Mối quan hệ giữa Văn hoá và đạo đức

11:27 SA @ Chủ Nhật - 06 Tháng Mười Một, 2005

Khi xem xét sự phát triển của con người nói chung và phát triển đạo đức nói riêng, các nhà khoa học liên ngành luôn chú ý đến mối quan hệ giữa sự phát triển đó với văn hoá.Sự thật này được biện giải từ những lý do như sau:

- Văn hoá, theo R.W: Brislin, là nhân tố quan trọng bậc nhất của sự phát triển nói trên và trở thành một khái niệm trung tâm của việc nghiên cứu xã hội cũng như của tâm lý học phát triển.

- Văn hoá là những giá trị tinh thần và vật chất do con người tạo ra, là những gì mà con người bổ sung cho tự nhiên. Vì thế, nó là một phần của môi trường sinh thái và luôn có ảnh hưởng, tác động đến đạo đức và rộng hơn là nhân cách của cá nhân, đến sự phát triển của cộng đồng và xã hội.

- Đạo đức là biểu hiện đặc trưng cho trình độ phát triển của con người. Nói khác đi, xét trên mọi cấp độ chủng loại, người, cá thể và thực tại, cùng với trí lực sáng tạo ngày càng cao, đạo đức quyết định nhân diện, nhân tính trong mọi bậc thang tiến hoá của con người.

Trên bình diện khoa học, khái niệm "văn hoá" đã được sử dụng từ lâu. Ở nước ta, nhiều người thường nhắc đến sự xuất hiện của nó trong một cuốn từ điển tiếng Anh (?) vào năm 1920. Tuy nhiên, điều đó là không đúng và có thể Marcus Tullius Cicero (106 - 43 TCN), nhà hùng biện, nhà văn, chính khách Cộng hoà Roma là người đã chuyển nghĩa Cultura vào nghiên cứu con người, một thuật ngữ nói lên trình độ phát triển cao, đối lập với trạng thái tự nhiên của nòi giống chúng ta. Từ đó, mối quan hệ giữa văn hoá và đạo đức ngày càng được xác định rõ hơn cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.

1. Về khái niệm, ngoài hàng trăm định nghĩa giống và khác nhau thường thấy, đạo đức đã được hiểu là một cấu tạo tinh thần, tâm lý mang tính văn hoá. Và ở đây, văn hoá là “sự tiến bộ của những tiến bộ" như A. Schweitzer (1875 - 1965), người được giải thưởng Nobel về hoà bình 1953, quan niệm. Từ đó, có thể thấy nội hàm và phạm vi của khái niệm này phải được mở rộng theo tinh thần tiến hoá, văn minh (ví dụ, đạo đức sử dụng các thông tin hình ảnh qua những phương tiện thông tin đại chúng hiện đại; đạo đức sử dụng đồng tiền, đạo đức về quyền lực v.v...)

2. Văn hoá còn được hiểu là hoạt động tạo ra các giá trị chân, thiện, mỹ(1). Muốn vậy, những người sáng tạo ra các giá trị văn hoá đó phải có tài và đức, hai mặt liên quan mật thiết với nhau và đều quan trọng, song đức là gốc. Mối quan hệ cụ thể trong trường hợp này còn là các sản phẩm văn hoá của họ không chỉ mới mẻ, độc đáo mà còn phải có ý nghĩa, có ích đối với sự phát triển con người và xã hội đương đại. Có người nói, đó là hiệu quả của quá trình xuất thế, bộc lộ, chi phối của cái đức, cái tâm.

Nói khác đi, con người có văn hoá và đạo đức không thể chỉ "tận dụng môi trường (tác động tích cực) và đối phó với môi trường (tác động tiêu cực)"(2) mà còn phải chủ động cải biến, sáng tạo ra môi trường.

