Hiền tài là nguyên khí Quốc gia

05:47 CH @ Thứ Tư - 13 Tháng Mười Hai, 2006

Người hiền tài trước hết phải là người có trí thông minh và niềm khát vọng. Hai yếu tố đó giúp họ vượt qua những khó khăn trở ngại để theo đuổi đúng nghề nghiệp mà mình yêu thích. Người hiền tài thường biểu hiện sự đam mê đến cháy bỏng trong công việc, không sợ thất bại, biết cách chấp nhận sự rủi ro, tìm mọi phương cách làm cho công việc mang lại hiệu quả cao nhất.

Có những người tài chỉ tập trưng đi sâu vào một lĩnh vực chuyên môn, còn những lĩnh vực khác anh ta tỏ ra chàng màng, ngu ngơ, vụng về. Những người này nếu được giao làm quản lý thường hay vấp váp. Lại có những người tài ngoài khả năng chuyên môn của mình, còn quan tâm nghiên cứu nhiều lĩnh vực liên quan và không ít người thể hiện sự giỏi giang trên nhiều lĩnh vực. Người tài loại này nếu được giao làm quản lý sẽ rất năng động và thành công.

Người hiền tài thường có phong cách sống độc lập, rất sợ đánh mất mình. Trong các cuộc họp, anh ta không nói dựa, không nói leo, không a dua mà chỉ nói đúng những điều mình nghĩ mặc dù điều đó chưa hẳn đã là chân lý.Anh ta có thể dám làm những việc mà anh ta cho là đúng, hữu ích mặc dù chưa có sự đồng tình của số đông.Như vậy cái sự giữ được bản sắc, không tự đánh mất mình côn bao hàm cả lòng qủa cảm nữa.

Người hiền tài có khả năng nắm bắt dự báo những diễn biến của thời đại, của xã hội mà anh ta đang sống và trong tương lai. Nếu sống trong xã hội chậm phát triển, có những việc anh ta làm chưa chắc đã được thừa nhận ngay, thậm chí anh ta sẽ phải làm việc trong thầm lặng, cô đơn, khắc khoải. Có khi dự án, công trình, tác phẩm của anh ta chỉ được thừa nhận khi anh ta đã từ giã thế giới. Đã biết trước số phận là thế, anh ta văn không bỏ cuộc.

Người hiền tài cũng có những nhu cầu sinh tồn như mọi người, nhưng chỉ hưởng thụ những gì tương xứng với công súc của mình làm ra, không tham lam vụ lợi, không lấn sân, chiếm chỗ của người khác một cách thô thiển, không tìm kiếm ô dù dựa dẫm, “cửa sau”, "của ngách" .Họ thành thật với mình, với người, ghét thói hư danh, hợm hĩnh, dối trá.

Người hiền tài không thể không có một tâm hồn trong sáng và lãng mạn. Nhân loại chẳng đã từng có những công trình khoa học vĩ đại, những tác phẩm văn học nghệ thuật bất hủ được làm ra từ một bộ óc có trí tưởng tượng bay bổng và một trái tim nhân hậu đó sao? Xin đừng nghĩ chỉ có những người hoạt động khoa học xã hội mới cần đến những tố chất bay lượn bên trên hiện thực. Những chiếc máy bay phản lực, máy bay chở khách, những chiếc ô tô du lịch sang trọng, những chiếc tàu thủy đẹp như những tòa biệt thự nổi trên biển không thể được sản xuất từ những cái đầu trọc phú, mà phải từ những cái đầu lãng mạn, dư thừa trí tưởng tượng.

Người hiền tài thường có tính hài hước. Họ dùng tính hài hước để chế giễu những thói hư tật xấu của người đời và có khi tự giễu cợt chính bản thân mình. Tú Xương từng giễu cợt mình là "phỗng sành”là “dở dở ương ương", "cao lâu ăn quỵt”,, “gái đĩ chơi lường”, Nam Cao tự giễu mình là loại “sống mòn hèn hạ”, có “cái mặt không chơi được", Nguyễn Khuyến thì giễu mình là hạng người "Mở miệng nói ra gànbát sách/ Mềm môi chén mãi tít cung thang”, Nguyễn Bính tự giễu mình một cách gián tiếp khi khuyên con gái không nên đi theo cái nghề của mình bởi "nghèo lắm con ơi, bạc lắm con", Môlie, Xécvăngtét, Gôgôn, Sêkhốp đều là những nhà hài hước bậc thầy.

Người hiền tài có nhiều đặc điểm hiện diện thế. Nhưng nhận diện ra người hiền tài và sử dụng được người hiền tài là cả một vấn đề lớn, không đơn giản chút nào. Bởi trong cuộc sống, người ta dễ nhầm lẫn người chân tài (thực tài) với kẻ hư tài (bất tài). Người tài thường hiện hữu trước đồng loại với tất cả những gì mình có. Kẻ bất tài thường tạo ra một cái vỏ bọc mỹ miều để che đậy sự kém cỏi bên trong. Người tài nói thế nào làm thế ấy. Kẻ bất tài sống lập lờ, hai mặt nói rất hay ho nhưng làm rất dở. Khi làm dở thường tìm cách ngụy tạo, đổ lỗi cho người khác. Cấp trên mà bất tài, hư tài thì khó có thể chấp nhận một người chân tài dưới quyền mình, bởi kẻ bất tài thường có tầm nghĩ cạn, tầm nhìn ngắn, có thói ích kỷ, hẹp hòi, đổ kị, khó có thể đồng cảm, đồng điệu, tri âm tri kỷ được với người tài. Hơn nữa, nếu sử dụng người tài, kẻ bất tài thường lo sợ canh cánh một điều rằng, đến một ngày nào đó, người tài sẽ ngồi vào chỗ của họ...Hiện tượng "ố nhân thắng ký"này là một tác nhân kéo lùi bước hến của lịch sử.

Dung nạp người hiền tài, làm cho họ thăng hoa, tỏa sáng, dâng hiến hết mình để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân là trách nhiệm và nghĩa vụ không chỉ của các cấp lãnh đạo.

"Hiền tài là nguyên khí quốc gia" - câu nói của bậc tiền nhân mãi mãi và luôn luôn đúng.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhân tài tiềm ẩn đang chờ con mắt tinh đời của người lãnh đạo

    25/09/2006Nguyễn Văn ChiểnNgày xưa có chuyện LưuBị ba lần đến cầu Khổng Minh ra giúp mình xây dựng cơ đồ. Đó là chuyện người lãnh đạo cấp cao tìm đến người tài để giúp cho sự nghiệp của mình. Bên ta NguyễnTrãi đã rời Đông quan vào rừng núi Lam Sơn giúp Lợi xây dựng nghiệp lớn, đó là bước đi ngược lại: người tài tìm đến minh chủ. Cách đây đúng 60 năm, Hồ Chí Minh đã trao việc xây dựng đội quân cách mạng cho một trí thức trẻ mới ngoài 30 tuổi: người đã nhắm đúng người, trao đúng việc, con mắt tinh đời của Người đã tạo nên một nhân tài quân sự kiệt xuất của nước nhà, sánh ngang với Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuán và Quang Trung…
  • Để tạo nhân tài hay đào tạo người biết việc?

    25/09/2006Bùi Trọng LiễuMới đây, tôi thấy một số người dùng cụm từ “đào tạo nhân tài". Đằng sau từ ngừ còn có khái niệm, quyết tâm va cách tiến hành. Vì thế nên tôi đã tìm tra từ điển, rồi lại hỏi thăm đồng nghiệp trong và ngoài nước về ý nghĩa của cụm từ đó, rốt cục cũng chẳng ai giải thích được cho thỏa đáng. Tôi đành thử "đoán" và viết mấy dòng này như những câu hỏi cần được nêu.
  • Đôi điều về trọng dụng nhân tài

    25/07/2006Ánh HồngHiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyênkhí mạnh thì nước thịnh,nguyên khí yếu thì nước suy" bởi thế các bậc thánh đế, minh vương xưa nay không ai là người không lo chăm sóc, vunxới…” Trích văn bia Quốc Tử Giám.
  • Doanh nghiệp cần làm gì để giữ nhân tài?

    11/06/2006Nguyễn Tiến ĐứcNhân tố con người từ lâu vẫn được coi là nguồn lực quý giá nhất của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực mạnh không những tạo cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh mà còn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh lời nhận xét trên hoàn toàn đúng và minh chứng hùng hồn là sự thành công của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao. Các sản phẩm của Microsoft, Apple, Google cho chúng ta thấy nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm của các doanh nghiệp này chủ yếu là chất xám...
  • Nhân tài nhìn từ hai phía

    09/01/2006Nhà báo Phan Quang...khi đi tìm minh chúa để phò, những người có tài không chỉ vì muốn thi thố tài năng, mà còn muốn được vinh hiển, có quyền cao chức trọng. Nghĩa khí không loại trừ nhu cầu vật chất. Đãi ngộ vật chất rất quan trọng song chưa hẳn là điều kiện tiên quyết trong việc sử dụng nhân tài
  • Nhân tài trong thời đại mới

    23/12/2005Chu HảoChưa có thời đại nào chúng ta lại cần có nhiều nhân tài và phải trọng dụng nhân tài như ở thời đại này. Bởi vì chính họ, những nhân tài là những cỗ máy cái quan trọng nhất sản xuất ra tri thức và biển tri thức thành của cải vật chất và tinh thần cho toàn xã hội. Chỉ có họ mới có năng lực vượt trội trong việc sử dụng tri thức cho phát triển...
  • Nghĩ về đào tạo nhân tài

    24/11/2003Nhân tài phải được coi là tài sản vô giá của quốc gia. Nó vừa là nguồn vốn, vừa là công cụ để nước ta bước vào nền kinh tế tri thức. Trong thực tế hiện nay, việc phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài ở nước ta vẫn còn nhiều điều bất cập...
  • Chúng ta đang bỏ phí nhân tài ?!

    18/11/2003Hiện nay, về số lượng người có học hàm học vị cao, Việt Nam đứng đầu ở khu vực Đông Nam Á. Song vì sao các trường đại học (ĐH) tốt nhất của ta lại được xếp loại thấp hơn khoảng 50 bậc so với Thái Lan, còn khoa học công nghệ (KHCN) của ta tụt hậu so với Thái Lan khoảng 30 năm? Mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ, "thực" - "ảo" trong khoa học vẫn còn lẫn lộn; các nhà khoa học thực sự chưa được nhìn nhận đúng và chưa được tạo điều kiện tốt nhất có thể để làm việc; trong khi đó, các nhà lãnh đạo lại chưa tỏ rõ quyết tâm trọng dụng người tài...
  • Cuộc chiến giành nhân tài ở thế kỷ 21

    10/02/2003Cuộc cạnh tranh giữa các nước trong thế kỷ 21 sẽ là cạnh tranh của sức mạnh tổng hợp quốc gia, mà thực chất diễn ra trong lĩnh vực khoa học công nghệ cao. Điều then chốt của cuộc cạnh tranh này là cạnh tranh về tố chất dân tộc và trình độ nhân tài. Có ưu thế nhân tài sẽ có thể tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước, đứng vững trong cộng đồng thế giới.
  • Vấn đề đào tạo nhân tài

    08/02/2003Nếu cứ để cung cách đào tạo nhân lực như hiện nay thì sẽ kéo dài tình trạng chậm tiến, phụ thuộc vào nước ngoài...
  • xem toàn bộ