Giầu có đạo lý

08:24 SA @ Thứ Sáu - 25 Tháng Mười Một, 2005

Nghiên cứu vấn đề đạo lý của đất nước, trước hết phải nghiên cứu nhằm khai thông những vấn đề thuộc về lý thuyết, thuộc về quan điểm, quan niệm.

Sau đây, xin được nêu một số vấn đề thuộc loại cần thiết nhất:

Một là: Mối quan hệ giữa đạo lý và văn hóa, văn minh. Ở đây điều đáng nói là giữa chúng có liên quan gắn bó với nhau nhưng không đồng nhất. Với khái niệm văn hóa, tùy theo cách giới thuyết vốn đã rất phức tạp mà từ đó sẽ có quan hệ cũng phức tạp với khái niệm đạo lý. Trong nội hàm của khái niệm văn hóa, có liên quan, thậm chí là thống nhất với đạo lý, nhưng có cái cũng không liên quan, thậm chí là có khả năng đối lập. Có cái vừa có khả năng thống nhất vừa có khả năng đối lập. Sự hiểu biết chẳng hạn. Hiểu biết là thuộc phạm trù văn hóa, từ hiểu biết mà trở nên có đạo lý. Nhưng cũng ngược lại, có thứ hiểu biết dẫn đến phi đạo lý. Với khái niệm văn minh cũng vậy, quan hệ với đạo lý là quan hệ hai mặt. Nhờ có văn minh mà có đạo lý. Nhưng với một thứ văn minh như thế nào đó mà thành ra mất đạo lý.

Chả vì thế mà có quan niệm: Sự văn minh tiến hóa bao nhiêu thì sự dã man cũng tiến hóa bấy nhiêu.

Hai là: Mối quan hệ giữa đạo lý với chính trị.Hiện nay nước ta chính trị nhằm xây dựng đất nước dân chủ, công bằng, văn minh, tiến bộ với nhiều chính sách như phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa v.v.... thì ai không thừa nhận đó là đạo lý nhân bản. Nhưng sự sống lại không đơn giản như thế. Tình trạng vi phạm dân chủ, tệ nạn quan liêu xa rời dân, đặc biệt là việc lợi dụng chức quyền để tham nhũng đang được coi là quốc nạn mà mọi người Việt Nam có lương tâm đang nhức nhối. Hồ Chủ Tịch trước lúc đi xa, trong di chúc đã không quên nhắc nhở mọi người, trước hết là những người có trách nhiệm cao nhất của Đảng rằng "Đảng ta là một đảng cầm quyền, mỗi Đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, thật sự chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân..." quả là một lời di huấn vô cùng sâu sắc, vô cùng trọng đại. Chúng ta làm sao hiểu cho thấu hết tinh thần và không chỉ hiểu mà quan trọng hơn còn thực hiện đúng lời di chúc vàng ngọc đó. Muốn thế trước hết phải dám dũng cảm trong việc nhận thức hiện thực, trong việc phân thích sự đời. Vấn đề là phải tỉnh táo, khách quan trong việc nhận thức sự sống đó để có biện pháp hạn chế mặt trái của nó, nhằm đảm bảo cho đạo lý được thịnh vượng, mà không bị suy thoái vì nó.

Ba là: Mối quan hệ giữa đạo lý và kinh tế.Đây là hai vấn đề dễ có mâu thuẫn, đối lập. ở đây cần nhận thức tường minh quan hệ biện chứng, quan hệ hai mặt giữa đạo lý và kinh tế, đạo lý và sự làm giàu. Chúng ta thường nói kinh tế quyết định đạo lý vì kinh tế thuộc hạ tầng cơ sở còn đạo lý thuộc thượng tầng kiến trúc. Nhưng cũng không nên loại trừ quan niệm: kinh tế muốn phát triển bền vững phải dựa trên cơ sở một nền đạo lý vững chãi. Nghèo mà giữ được đạo lý. Điều đó cũng nên khuyến khích như cha ông thủa trước đã dạy: áo rách phải giữ lấy lề. Nhưng còn phải thấy cái nghèo cũng gây nên vô đạo. Túng làm càn. Ngược lại cũng có quy luật: Nhờ giàu có mà trở nên có đạo lý. Dĩ nhiên muốn được như thế thì bản thân sự giàu có phải đi đôi với văn hóa điều mà không phải mọi người giàu có trên thế giới này đều có. Trên đất nước ta hiện nay, quan hệ giữa sự làm giàu và đạo lý nhìn chung có hai mặt: tích cực và tiêu cực. Tính chất hai mặt này diễn ra không đều giữa các trạng thái làm giàu, nghề làm giàu, loại người làm giàu, nơi làm giàu... và đang rất cần khoa xã hội học cung cấp những kết quả điều tra làm cơ sở cho việc suy nghĩ và xây dựng đạo lý một cách thiết thực và cụ thể hơn, theo phương châm tăng mặt tốt hạn chế mặt xấu một cách chủ động.