3. Môi trường văn hoá là môi trường tự nhiên được giải độc (A. Gehlen), liên quan đến đạo đức (R. Thumwald). Nếu phải sống trong những môi trường nhiễm độc, chịu ảnh hưởng trực tiếp trong phạm vi gần gũi, thường ngày (môi trường micro hay meso) hoặc gián tiếp (môi trường macro) thì, nếu không đủ sức vượt lên trên hoàn cảnh, mỗi cá nhân không thể trở thành người.

Trong giáo dục, vấn đề không chỉ là dạy trẻ biết phòng tránh mà còn là biết chống lại cái phi văn hoá và vô văn hoá. Ví dụ, học sinh phải tỏ thái độ kịp thời và kiên quyết phản đối cái ác, những động cơ xấu. Như W. Heitmeyer đã viết trong "Văn hoá và quyền lực” (Stuttgart 4/1993), đó là:

a. Bạo lực xuất lộ, nhằm tự thể hiện mình trước những người khác;

b. Bạo lực công cụ, để giải quyết các vấn đề;

c. Bạo lực thoái hoá, với mục đích tự tạo cho bản thân có được sự tin theo của nhóm thông qua việc loại trừ những người khác.

4. C. Camilleri hay M.H. Segall thường nhấn mạnh vai trò của việc học văn hoá, tiếp thu các thái độ, khuôn mẫu hành vi của người khác như là những giá trị văn hoá. Trong khi đó, trường phái lịch sử - văn hoá với đại diện tiêu biểu là L.X. Vưgốtxki (1896 - 1934) lại quan tâm tới mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, được hiểu theo tinh thần là con người luôn tiếp thu các giá trị văn hoá của xã hội mình, và do vậy, trở thành thành viên của nền văn hoá đó, nhưng với tư cách là người tích cực tạo lập nên sự phát triển của bản thân.

Tất cả những quan niệm trên đây đều có ý nghĩa đối với sự hình thành và phát triển đạo đức. Và như nhà triết học P.F. Strawson chỉ rõ, những cảm xúc hay phản ứng mang tính đạo đức và theo một chiều hướng nào đó thường xuất hiện khi con người tiếp xúc một cách có ý thức đối với những thái độ, hành động có văn hoá hay không của những người khác (3).

5. Những nhà nghiên cứu tâm lý học xuyên văn hoá (Cross-cultural psychology) F. Berry, Y. Poortinga, M. Segall, P. Dasen hoặc nghiên cứu tâm lý học văn hoá với phát triển như Bertrand Troadec rất chú ý tới vai trò quan trọng của các quá trình truyền văn hoá (Transmission)(4).

Quá trình này diễn ra trên 3 cấp độ như sau:

a) Truyền văn hoá theo chiều dọc (vertical) nhờ cha mẹ, những người thân thuộc nhất;

b) Truyền văn hoá theo chiều ngang (horizontal) nhờ việc học văn hoá chung và tiếp biến văn hoá (acculturation) chung thông qua những người cùng tuổi;

c) Truyền văn hoá theo đường chéo (diagonal) thông qua những người lớn thuộc nhóm mình hay nhóm khác.

Vì thế, B. Troadec còn quy những cấp độ trên thành hai loại là truyền trực tiếp (di truyền, học văn hoá) và truyền gián tiếp (ảnh hưởng của hệ sinh thái, tiếp biến văn hoá và sự biến đổi văn hoá).

Quá trình truyền văn hoá nói trên có ảnh hưởng rõ rệt đối với sự phát triển cá nhân và đạo đức của mỗi người. Tuy nhiên, điều đó phụ thuộc vào trình độ, bản lĩnh của người tiếp nhận cũng như vào việc làm rõ xem những người truyền văn hoá có thực sự là đại diện cho văn hoá hay không.

6. Xét về mặt ý nghĩa đối với giáo dục, mối quan hệ giữa văn hoá và đạo đức thể hiện tập trung, đậm nét nhất ở lối sống của cá nhân.

Theo E.V. Sôrôkhôva, "Lối sống là toàn bộ những hình thức. hoạt động sinh sống tiêu biểu xuất hiện trong những quan hệ kinh tế - xã hội nhất định của các dân tộc, giai cấp, các nhóm xã hội, cá nhân trong sản xuất vật chất và tinh thần, trong phạm vi xã hội - chính trị và riêng tư thường ngày, trong những mối quan hệ qua lại của mọi người và trong đời sống cá nhân"(5).

Việc giáo dục để hình thành lối sống có văn hoá sẽ có kết quả khi đáp ứng những điều kiện sau:

a) Học sinh phải thích ứng với môi trường xung quanh và do vậy, thích ứng với cả văn hoá của môi trường đó. Trong các nền văn hoá truyền thống như ở vùng Châu Phi của những người da đen, lnđônêxia hay Trung Quốc, các giá trị trung tâm thường là tinh thần trách nhiệm, sự vâng lời, trong khi ở các nền văn hoá phương Tây thì đó là tính độc lập và thành tích cá nhân, như những nghiên cứu của C. Super & S. Harkness (1982), S. Kartođirdjo (1988) và F.P. Forgas & M.H. Bong (1985) đã chỉ rõ.

b) Toàn bộ hệ thống môi trường mở cũng phải thích ứng với trẻ em. Đây là khía cạnh lý luận và thực tiễn thứ hai của sự gắn kết giữa văn hoá, giáo dục và xã hội hoá.

c) Chú ý ngay từ đầu và đồng thời sự hình thành lẽ sống đúng đắn, nếp sống có văn hoá và sự định hưng phấn đấu vì các giá trị thiện - ích - mỹ đích thực, những cơ sở tạo ra mức sống và chất lượng cuộc sống trong thời kỳ văn minh đương đại.

Như vậy, mối quan hệ giữa văn hoá và đạo đức là hiện hữu, dù được nhìn nhận từ góc độ thế giới khách quan (quan hệ chủ thể - môi trường văn hoá) hay chủ quan (văn hoá và đạo đức đều là cái tinh thần, tâm lý) của con người. Ở đây, có thể rút ra hai kết luận cơ bản:

+ Thứ nhất, trong giáo dục, việc xác định rõ và thực hiện các mục tiêu vừa được điều chỉnh bởi các chuẩn mực đạo đức của xã hội, như P. Galpêrin đã nhận xét(6), vừa chịu sự quyết định bởi chất lượng phát triển nhân cách văn hoá của học sinh, giáo viên cũng như văn hoá của nhà trường, gia đình, cộng đồng, xã hội.

+ Và thứ hai, trong nghiên cứu khoa học và quản lý giáo dục. việc coi nhẹ yếu tố văn hoá và cả đạo đức - như chỉ chú ý tới học lực (hơn là hanh kiểm), tới các phương pháp điều tra được gọi là "cân bằng văn hoá" của nước ngoài (lẽ ra phải coi trọng bản sắc và điều kiện văn hoá Việt Nam) v.v... sẽ không bao giờ dân đến thành công như xã hội và người học mong muốn.


1 Bên cạnh đó còn có sự phân loại khác: Thiện, ích, mỹ mà tác giả bài này đã bàn luận qua những bài viết khác.

2. Trần Ngọc Thêm. Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam (cái nhìn hệ thống – loại hình). NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1997, tr. 32.

3. Gertrud Nunner - Winkler & Wolfgang Edelstein. Die Entwichung moralischer Motivation. Reprint 18/1993, Max Planck lnstitute for psychological research.

4. Có thể xem thêm, ví dụ Bertrand Troadec: Psychologie culturelle du développement.

Armand Colin, Paris, 1999, tr. 36 - 37.

5 . Lối sống xã hội chủ nghĩa và tâmlý học về con người. Báo cáo tại Hội nghị Tâm lý học các nước xã hội chủ nghĩa tại Potsdam, 1978.

6. Về vấn đề bản năng ở người. Trích từ "Các vấn đề của tâm lý học", số 6, Mátxcơva, 1977.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Các giá trị Đạo đức

    21/05/2018Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ...
  • Ý nghĩa cuộc sống

    16/04/2018Albert Einstein (Nguyễn Định và Alpha books dịch)Cuộc đời của mỗi con người trên trần thế chỉ là tạm thời,và người ta sống vì cái gì không ai có thể biết được, mặc dù thỉnh thoảng ta vẫn tự cho là mình có cả m thấy được ý nghĩa đó.
  • Văn hoá và Hiện tại

    26/08/2015Nguyễn Trần BạtToàn bộ đời sống tinh thần của chúng ta hiện nay là gì, nếu không phải là sản phẩm của văn hoá?
  • Văn hoá và Quá khứ

    26/11/2014Nguyễn Trần BạtVăn hoá là sản phẩm của quá khứ. Nhưng không phải bất cứ điều gì xảy ra trong quá khứ, bất cứ cái gì từng xuất hiện trong quá khứ đều thuộc về văn hoá, mà chỉ có những gì mang tính kế thừa một cách có hệ thống mới trở thành văn hoá. Quá khứ càng dài, càng phong phú thì vốn văn hoá càng lớn, càng đa dạng...
  • Sự hình thành bản thể luận văn hóa

    10/11/2014TS. Đỗ Minh HợpCó thể phân biệt ba giai đoạn cơ bản trong tiến trình phát triển của bản thể luận - bản thể luận tự nhiên (cổ đại), bản thể luận nhận thức (cận đại) và bản thể luận văn hoá (hiện đại). Không có ý định đi sâu vào đề tài này, chúng tôi chỉ muốn nêu bật sự khác nhau cơ bản giữa ba hình thức này của bản thể luận...
  • Văn hoá và Tương lai

    17/05/2014Nguyễn Trần BạtTương lai không phải là của văn hoá, tương lai là của con người với tư cách là một thực thể văn hoá. Trình độ nhận thức của con người đã đạt đến mức con người nhận thấy văn hoá trở thành quan trọng....
  • Quyết định luận kinh tế

    11/09/2013Nguyễn Trần BạtTrong một thời gian dài trước đây, do quan niệm văn hoá một cách chật hẹp, và còn do chủ nghĩa duy vật thô thiển, người ta vẫn cho rằng văn hoá là một cái gì đó phát sinh từ kinh tế, rằng văn hoá chỉ là kết quả, là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế mà thôi...
  • Lối sống

    27/02/2013Nguyễn Trần BạtCon người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ... Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen...
  • Đọc lại báo cáo “Phát triển con người 2005”

    03/10/2005Danh ĐứcBản báo cáo “Phát triển con người 2005” cần được đọc bằng cái nhìn cầu tiến vì ấm no hạnh phúc hơn nữa cho người dân. Còn bao nhiêu vấn nạn chưa giải quyết xong?
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • Biện chứng của tự do

    21/07/2005Nguyễn Trần BạtTự do không phải là thuật ngữ xa lạ, càng không phải một phát hiện bởi nó gắn liền với con người như một công cụ để tồn tại, để sống và để phát triển. Tuy nhiên, đối với con người, tự do vẫn phần nào bí ẩn; chúng ta, dường như, chưa nhận thức trọn vẹn về nó, càng chưa biết khai thác và sử dụng nó như một công nghệ phát triển...
  • Văn hóa và văn minh

    27/10/2005Theo nghĩa cơ bản của nó, thuật ngữ “văn hóa” nghĩa là sự cải thiện hay sự hoàn thiện bản chất. Nông nghiệp cải thiện đất đai và thể dục phát triển cơ thể. Vậy văn hóa con người là sự phát triển tất cả các khía cạnh thuộc bản chất con người – đạo đức , trí tuệ và xã hội. ...
  • Về “con người có giáo dục”

    11/02/2003Đẩy lùi thế kỷ XX, cái “thế kỷ ngang ngạnh, cái thế kỷ nổi loạn” như có người đã đặt tên, loài người bước vào thế kỷ XXI dường như còn “ngang ngạnh” hơn, “nổi loạn” hơn ! Hai năm đã trôi qua trong những sự biến “ngang ngạnh”, “nổi loạn” với những sắc thái mới.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác