Kết hợp giáo dục lý luận với giáo dục lý tưởng đạo đức, cho sinh viên hiện nay

12:07 CH @ Thứ Sáu - 18 Tháng Mười Một, 2005

Công tác giáo dục đào tạo sinh viên - đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa tương lai cần theo một phương hướng cơ bản là phải thực sự coi trọng giáo dục đạo đức cách mạng; kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục lý luận với giáo dục lý tưởng, đạo đức cho sinh viên. Xác định đạo đức là "gốc" của người cách mạng, nó không chỉ là nền tảng nhân cách trong sự thống nhất với tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để trau dồi tri thức nói chung, nâng cao trình độ lý luận nói riêng. Có thể thấy, đạo đức trong sáng của người sinh viên là một trong những điều kiện, hơn nữa là điều kiện tiên quyết, là tiền đề để trau dồi lý luận. Không những thế, lý luận ở đây cũng không chỉ là tri thức, là học vấn nói chung mà là lý luận cách mạng - đó là lý luận không chỉ giải thích thế giới mà cốt lõi là để cải tạo thế giới. Vì vậy, nếu học tập không nhằm mục đích thực tiễn, phục vụ nhân dân thì không thể lĩnh hội được tinh thần thực chất của lý luận.

Việc học tập lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ thực sự có kết quả với động cơ học tập đúng đắn. Tất nhiên, kết quả của học tập lý luận còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ học vấn, vốn kinh nghiệm sống, phương pháp học tập... Và nó không chỉ phụ thuộc vào người học mà còn phụ thuộc vào người dạy, vào điều kiện học tập, việc tổ chức quản lý học tập... Mặc dù vậy, phẩm chất đạo đức của nguời sinh viên vẫn là điều kiện tiên quyết để học tập lý luận có kết quả. Nó là động lực để phát huy tính chủ động, tích cực trong những điều kiện lịch sử - cụ thể, để biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục nói chung, giáo dục lý luận nói riêng. Việc coi trọng giáo dục đạo đức, xây dựng đạo đức trong giáo dục lý luận cho sinh viên không chỉ là đòi hỏi cho nhiệm vụ xây dựng đất nước, mà còn là đòi hỏi bức thiết của bản thân công tác giáo dục lý luận.

Công tác giáo dục lý luận coi giáo dục đạo đức không những là tiền đề của việc nâng cao trình độ lý luận, đồng thời là nhiệm vụ của mình. Lê-nin đòi hỏi phải làm cho toàn bộ nhiệm vụ giáo dục, đào tạo thanh niên trở thành nhiệm vụ giáo dục đạo đức, cộng sản. Nói về mục đích học tập lý luận của người cán bộ, Bác Hồ đòi hỏi trước hết phải là "học để làm việc, làm người" rồi mới "làm cán bộ". Do đó, nếu có tình trạng suy thoái, xuống cấp về phẩm chất đạo đức của sinh viên trong trường đại học có ảnh hưởng tiêu cực đến giáo dục lý luận thì không phải là giáo dục lý luận vô can đến tình trạng đó.

Ngày nay, khi mà những mặt trái của kinh tế thị trường đang tác động mạnh cả vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo nói chung, thì công tác giáo dục lý luận càng phải quan tâm tới việc xây dựng, giáo dục đạo đức cho sinh viên. Một mặt, giáo dục lý luận góp phần giải đáp những vấn đề về đạo đức của sinh viên, học sinh. Mặt khác, phải phát huy vai trò của đạo đức với tính cách là tiền đề để nâng cao chất lượng giáo dục lý luận, bao gồm cả việc giữ gìn sự trong sáng và phẩm chất chính trị, đạo đức của chính mình, như C.Mác đã nói "nhà giáo dục cũng phải được giáo dục".

Sinh viên có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển đất nước. Họ có những phẩm chất quý báu như trẻ, khỏe, có học thức, ham học, năng động, dám nghĩ và dám làm theo cái mới... Họ thật sự là đại biểu cho sức sống của thanh niên, sức mạnh của dân tộc. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, để những tiềm năng đó trở thành hiện thực, trở thành động lực trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, họ cần phải được định hướng một cách toàn diện, đặc biệt là lý tưởng đạo đức trong sáng.

Lý tưởng là những khát khao, nguyện vọng, những tư tưởng về tương lai tốt đẹp mà con người hằng mong ước vươn tới. Lý tưởng có vai trò to lớn đối với hoạt động của con người. Người có lý tưởng cao đẹp, thì không những sẽ có yêu cầu cao đối với chính bản thân mình mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với những công việc của người khác. Quá trình hiện thực hóa lý tưởng được bắt đầu từ việc xác định, củng cố niềm tin, rồi sau đó niềm tin sẽ trở thành một động lực quan trọng đối với hoạt động của con người.

Là một bộ phận của lý tưởng xã hội, lý tưởng đạo đức cũng mang những nội dung, đặc điểm và ý nghĩa chung của lý tưởng xã hội. Tuy nhiên, nó cũng có đặc thù riêng do tính chất của các quan hệ đạo đức quy định. Nó phản ánh những hoài bão, những xu hướng, những nội dung cơ bản của những giá trị và chuẩn mực đạo đức trong đời sống xã hội.

Như vậy, lý tưởng đạo đức chẳng phải là cái gì cao xa, trừu tượng, hư vô; mà được xuất phát bởi đời sống kinh tế - xã hội, bởi thực trạng đạo đức trong thời gian nhất định.

Lý tưởng đạo đức là một bộ phận của lý tưởng xã hội, thống nhất với lý tưởng xã hội. Lý tưởng xã hội của chúng ta hiện nay chính là "Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội" mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Vì vậy, lý tưởng đạo đức mà chúng ta lựa chọn cũng phản ánh nội dung lý tưởng "Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội". Lý tưởng đó luôn luôn hướng tới mục tiêu cao cả: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Bởi vì, bản thân "Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội" đã bao hàm nội dung đó.

Với vai trò tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thanh niên, đặc biệt là thanh niên trí thức - mà hôm nay họ còn là sinh viên - là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp đó. Do đó, giáo dục nhân cách nói chung, giáo dục lý tưởng đạo đức cho sinh viên nói riêng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của sự nghiệp đổi mới đất nước. Quá trình giáo dục lý tưởng, đạo đức cho sinh viên có vai trò to lớn đối với sự hình thành nhân cách của họ. Nội dung lý tưởng đạo đức đặt ra những đòi hỏi, những yêu cầu mà sinh viên phải phấn đấu rèn luyện trong quá trình hiện thực hóa lý tưởng đó. Từ những nỗ lực phấn đấu vươn lên, sinh viên tự khẳng định mình và góp phần vào sự phát triển xã hội.

Nhưng khi nói tới việc giáo dục lý tưởng, đạo đức cho sinh viên trong điều kiện ngày nay ở nước ta, không thể không nói tới những tác động của cơ chế thị trường. Về những tác động tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường đối với đời sống kinh tế - xã hội nói chung, với tư tưởng, lối sống đạo đức nói riêng, xin được nêu ra một số điểm sau.

- Về ảnh hưởng tích cực: Với sự năng động trong toàn xã hội, cùng với những biện pháp kinh tế mà Đảng và nhân dân ta thực hiện đã nâng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lên một bước đáng kể. Từ đó, niềm tin của toàn dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ngày càng được củng cố vững chắc. Đây chính là điều kiện khách quan thuận lợi đối với công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức cho sinh viên.

- Về ảnh hưởng tiêu cực: Đảng ta đã khái quát "... về khách quan mà nói kinh tế thị trường với sức mạnh tự phát ghê gớm của nó đã khuyến khích chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, làm cho người ta chỉ chú ý tới lợi ích vật chất mà coi nhẹ giá trị tinh thần, chỉ chú ý đến lợi ích cá nhân mà coi nhẹ lợi ích cộng đồng, chỉ chú ý lợi ích trước mắt mà coi nhẹ lợi ích lâu dài, cơ bản"(1). Do vậy, "những năm gần đây tình trạng suy thoái về đạo đức và lối sống có chiều hướng tăng lên, rất đáng lo ngại"(2) và "Một bộ phận thanh niên còn mơ hồ về lý tưởng, chưa nhận thức được tình hình, nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới, chưa xác định được trách nhiệm của thanh niên nói chung và của bản thân nói riêng"(3).

Với vai trò quan trọng của đạo đức, từ thực trạng đạo đức xã hội nói chung, đạo đức thanh niên nói riêng, trong những năm gần đây, Đảng ta luôn coi trọng công tác xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, đặc biệt quan tâm giáo dục lý tưởng, đạo đức cho thế hệ trẻ luôn được Đảng ta coi trọng.

Theo chúng tôi, giáo dục lý tưởng đạo đức cho thanh niên, sinh viên trong điều kiện ngày nay cần quan tâm đến các vấn đề sau.

Thứ nhất, phải củng cố niềm tin của thanh niên, sinh viên vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ và hiện thực ngày càng tốt đẹp của công cuộc đổi mới đất nước. Khi họ đã có niềm tin vững chắc thì sẽ quyết định khuynh hướng, mục đích và hiệu quả hoạt động của mình và sẽ hoạt động hăng say, tích cực trong học tập, công tác, đóng góp thiết thực cho đất nước, xã hội.

Thứ hai, bên cạnh củng cố niềm tin của thanh niên sinh viên vào Đảng, vào chế độ, phải tăng cường giáo dục cho họ tình cảm yêu nước nồng nàn. Yêu nước, tức là yêu độc lập của đất nước; yêu chủ nghĩa xã hội; là phải làm giàu cho gia đình và đất nước; phải trung với Đảng, với nước, hiếu với nhân dân. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và giao lưu quốc tế hiện nay thì "trung" và "hiếu" phải được coi là giá trị nổi bật để thanh niên - sinh viên không dễ sa vào cạm bẫy của kẻ thù. Có thể nói giáo dục tình cảm yêu nước là nội lực quan trọng để tạo cho thanh niên, sinh viên - những người chủ tương lai của đất nước, ý chí tự lực tự cường, say mê trong lao động, học tập.

Thứ ba, phải quan tâm giáo dục ý thức cộng đồng; để mỗi cá nhân hăng say phấn đấu trong lao động và học tập khẳng định mình, gắn mình với cộng đồng, với xã hội. Đồng thời cộng đồng phải tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, trưởng thành của mỗi cá nhân. Sự gắn bó của cá nhân với cộng đồng và sự quan tâm của cộng đồng đối với cá nhân sẽ tạo ra sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn giúp cho thanh niên vượt qua những điều kiện khó khăn, quyết tâm phấn đấu giành thắng lợi cho bản thân, qua đó đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội.

Thứ tư, ngày nay vấn đề thanh niên, sinh viên rất quan tâm và bức xúc là nghề nghiệp, việc làm sau khi ra trường. Do đó, giáo dục đạo đức nghề nghiệp phải coi là nội dung cơ bản trong giáo dục lý tưởng đạo đức cho họ. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là giúp họ có trách nhiệm cao đối với ngành nghề mà họ đã lựa chọn, từ đó khơi dậy lòng nhiệt tình, yêu nghề để họ phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cho nên, cùng với các biện pháp điều chỉnh của Nhà nước, việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ tác động tích cực đối với sinh viên, khiến họ có thể hy sinh lợi ích cá nhân để cống hiến cho xã hội, chấp nhận làm việc ở những nơi khó khăn, gian khổ nhất.

Thứ năm, trong việc giáo dục đạo đức, lý tưởng cho sinh viên, cần kết hợp giữa giáo dục những phẩm chất truyền thống như yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, trung hiếu, cần, kiệm,... với các giá trị đạo đức mới như chủ động, sáng tạo, tự lập, tự chủ, vượt khó,... Có như vậy mới giúp họ khẳng định bản thân và hòa nhập vào xã hội hiện đại; hơn nữa, để họ không mất gốc mà còn có điều kiện vươn lên làm chủ khoa học, công nghệ.

Kết hợp giữa giáo dục đạo đức, lý tưởng với giáo dục lý luận trong thanh niên sinh viên, với mục đích làm thế nào để chúng ta đào tạo một lớp thanh niên trí thức "vừa hồng vừa chuyên" như Bác Hồ kính yêu của chúng ta hằng mong đợi. Đây không chỉ là trách nhiệm của đội ngũ giảng viên lý luận trong các trường đại học, mà quan trọng hơn còn là sự tự ý thức của sinh viên; cùng sự kết hợp của nhà trường và của toàn xã hội... Có như vậy mới thiết thực góp phần hình thành và củng cố lý tưởng sống đúng đắn cho thanh niên - sinh viên của đất nước trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.


(1) Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr 29 - 30
(2) Văn kiện đã dẫn, tr 27
(3) Hữu Thọ - Đào Duy Khánh (chủ biên): Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng - văn hóa trong tình hình mới, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương xuất bản, Hà Nội, 1999, tr 309
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị

    09/06/2018Nguyễn Trần BạtGiá trị của các hệ tư tưởng chỉ có tính chất tương đối, mang tính lịch sử. Tư tưởng và hệ tư tưởng không phải là những giá trị bất biến, càng không phải là những tín điều để tôn thờ, nó đang và sẽ bị thay thế bởi hệ giá trị, là một hệ thống các tiêu chuẩn để quy định, định hướng và tổ chức hành vi của con người trên phạm vi toàn cầu...
  • Các giá trị Đạo đức

    21/05/2018Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ...
  • Ý nghĩa cuộc sống

    16/04/2018Albert Einstein (Nguyễn Định và Alpha books dịch)Cuộc đời của mỗi con người trên trần thế chỉ là tạm thời,và người ta sống vì cái gì không ai có thể biết được, mặc dù thỉnh thoảng ta vẫn tự cho là mình có cả m thấy được ý nghĩa đó.
  • Đạo đức trong kinh doanh

    02/04/2018Mai Thái BìnhTheo mạng Washington Profile, ngay ở trong xã hội tư bản, những bộ phận lành mạnh của giới doanh nhân cũng cố gắng thiết lập những tiêu chí đạo đức cho các hoạt động thương mại của mình.
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Toàn Cầu Hoá như một xu thế văn hoá

    02/04/2014Nguyễn Trần Bạt,Toàn cầu hoá về kinh tế đã và vẫn đang là đề tài sôi nổi và nóng bỏng trên thế giới. Những cuộc họp của WTO luôn luôn kéo theo những cuộc biểu tình chống đối. Nhưng bất chấp tất cả những thứ đó, toàn cầu hoá đang tác động mạnh mẽ không chỉ đến các chính sách quốc gia mà còn len lỏi vào tận ngõ ngách đời sống toàn nhân loại...
  • Lối sống

    27/02/2013Nguyễn Trần BạtCon người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ... Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen...
  • Tư cách và đạo đức cách mạng

    14/01/2011X.Y.Z

    1 Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng.
    2. Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau.

  • Ý thức đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của đời sống xã hội

    18/11/2005Trịnh Minh HổTrong những năm gần đây, vấn đề đạo đức với tư cách là đối tượng nghiên cứu của đạo đức học đã được bàn đến trên nhiều công trình bài viết chuyên khảo cúng như từ nhiều chuyên ngành liên quan. Mặc dù vậy không ít các vấn đề lý luận của đạo đức, trong đó có những vấn đề hết sức cơ bản vẫn tồn đọng và chưa được quan tâm giải quyết.
  • Một số mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay

    08/11/2005Võ Văn ThắngQuá trình xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải một số mâu thuẫn. Đó là, mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với xu hướng phủ nhận những phẩm chất đó; mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với xu hướng phương Tây hóa; mâu thuẫn “hóa giải” các mâu thuẫn đó, đồng thời đảm bảo mục tiêu xây dựng lối sống mới, hiện đại, văn minh và mang đậm bản sắc dân tộc...
  • Mối quan hệ giữa Văn hoá và đạo đức

    06/11/2005Lê Đức PhúcKhi xem xét sự phát triển của con người nói chung và phát triển đạo đức nói riêng, các nhà khoa học liên ngành luôn chú ý đến mối quan hệ giữa sự phát triển đó với văn hoá...
  • Xây dựng hệ tiêu chuẩn văn hoá chính trị toàn cầu

    22/10/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsultToàn cầu hoá là một quá trình tương tác trên quy mô toàn cầu của các loại hình hoạt động xã hội trong đó có loại hình hoạt động chính trị. Thể hiện cơ bản nhất của toàn cầu hoá là sự hợp tác toàn cầu. Xây dựng nền văn hoá chính trị có quy mô toàn cầu chính là xây dựng hệ ngôn ngữ chính trị để tất cả những người đại diện trên thế giới này có thể đối thoại, và cũng chính là loại bỏ những mặt dị biệt thái quá đồng thời thời tìm kiếm những mặt chung nhất liên quan đến lợi ích toàn cầu làm xuất phát điểm cho những cuộc đối thoại đó.
  • Tự do - Điểm khởi đầu của mọi sự phát triển

    30/09/2005Nguyễn Trần BạtKhi nói tự do là linh hồn của mọi cuộc cải cách chính là nói đến tinh thần xuyên suốt các cuộc cải cách. Cải cách kinh tế nhằm tạo ra tự do kinh tế. Tự do kinh tế đi trước để con người được nếm các thành quả sự phát triển. Chừng nào cảm nhận được vị ngọt, cảm nhận được các thành quả thu được từ tự do kinh tế, con người sẽ nhận thức được giá trị của tự do chính trị, tức là cải cách kinh tế giúp con người nhận ra lợi ích của tự do chính trị...
  • Toàn cầu hoá – Cơ hội và thách thức

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupKhông ai có thể phủ nhận được rằng toàn cầu hoá đem đến cho nhân loại, cả những nước phát triển lẫn những nước chậm phát triển, những cơ hội phát triển to lớn. Những nhà lãnh đạo sáng suốt đang ra sức lựa chọn những chiến lược phát triển vừa khôn khéo vừa kiên quyết để đưa đất nước mình tiến lên phía trước. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng nghe thấy nhiều giọng nói từ khắp các châu lục đang gióng lên những lời cảnh báo về mối đe doạ của lối sống phương Tây...
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • Làm chủ...

    23/07/2005Làm chủ là khái niệm từng được nhắc đến như cơm. Nhưng có lẽ không ít dịp ta cũng đã nghe ai đó nói “chán” giống như là chán cơm! Thật may đó chỉ là vấn đề kỹ thuật, do tiếp cận lối mòn, hô hào suông hoặc áp đặt đơn điệu. Cách truyền tụng giáo điều sẽ hạn chế sự cảm thụ về ý niệm làm chủ và ý tưởng chuyển tải đơn điệu có thể gây méo mó cho từng bối cảnh mà khái niệm này muốn truyền đạt. Làm chủ không còn lạ nhưng chưa quen, đã cũ nhưng còn mới, biết rồi nhưng chưa hiểu hết... Vậy làm chủ thế nào?
  • Biện chứng của tự do

    21/07/2005Nguyễn Trần BạtTự do không phải là thuật ngữ xa lạ, càng không phải một phát hiện bởi nó gắn liền với con người như một công cụ để tồn tại, để sống và để phát triển. Tuy nhiên, đối với con người, tự do vẫn phần nào bí ẩn; chúng ta, dường như, chưa nhận thức trọn vẹn về nó, càng chưa biết khai thác và sử dụng nó như một công nghệ phát triển...
  • Mục đích của cuộc sống

    04/08/2005Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc truy vấn mục đích của câu hỏi về mục đích của cuộc sống. Trong đầu con người nghĩ gì khi họ hỏi câu hỏi này. Việc hỏi nó là một hiện tượng đặc biệt con người. Những sinh vật khác chỉ tồn tại và cứ tiếp tục đuổi theo những mục đích tự nhiên của chúng một cách mù quáng – tiếp tục là một cái cây hay một con chim hay một tảng đá. ...
  • Quan điểm maxit về mối quan hệ Đạo đức - Chính trị - Pháp quyền

    07/07/2005Đỗ Hữu Nhân (Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh - Hưng Yên)Việc nghiên cứu đạo đức, dù từ bất kỳ phương tiện nào, cũng đều phải trả lời câu hỏi: Cái gì quy định nội dung cơ bản của đạo đức? Và với tư cách một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của tồn tại xã hội? Về điều này, C. Mác và Ph. Ăng-ghen cho rằng, tìm hiểu hiện tượng đạo đức không thể chỉ dừng lại ở chỗ giải thích nội dung khái niệm của nó, mà còn phải đi sâu, tìm hiểu nguồn gốc xã hội, đặc điểm kinh tế, cơ sở giai cấp, nghĩa là tìm hiểu tồn tại xã hộiđẻ ra hiện tượng đạo đức ấy.
  • Nhân cách trẻ

    27/01/2004Mỗi thế hệ có một quan niệm của mình về nhân cách. Lớp già và lớp trẻ nhiều khi “xung khắc” cũng một phần vì nghĩ về nhân cách khác nhau, về ứng xử khác nhau. Nhân cách có nét chung phổ biến mà cũng có nét riêng đặc thù của mỗi lớp người, mỗi thành phần, thậm chí mỗi cá nhân...
  • Về “con người có giáo dục”

    11/02/2003Đẩy lùi thế kỷ XX, cái “thế kỷ ngang ngạnh, cái thế kỷ nổi loạn” như có người đã đặt tên, loài người bước vào thế kỷ XXI dường như còn “ngang ngạnh” hơn, “nổi loạn” hơn ! Hai năm đã trôi qua trong những sự biến “ngang ngạnh”, “nổi loạn” với những sắc thái mới.
  • xem toàn bộ