chất (materialistic values). Còn trong xã hội hậu hiện đại, thành tựu kinh tế cá nhân, từng được coi là ưu tiên số một, đang nhường chỗ cho chất lượng sống. Những chuẩn mực hướng tới thành đạt về vật chất đang nhường chỗ cho sự lựa chọn lối sống cá nhân và tự thể hiện cá nhân. Các giá trị vật chất nhường chỗ chocác giá trị hậu vật chất (postmaterialistic values).Các giá trị này không được hiểu như những giá trị phi vật chất hay "phản vật chất". Thuật ngữ "hậu vật chất" ở đây muốn nói tới những mục tiêu được nhấn mạnh sau khi con người đạt được sự an toàn vật chất, và còn vì con người ta đạt được sự an toàn.

Trên thế giới và ngay ở nước ta, đang diễn ra những chuyển đổi giá trị rất phức tạp, không theo đường thẳng mà theo những đường quanh co, gẫy gập, những vòng tròn giao nhau. Những giá trị truyền thống, hiện đại và hậu hiện đại, trong khá nhiều trường hợp, tồn tại bên cạnh nhau, bện kết với nhau. Nhưng trên bình diện phát triển cá nhân và xã hội, đó là những nấc thang tiếp nối nhau, không thể bỏ qua một nấc nào cả.

Gần đây, trong các cuộc thảo luận về "kinh tế tri thức", tức là kinh tế hậu hiện đại, có ý kiến đề xướng những bước "đi tắt, đón đầu” để nước ta có thể nhảy ngay lên trình độ này. Không coi nhẹ và phủ nhận những khả năng "nhảy cóc" nào đó trong một vài lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật nào đó (quá trình toàn cầu hoá cũng đang đòi hỏi phải làm như vậy), nhưng tôi vẫn nghĩ rằng trình tự chuyển đổi theo những nấc kế tiếp nhau là trình tự bắt buộc. Có thể rút ngắn thời gian cho từng nấc, nhưng không thể bỏ qua một nấc cơ bản nào cả.

Và ngay cả khi đạt tới trình độ hậu hiện đại, cũng không nên nghĩ rằng, đến đó, mọi vấn đề của con người sẽ được giải quyết trọn vẹn. Hậu hiện đại, cũng như hiện đại, đem lại cho sự phát triển cá nhân những khả năng mới, nhưng cũng đẻ ra không ít vấn đề của cá nhân con người ở những trình độ cao hơn, phức tạp hơn và cũng làm nảy sinh những nguy cơ lớn hơn cho sự phát triển cá nhân con người.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cái giá phải trả cho sự giàu có

    19/06/2016Trần Cao DũngNgười cha giàu nói với tôi có rất nhiều cách để làm giàu. Cách nào cũng có cái giá của nó. "Ta càng phục vụ nhiều người bao nhiêu, ta càng trở nên giàu có bấy nhiêu.”
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Từ kiến thức đến nhân cách

    20/10/2015Vương Trí NhànCái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả...
  • Vai trò động lực của dân chủ đối với sự hoạt động và sáng tạo của con người

    02/06/2006GS. TS. Nguyễn Trọng ChuẩnDân chủ gắn bó chặt chẽ với quyền sống của con người, là nhu cầu không thể thiếu của từng cá nhân cũng như của cộng đồng người trong xã hội, nhất là trong xã hội văn minh, bởi vậy dân chủ có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy con người hoạt động và sáng tạo...
  • Về nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức

    20/12/2005Viễn Phố dịch từ tài liệu tiếng TrungBài viết nói về nhân cách lý tưởng trong thời đại kinh tế tri thức, trong đó vạch rõ nhân cách đó do nguyên tắc sản xuất xã hội của thời đại kinh tế tri thức quyết định và thể hiện yêu cầu của nguyên tắc đó. Do vậy nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức phải vừa đề cao lý tính lại vừa thấm đượm tinh thần nhân văn.
  • Giầu có đạo lý

    25/11/2005Nguyễn Đình ChúNghiên cứu vấn đề đạo lý của đất nước, trước hết phải nghiên cứu nhằm khai thông những vấn đề thuộc về lý thuyết, thuộc về quan điểm, quan niệm.
  • Khía cạnh triết học trong các giá trị phổ quát của dân chủ

    24/11/2005Đỗ Trung HiếuTất cả những chủ thuyết và lý tưởng Sống chỉ đáng theo, đáng thực hành khi chúng nhân danh con người và phụng sự con người, khi chúng hợp lý, hợp quy luật, hợp với lẽ phải (chân), hợp với nhân tính (thiện), hợp với khát vọng về sự hài hoà và những tình cảm cao thượng của con người (mỹ). Dân chủ chính là một học thuyết đáp ứng được các tiêu chí đó. Nó chẳng những cổ vũ cho những giá trị chân, thiện, mỹ trong đời sống cá nhân và cộng đồng, mà còn chỉ ra những cách thức thực hành những giá trị đó...
  • Lương không đủ song vẫn sống đàng hoàng

    09/11/2005GS. Tương LaiChuyện tiền lương hiện có một nghịch lý: hầu hết người lao động làm công ăn lương ai cũng kêu là “lương không đủ sống” nhưng rồi người ta cũng buộc phải sống, hơn nữa có những người sống “quá đàng hoàng”.
  • Một số mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay

    08/11/2005Võ Văn ThắngQuá trình xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải một số mâu thuẫn. Đó là, mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với xu hướng phủ nhận những phẩm chất đó; mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với xu hướng phương Tây hóa; mâu thuẫn “hóa giải” các mâu thuẫn đó, đồng thời đảm bảo mục tiêu xây dựng lối sống mới, hiện đại, văn minh và mang đậm bản sắc dân tộc...
  • Mối quan hệ giữa Văn hoá và đạo đức

    06/11/2005Lê Đức PhúcKhi xem xét sự phát triển của con người nói chung và phát triển đạo đức nói riêng, các nhà khoa học liên ngành luôn chú ý đến mối quan hệ giữa sự phát triển đó với văn hoá...
  • Tự do - Điểm khởi đầu của mọi sự phát triển

    30/09/2005Nguyễn Trần BạtKhi nói tự do là linh hồn của mọi cuộc cải cách chính là nói đến tinh thần xuyên suốt các cuộc cải cách. Cải cách kinh tế nhằm tạo ra tự do kinh tế. Tự do kinh tế đi trước để con người được nếm các thành quả sự phát triển. Chừng nào cảm nhận được vị ngọt, cảm nhận được các thành quả thu được từ tự do kinh tế, con người sẽ nhận thức được giá trị của tự do chính trị, tức là cải cách kinh tế giúp con người nhận ra lợi ích của tự do chính trị...
  • Biện chứng của tự do

    21/07/2005Nguyễn Trần BạtTự do không phải là thuật ngữ xa lạ, càng không phải một phát hiện bởi nó gắn liền với con người như một công cụ để tồn tại, để sống và để phát triển. Tuy nhiên, đối với con người, tự do vẫn phần nào bí ẩn; chúng ta, dường như, chưa nhận thức trọn vẹn về nó, càng chưa biết khai thác và sử dụng nó như một công nghệ phát triển...
  • Quan điểm maxit về mối quan hệ Đạo đức - Chính trị - Pháp quyền

    07/07/2005Đỗ Hữu Nhân (Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh - Hưng Yên)Việc nghiên cứu đạo đức, dù từ bất kỳ phương tiện nào, cũng đều phải trả lời câu hỏi: Cái gì quy định nội dung cơ bản của đạo đức? Và với tư cách một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của tồn tại xã hội? Về điều này, C. Mác và Ph. Ăng-ghen cho rằng, tìm hiểu hiện tượng đạo đức không thể chỉ dừng lại ở chỗ giải thích nội dung khái niệm của nó, mà còn phải đi sâu, tìm hiểu nguồn gốc xã hội, đặc điểm kinh tế, cơ sở giai cấp, nghĩa là tìm hiểu tồn tại xã hộiđẻ ra hiện tượng đạo đức ấy.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác