Từ kiến thức đến nhân cách

04:47 CH @ Thứ Ba - 20 Tháng Mười, 2015

Cái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả.

Tạp Chí Tia sáng số ra 01/2000, có đăng bài viết của Bửu Ý nhan đề “Trí thức anh là ai?” Đây là một câu hỏi lớn, cần được nhiều người tham gia bàn bạc. Dưới đây, chúng tôi chỉ xin lưu ý một khía cạnh nhỏ.

Sự nổi trội của giá trị

Ở Hà Nội mấy chục năm trước có những người vốn dòng dõi quý tộc hẳn hoi, song lại thường xấu hổ với dòng dõi của mình hễ ai vô ý nói xa nói gần rằng thời xưa ông tổ họ hoặc gần hơn, cha anh họ đã từng giữ chức nọ, chức kia, họ thường sầm ngay mặt lại, khó chịu như bị xúc phạm. Chỉ khoảng chục năm nay, người ta mới bắt đầu làm ngược lại. Tức là công khai chấp nhận giá trị dòng dõi, thậm chí sẵn sàng khoe khoang là họ nhà mình đã từng có người làm đến thượng thư, tổng đốc...

Đối với hai chữ trí thức cũng có tình trạng tương tự. Hồi trước không ít người , dù hàng ngày lao động trí óc hẳn hoi, song rất ngại khi thấy mình được liệt vào phần tử trí thức. Người ta cứ muốn lẫn đi giữa mọi người bình thường, và sẽ rất vui lòng nếu được gọi chung bằng mấy chữ: cán bộ. Sự hãnh diện được là trí thức chỉ vừa đến trong khoảng một hai chục năm qua (ở đây, tôi chỉ nói trong phạm vi tâm thức dân gian, chứ trong các tài liệu chính thức, hai chữ trí thức được xác định ra sao, lại là chuyện khác!).

Nên hiểu thế nào cho đầy đủ?

Lúc coi thường, lúc xem trọng là vậy, nhưng không phải ngay lập tức người ta đã có cách hiểu đúng với các danh từ được sử dụng.

Từ điển Hoàng Phê ghi: Trí thức là những người "chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình”.

Đây cũng là cách giải thích bắt gặp ở nhiều từ điển khác và phù hợp với cách hiểu thông thường của nhiều người. Ở chỗ này, có thể có một sự liên hệ: thường nhiều người chỉ hiểu hai chữ lưu manh và vô nghề nghiệp, là ăn cắp, ăn trộm... Song có lẽ nên nói đầy đủ hơn: lưu manh là cả một lẽ sống tùy tiện, bất chấp chuẩn mực quy tắc đạo lý. Với tâm lý lưu manh, người ta có thể làm bất cứ việc gì miễn là có lợi cho bản thân. Quay trở lại với khái niệm trí thức thì phải nói trí thức chính là đảo ngược trở lại và như vậy, điều quan trọng ở đây không phải là trình độ kiến thức cao (ví dụ: từ đại học trở lên) mà là phẩm cách con người. Một trí thức chân chính luôn luôn bị ràng buộc bởi những điều mà họ tin tưởng. Với họ, cái chân, cái thiện và cả cái mỹ nữa - quan trọng hơn cái lợi. Lẽ tự nhiên dù vẫn là những con người cụ thể có cá tính riêng, song người trí thức không bao giờ là kẻ tham bạo, lừa gạt, lười biếng , hiếu danh, tàn nhẫn... Sự khiêm nhường của họ bắt nguồn từ những hiểu biết sâu xa về mối quan hệ cá nhân và xã hội, họ nhìn những người ít học một cách độ lượng và bằng lòng với phần đóng góp thiết thực của mình trong việc thúc đẩy xã hội tiến tới. Hồi cuối thế kỷ XIX, nhà văn Nga Tsékhov đã nói: trí thức, đó chính là lương tâm của nhân dân.

Kiến thức đã biến thành nhân cách như thế nào và tại sao một số người quá trình này không xảy ra?

Đằng sau một kiến thức cụ thể, thường khi ẩn chứa một nội dung nhân văn nhất định. Một phát minh trong kỹ thuật, một định lý mới tìm ra trong toán lý, hay một quy luật ngày càng được kiểm tra là chính xác trong khoa học xã hội... mang sẵn trong lòng nó một quan niệm về tính hợp lý của đời sống hoặc là tiền đề tốt để cho người ta có thêm ý niệm đầy đủ về cái đẹp, cái thiện. Ở những người lao động trí óc có đời sống tinh thần lành mạnh, quá trình đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn mà họ theo đuổi đồng thời cũng là quá trình để bức tranh thế giới trong họ thêm hoàn chỉnh và mỗi ngày một ít, cách sống, cách nghĩ, cách ứng xử với đồng loại ở họ cũng theo đó mà hình thành nên những nền nếp tốt đẹp. Tưởng như kiến thức, bên cạnh vai trò cụ thể trong công việc đã được thăng hoa để tinh lọc lại làm nên nhân cách, và đây mới là chỗ phân biệt giữa "người đọc nhiều biết nhiều” với các trí thức thực thụ.

Nói vậy, vì trong thực tế vẫn tồn tại loại người tuy có tiếng là trình độ kiến thức bậc cao. Song vẫn không phải là trí thức, tệ hơn nữa một số trong họ sống như lưu manh, hay nói đúng hơn vẫn để cho tinh thần lưu manh chi phối cách sống (nịnh trên lừa dưới, bon chen, cầu lợi, ham hưởng thụ, độc ác tàn tệ với đồng nghiệp...)

Tại sao xảy ra tình trạng như vậy? Ở đây có thể có hai giả thiết:

Trường hợp thứ nhất, khá đơn giản: có người nghe rất oai nhung sự thực kiến thức là kiến thức giả, chắp vá nhặt nhạnh, đương sự đã đạt tới bằng cấp qua con đường tà đạo, một số trong họ chẳng qua chỉ là những kẻ lợi khẩu, dễ lòe người chứ thực ra bên trong trống rỗng.

Lại có trường hợp thứ hai, hơi khó lý giải hơn một chút. Ở một số người, kiến thức là thứ thiệt hẳn hoi, họ giỏi giang, họ sâu sắc song nhìn vào cách sống, vẫn không phải trí thức. Tại sao? Trên nguyên tắc, có học hành là có xảy ra sự thẩm thấu của kiến thức vào con người để biến thành nhân cách. Nhưng trong thực tế đấy không phải là quá trình xảy ra đồng đều nhất loạt ai cũng như ai. Chẳng hạn, có những người vì nhiều nguyên nhân khác nhau (do di truyền, do giáo dục, hoặc do những bất hạnh gặp phải lúc nhỏ) mà thói gian manh vụ lợi, sự lừa bịp, lối sống hiện đại chung quanh… đã ăn vào máu, dù có đọc nhiều hiểu biết rộng đến đâu, vẫn cứ đường cũ mà đi, niềm tin cũ mà sống. Cái phần tinh hoa của kiến thức khi gặp một tâm hồn trơ lỳ thoái hóa... thì dừng lại, không đủ sức lay chuyển hạt nhân tính cách đã ổn định bên trong. Loại người này đặc biệt lợi hại. Họ năng động, họ hấp dẫn, họ có khả năng lôi kéo thuyết phục chung quanh. Nói chung là họ làm được nhiều việc. Chỉ hiềm một nỗi, họ chỉ lo đắp điếm cho gia đình, hoặc tạo ra cái tiếng tăm cái uy thế ghê gớm cho bản thân cũng như phục vụ cho những mục đích tầm thường. Còn như bảo rằng họ có ích cho nhân quần xã hội thì vẫn không phải.

Cái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thúc vốn khá da dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vân nổi lên rõ rệt hơn cả. Một khi người ta còn chưa trở thành chính cái mẫu người ta muốn theo, thì bàn thêm những việc khác làm gì cho mệt?!

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Các giá trị Đạo đức

    21/05/2018Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ...
  • Ý nghĩa cuộc sống

    16/04/2018Albert Einstein (Nguyễn Định và Alpha books dịch)Cuộc đời của mỗi con người trên trần thế chỉ là tạm thời,và người ta sống vì cái gì không ai có thể biết được, mặc dù thỉnh thoảng ta vẫn tự cho là mình có cả m thấy được ý nghĩa đó.
  • Bên tình bên lý, bên nào nặng hơn?

    13/01/2018Phạm Vũ Lửa HạTình huống mâu thuẫn Lý-Tình được hai nhà xã hội học Mỹ Samuel Stouffer và J. Toby đặt ra năm 1951 để nêu một thế khó xử thường gặp: tuân thủ luật lệ chung hay tôn trọng quan hệ tình cảm riêng.
  • Lối sống

    27/02/2013Nguyễn Trần BạtCon người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ... Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen...
  • Trước hết, đạo lý!

    03/12/2005Nguyễn Mạnh HàoThiết kế và thực hiện dần cho nhân dân cả nước một lối sống lành mạnh, tốt đẹp, vui tươi – một lối sống bắt rễ sâu thẳm vào văn hóa truyền thống dân tộc, nhờ đó gia tăng bản lĩnh hội nhập hấp thụ tinh hoa thế giới, là một vấn đề cực kỳ bức thiết và trọng đại mà tiếp cận trước tiên và cơ bản nhất là tiếp cận đạo lý của các thế hệ Việt Nam đã đúc kết và từng trải cho đến hôm nay...
  • Giầu có đạo lý

    25/11/2005Nguyễn Đình ChúNghiên cứu vấn đề đạo lý của đất nước, trước hết phải nghiên cứu nhằm khai thông những vấn đề thuộc về lý thuyết, thuộc về quan điểm, quan niệm.
  • Cơn khát bằng cấp, học hàm, học vị

    14/11/2005GS. Hồ Ngọc ĐạiNhân loại đang cơn khát tư hữu và cơn khát quyền lực. Cơn khát ấy là chuyện tất nhiên, nó thế là nó thế, không nên đặt ra vấn đề tốt xấu, sang hèn (mà có chăng thì chỉ ở cách thức thỏa mãn thôi)...
  • Mối quan hệ giữa Văn hoá và đạo đức

    06/11/2005Lê Đức PhúcKhi xem xét sự phát triển của con người nói chung và phát triển đạo đức nói riêng, các nhà khoa học liên ngành luôn chú ý đến mối quan hệ giữa sự phát triển đó với văn hoá...
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • Quy luật làm người

    18/07/2005Anh Nguyện dịchKhi sinh ra, bạn chẳng thể nào có một quyển sách giáo khoa để chỉ vẽ cho riêng mình; những hướng dẫn sau đây sẽ làm cuộc sống bạn tốt đẹp hơn.
  • Xung đột giữa lý trí và tình cảm

    24/08/2005Cảm xúc, như từ ngữ cho thấy, làm lay động chúng ta. Sợ hãi, giận dữ, yêu thương, và vui vẻ gây xáo trộn chúng ta từ bên trong và thường khiến chúng ta hành động hướng ra bên ngoài. Sự mãnh liệt, kích thích, và xung lực dẫn tới hành động này tương phản sâu sắc với sự vô tư, cân bằng, và điềm tĩnh gắn với lý trí. Các tác gia vĩ đại trong truyền thống của chúng ta bàn về sự tương phản này và đề xuất những lý thuyết khác nhau về các vai trò đích xác của lý trí và tình cảm trong đời sống con người. ...
  • Quan điểm maxit về mối quan hệ Đạo đức - Chính trị - Pháp quyền

    07/07/2005Đỗ Hữu Nhân (Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh - Hưng Yên)Việc nghiên cứu đạo đức, dù từ bất kỳ phương tiện nào, cũng đều phải trả lời câu hỏi: Cái gì quy định nội dung cơ bản của đạo đức? Và với tư cách một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của tồn tại xã hội? Về điều này, C. Mác và Ph. Ăng-ghen cho rằng, tìm hiểu hiện tượng đạo đức không thể chỉ dừng lại ở chỗ giải thích nội dung khái niệm của nó, mà còn phải đi sâu, tìm hiểu nguồn gốc xã hội, đặc điểm kinh tế, cơ sở giai cấp, nghĩa là tìm hiểu tồn tại xã hộiđẻ ra hiện tượng đạo đức ấy.
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • Một lầm lẫn về sự thành đạt

    15/06/2005Trong một bài trả lời phỏng vấn, người giàu có và thành công nhất thế giới Bill Gates đã nói quan niệm của mình: Cuộc sống là một cuốn sách to, dày. Kẻ dại thì lật quá nhanh.
  • Nhân cách trẻ

    27/01/2004Mỗi thế hệ có một quan niệm của mình về nhân cách. Lớp già và lớp trẻ nhiều khi “xung khắc” cũng một phần vì nghĩ về nhân cách khác nhau, về ứng xử khác nhau. Nhân cách có nét chung phổ biến mà cũng có nét riêng đặc thù của mỗi lớp người, mỗi thành phần, thậm chí mỗi cá nhân...
  • Về “con người có giáo dục”

    11/02/2003Đẩy lùi thế kỷ XX, cái “thế kỷ ngang ngạnh, cái thế kỷ nổi loạn” như có người đã đặt tên, loài người bước vào thế kỷ XXI dường như còn “ngang ngạnh” hơn, “nổi loạn” hơn ! Hai năm đã trôi qua trong những sự biến “ngang ngạnh”, “nổi loạn” với những sắc thái mới.
  • xem toàn bộ