Bốn là: Mối quan hệ giữa đạo lý và tôn giáo. Ở đây cũng phải thấy cho thật đầy đủ cả hai

mặt của mối quan hệ giữa tôn giáo và đạo lý. Mặt thứ nhất, tôn giáo hướng con người vào cõi thiện. Mặt thứ hai tôn giáo dẫn đến mù quáng, vi phạm đạo lý. Ở nước ta hiện nay, chính sách tự do tín ngưỡng đi đôi với tự do không tín ngưỡng là một chính sách đúng đắn. Nhưng từ chính sách đến thực tiễn vẫn còn là một khoảng cách. Nhận thức về điều đó một cách rõ rệt sẽ có thái độ đúng hơn với tôn giáo có cơ sở vững hơn cho việc xem xét, giải quyết mối quan hệ giữa đạo lý và tôn giáo, sẽ có phương hướng hơn cho việc xây dựng tôn giáo phù hợp với đạo lý. Tiếp theo đó là việc phân định sao cho thật tường minh hai loại tôn giáo: loại tôn giáo cần cho sự sống con người (tức tôn giáo mang tính hướng thiện) và tôn giáo đưa con người vào sự mê muội, phi nhân bản. Trong thực tế, sự phân biệt này rất khó khăn, nhưng không thể không tìm một cách phân biệt. Chừng nào chưa phân biệt được tường minh hai trạng thái tôn giáo như vừa nói thì chừng ấy sự vận dụng tôn giáo vào việc xây dựng đạo lý còn bị hạn chế.

Năm là: Quan hệ giữa đạo lý và pháp lý. Ngày nay khi việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền đã được đặt ra, công việc xây dựng hệ thống văn bản pháp lý đang được khẩn trương thực hiện. Điều đó đánh dấu bước tiến triển của đất nước. Tuy vậy, mong muốn của người dân có hiểu biết vẫn là làm sao để có được một sự hài hoà mang tính thực tiễn hơn trong mối quan hệ giữa pháp lý và đạo lý trong khi thực tế đang có sự suy thoái về đạo lý. Và ngay ở phương diện pháp trị, điều mọi người vẫn đòi hỏi là làm sao nâng cao hơn được tính khả thi, tính công bằng, tính hiện thực của pháp lý, không để tình trạng nhiều điều pháp lý chưa đi vào cuộc sống của con người, hoặc giả pháp lý với người này mà không với người khác như đó đây đã có, dù ở mức này mức khác. Để có một xã hội văn minh hài hoà với đạo lý, rõ ràng đang cần một sự phấn đấu cao độ cho sự kết hợp đức trị và pháp trị đích thực cao hơn nữa.

Sáu là: Tiếp thu truyền thống đạo lý của cha ông để xây dựng đạo lý theo yêu cầu của thời đại mới.

1. Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ phát triển khoa học kỹ thuật như vũ bão, điều đó là cần thiết nhưng điều đó cũng dễ làm cho con người bị hao hụt trong đời sống tinh thần trong đó có đạo lý.

2. Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ trỗi dậy của cái tôi cá thể với tính chất hai mặt tích cực và tiêu cực.

Riêng với mặt tiêu cực, nếu không có ý thức chủ động trong việc hạn chế nó thì chắc chắn đạo lý sẽ còn suy vi hơn với thế kỷ XX trở về trước. Ngược lại, với mặt tích cực của nó, nếu biết khai thác sẽ rất có lợi cho việc xây dựng đạo lý mới.

3. Thế kỷ XXI là thế kỷ mà quy luật cạnh tranh sinh tồn sẽ diễn ra ác liệt hơn trước không chỉ trên thế giới mà cả ở Việt Nam. Đạo lý Việt Nam sẽ phải đương đầu với quy luật khắc nghiệt này ra sao, làm thế nào để hạn chế được càng nhiều càng tốt quy luật khắc nghiệt này.

4. Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của xu hướng quốc tế hoá, xu hướng tăng trưởng vượt bậc sự giao lưu văn hoá toàn cầu. Việt Nam sẽ không còn cưỡng lại được quy luật đó nhưng tiếp nhận và từ chối như thế nào nhằm có lợi cho việc xây dựng đạo lý của dân tộc. Sự thiết chế hoá đạo lý vừa có liên quan, vừa lệ thuộc vào sự thiết chế xã hội vốn dĩ vô cùng phức tạp, đa diện trong cuộc sống xã hội thời nay. Tuy nhiên, hãy tìm lấy điểm cốt lõi nhất chung nhất cho mọi người trong cuộc sống. Theo ý chúng tôi, chính đó là gia đình. Người việt Nam hôm nay, có thể tham gia tổ chức này mà không tham gia tổ chức khác, nhưng hẳn là không ai không có gia đình, trước hết là tiểu gia đình trong đó có cha mẹ, vợ chồng và con cái. Ngoài.cá thể ra gia đình vẫn là tế bào xã hội. Hãy làm cho mỗi gia đình có đạo lý để từ đó xã hội có đạo lý.

Những gì được nói trên chẳng qua chỉ là những suy nghĩ bước đầu của chúng tôi mà sau đây tự mình còn phải nghĩ thêm và cũng mong được các vị cao minh giàu tâm huyết với đất nước cùng hợp sức nghĩ.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Gia tài văn hóa của Việt Nam

    05/04/2019Phan NgọcTại sao có một bề dày văn hóa mà Việt Nam chưa bao giờ giàu có cả? Bởi vì, bề dày văn hóa như một kho vàng, tuy nhiên phải vất vả đào bới mới có được và từng cá nhân một phải làm cho chính minh. Nhưng trước hết phải có người chỉ cho anh ta thấy kho vàng đã. Do đó, phải có một chính trị sáng suốt của anh ta, cho anh ta và vì anh ta. Và xây dựng những tổ chức để cùng nhau dào bới...
  • Truyền thống

    24/04/2018Nguyễn Trần BạtMột đất nước mà không có truyền thống, không có lịch sử, không có những giá trị vĩnh hằng thu không thể có hiện tại, càng không thể có tương lai. Tuy vậy, vai trò của truyền thống trong quá trình phát triển của quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia đang cải cách thể chế, luôn luôn có tính hai mặt....
  • Bên tình bên lý, bên nào nặng hơn?

    13/01/2018Phạm Vũ Lửa HạTình huống mâu thuẫn Lý-Tình được hai nhà xã hội học Mỹ Samuel Stouffer và J. Toby đặt ra năm 1951 để nêu một thế khó xử thường gặp: tuân thủ luật lệ chung hay tôn trọng quan hệ tình cảm riêng.
  • Tính truyền thống và yêu cầu đổi mới trong thiên niên kỷ tới

    15/05/2016Lê Đăng DoanhChúng ta có nhiều đức tính để đón nhận sự thay đổi rất nhanh chóng khi bước vào thiên niên kỷ của sự sáng tạo và đổi mới, nhưng cũng rất rõ ràng là chúng ta cần xây dựng một tương quan lành mạnh giữa truyền thống với hiện đại, trong đó truyền thống phải tạo cơ sở để tiếp nhận cái mới, những tinh hoa của văn minh nhân loại.
  • Văn hoá và Hiện tại

    26/08/2015Nguyễn Trần BạtToàn bộ đời sống tinh thần của chúng ta hiện nay là gì, nếu không phải là sản phẩm của văn hoá?
  • Tại Minh Minh Đức

    16/07/2015Thuỷ ThiênNhiều vấn đề bức xúc, nhiều chuyện vướng mắc, nhiều lệch lạc... Đó là những gì có thể thấy qua các phương tiện thông tin đại chúng. Chung quy lại là chuyện quản lý. Quản lý kém hay không biết quản lý? Nguyên nhân ở đâu? Tại không biết quản lý, tại không có kiến thức, hay tại không có ý thức?
  • Văn hoá và Quá khứ

    26/11/2014Nguyễn Trần BạtVăn hoá là sản phẩm của quá khứ. Nhưng không phải bất cứ điều gì xảy ra trong quá khứ, bất cứ cái gì từng xuất hiện trong quá khứ đều thuộc về văn hoá, mà chỉ có những gì mang tính kế thừa một cách có hệ thống mới trở thành văn hoá. Quá khứ càng dài, càng phong phú thì vốn văn hoá càng lớn, càng đa dạng...
  • Nhân dân như là một phạm trù của Văn hóa chính trị

    25/07/2014Nguyễn Trần BạtNói đến đời sống chính trị người ta thường nghĩ ngay đến các nhà chính trị và các chính đảng. Đó là những bộ phận rất quan trọng cấu thành đời sống chính trị. Nhưng sẽ không có cả các nhà chính trị lẫn các chính đảng nếu không có nhân dân. Nhân dân bao giờ cũng là các đối tượng để các đảng lôi kéo...
  • Văn hoá và Tương lai

    17/05/2014Nguyễn Trần BạtTương lai không phải là của văn hoá, tương lai là của con người với tư cách là một thực thể văn hoá. Trình độ nhận thức của con người đã đạt đến mức con người nhận thấy văn hoá trở thành quan trọng....
  • Tư cách và đạo đức cách mạng

    14/01/2011X.Y.Z

    1 Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng.
    2. Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau.

  • Kết hợp giáo dục lý luận với giáo dục lý tưởng đạo đức, cho sinh viên hiện nay

    18/11/2005TS. Nguyễn Ngọc ThuXác định đạo đức là "gốc" của người cách mạng, nó không chỉ là nền tảng nhân cách trong sự thống nhất với tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để trau dồi tri thức nói chung, nâng cao trình độ lý luận nói riêng...
  • Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

    11/11/2005GS. Tương LaiKhát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật...
  • Một số mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay

    08/11/2005Võ Văn ThắngQuá trình xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải một số mâu thuẫn. Đó là, mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với xu hướng phủ nhận những phẩm chất đó; mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với xu hướng phương Tây hóa; mâu thuẫn “hóa giải” các mâu thuẫn đó, đồng thời đảm bảo mục tiêu xây dựng lối sống mới, hiện đại, văn minh và mang đậm bản sắc dân tộc...
  • Bản sắc văn hoá - tính tương đối của sự đa dạng

    25/08/2005Ngô Tự LậpThế nhưng chúng ta cũng không thể không nói đến niềm hân hoan khi tiếp xúc với những miền đất lạ, những tiếng nói lạ hay những giai điệu xa xôi. Những gì diễn ra trong quan hệ giữa các nền văn hoá vào phút giây gặp gỡ gieo trồng những cảm xúc giống như tình yêu trai gái khi lần đầu ánh mắt giao nhau. Tất cả nói lên điều gì? Bản sắc đóng vai trò như thế nào trong đời sống nhân loại? Và sự đa dạng về bản sắc có cần đạt đến bằng mọi giá hay không?
  • Hãy sống theo quy luật

    06/08/2005Sự phát triển cá tính con người thực sự bắt đầu khi người ta nhận ra điều thật giản dị là chính các quy luật là yếu tố tối hậu quyết định mọi việc chứ không phải chính bản thân chúng ta...
  • Mối quan hệ cá nhân - gia đình trong bối cảnh Việt Nam đi vào toàn cầu hóa

    19/07/2005Lê ThiĐi vào hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam đang chịu những tác động tích cực và tiêu cực, cả về mặt kinh tế và văn hóa xã hội. Gia đình, tế bào cơ sở của xã hội, tất yếu có những biến động khi xã hội đang thay đổi, có những đổi mới trong quan hệ giữa các thành viên gia đình, giữa cá nhân và gia đình. Vậy cần giữ gìn, phát huy vai trò gia đình như thế nào trong điều kiện mới?
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác