Học lại “một bài học"

01:25 CH @ Thứ Ba - 28 Tháng Sáu, 2011

Trong một bài báo trong chuyên mục “Góc nghĩ” trên TT&VH cách đây ít lâu, nhà văn Nguyễn Quang Thân đã diễn xuôi lại bài thơ ngụ ngôn “Sói và cừu” của La Fontaine.

Ông đã viết: “Đây là một truyện ngụ ngôn được La Fontaine viết vào cuối thế kỷ 17, tôi xin chép lại theo trí nhớ, có thể thừa thiếu vài chỗ: “Một hôm có chú cừu tìm đến con suối trong rừng uống nước. Lập tức, một con sói đói xuất hiện. Nó quát chú cừu: “Tao đã cấm không cho ai uống nước suối này mấy tháng. Sao mày lại dám làm đục nước suối của tao?...” . Cừu vội đáp: “Dạ thưa ông, xin ông bớt giận nhìn cho kỹ. Đây là con suối mấy đời nhà cừu tôi vẫn ra uống nước. Lũ cá chỗ suối này vốn là chỗ quen biết và có thể làm chứng cho tôi. Vả lại, tôi đang uống nước phía dưới ông mấy chục bước, sao lại có thể làm đục nước chỗ ông được ạ?”.

Sói đang đói cồn cào, nhìn cừu nhỏ dãi, hét to: “Nếu hôm nay mày không làm đục nước suối thì năm ngoái mày có tội nói xấu tao!”. Cừu nói: “Thưa ông, năm ngoái mẹ tôi còn chưa sinh tôi ra, sao tôi lại có thể nói xấu ông được?”. Sói: “Vậy à? Nếu không là mày thì chính anh trai mày năm ngoái đã nói xấu tao!”. Cừu: “Dạ thưa, ông lại nhầm rồi! Tôi là con một, đâu có anh em!”. Sói tiếp: “Vậy thì một trong mấy đứa họ hàng bè lũ nhà mày nói xấu tao năm ngoái! Bọn các ngươi một lũ, nào thằng chăn cừu rồi lại mấy con chó nữa cùng hùa vào nói xấu tao, còn xua đuổi tao mười mấy bận! Tao phải báo thù này mới được!”. Nói chưa dứt câu, sói bổ nhào lên chú cừu, tha vào rừng”. Sau đó chuyện gì xảy ra trong rừng thì ta đã thừa biết”.

Ỷ mạnh, hiếp yếu, lấy thịt đè người vốn là câu chuyện không lạ. Con sói độc đuối lý, nhưng nó biết rằng nó có nanh vuốt nên đủ sức làm hại chú cừu kia. Nhưng hãy nhớ, đó là “xã hội” của loài vật, của những loài ăn thịt tham lam, vốn chỉ quen với luật rừng.

Xã hội loài người văn minh, với sự phát triển bậc cao của những ý thức hệ không bao giờ cho phép tồn tại thứ “luật rừng” giữa người với người, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác, và cao hơn là giữa quốc gia này với quốc gia khác. Chính câu chuyện của La Fontaine đã cảnh báo loài người “một bài học” về lý lẽ của kẻ mạnh và tham. Và khắp thế giới này, loài người luôn ý thức được về điều đó. Sự khác biệt của xã hội loài người với loài vật chính là ở chỗ kẻ mạnh về “nanh vuốt”, vũ khí không phải là kẻ được toại nguyện với dã tâm. Mà ngược lại, những người có chính nghĩa, có lẽ phải mới có sức mạnh thời đại vô địch để đi đến cùng chiến thắng.

Lịch sử dân tộc Việt Nam luôn chứng minh điều đó, những Bạch Đằng, Chi Lăng, Hàm Tử, Xương Giang... là những mốc son minh tỏ cho chân lý ấy.

Chỉ nhắc lại một ví dụ, Nguyễn Trãi khi viết Đại cáo Bình Ngô về chiến thắng mùa Thu năm Đinh Mùi 1427: “Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội/Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng/Lạng Giang, Lạng Sơn thây chất đầy đường/Xương Giang, Bình Than máu loang đỏ nước...”.

Nhưng với người chính nghĩa luôn đem lòng hòa hiếu: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/Lấy chí nhân để thay cường bạo”. Đó cũng là lời răn đe kẻ tham bạo nên từ bỏ dã tâm.

Cừu non ra bờ suối
Uống nước ở hạ nguồn
Chẳng may gặp lão sói
Đang đói muốn tìm mồi

Sói già liền gây sự
“A, mày dám cả gan
Khuấy đục nước tao uống
Tao chẳng tha mày đâu!”

“Thưa, chớ vội tức giận
Mà cần xét đúng-sai
Ông đứng ở thượng nguồn
Nơi hạ nguồn, tôi uống.

Nơi tôi đang đứng đây
Cách ông hai mươi bước
Nước chảy từ trên cao
Nước ông, sao khuấy được?”

Lão sói liền gầm gừ
“Dòng sông này của tao
Hễ chỗ nào mày đứng
Nước trở nên đục ngầu.”

Sói gầm “tao nhớ rồi
Năm ngoái mày chửi tao”
“Năm ngoái con chưa sanh
Giờ còn bú mẹ mà”

“Không mày, thì anh mày”
“Nhưng con là con một
Làm gì mà có anh?”
“Thì lũ mày chứ ai

Tao nhớ chẳng hề sai,
Nếu không phải là mày
Thì lão chăn lũ cừu
Hay chó săn nhà mày

Cừu lý lẽ khôn ngoan
Sói già lại gây sự
Tụi bay chẳng tha tao
Giờ mày phải đền tội.”

Nói xong lão lao tới
Xé xác chú cừu non
Đem về núi ăn tiếp
Chẳng tuân luật lệ nào!


LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Biết mình và biết người

    11/01/2011Nguyễn Văn TrọngSo sánh sự khác biệt giữa mình và người một cách tỉnh táo để nhìn ra cái hay cái dở, rồi từ đó tự tu chỉnh biến đổi văn hóa của mình theo hướng tiến bộ văn minh - đó là công việc mà mỗi dân tộc đều phải làm, nếu không muốn cam chịu số phận tụt hậu trong quá trình toàn cầu hóa...
  • Mùi vị đời người

    15/03/2018Minh NhậtTrong nửa đời người sống xa quê, thì cũng một nửa thời gian đó, tôi không về quê ăn Tết. Trong cái vòng quay bận rộn và mệt mỏi của đời sống đô thị, nhiều khi, nghĩ đến Tết chỉ là một cảm giác ngán ngại với những hình thức lễ nghĩa của bổn phận...
  • Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình

    27/07/2016Lê Đức DụcNhững người đang sống đang nợ người đã khuất cái giá của phút bình yên hôm nay. Không chỉ nợ với những cô thanh niên xung phong Đồng Lộc đã hi sinh khi tuổi mười tám đôi mươi. Đấy còn là món nợ với tiền nhân đã đổ máu xương suốt dặm dài lịch sử làm nên hình hài Tổ quốc...
  • Thiếu tình yêu thánh thiện

    13/03/2016Đỗ ĐứcCách đây mấy chục mùa trăng, có một tờ báo đăng truyện ngắn của một tác giả người Nga. Chuyện kể rằng có một ông già sáu mươi tuổi yêu một cô bé mười chín. Hai bên yêu nhau thắm thiết đến mức không gỡ ra được. Cuộc tình duyên đó bị cả làng phản đối vì độ tuổi chênh lệch hai người ở hàng ông cháu nếu tính theo lối tảo hôn ở nước ta
  • Độ vượt khó của chữ Tình

    16/02/2016Nguyễn Thị Ngọc HảiĐang đi trên phố nhỏ Hà Nội, cặp vợ chồng từ Sài Gòn ra cùng một người bạn phải dừng lại. Người vợ nhìn chồng, vẻ ái ngại nói: “Xin các vị, đã không đến thì thôi, bây giờ đi qua ngay cổng chùa, không vào không được”. Thế là chị băng qua đường. Người chồng và anh bạn đi phía sau, nói nhỏ với nhau: người yêu đầu tiên của “nàng” để ở chùa này...
  • Cần phải chiến đấu cho Tự Do

    07/02/2014Charlie Chaplin (Anh)Charlie Chaplin (1899-1977), là một nhà nghệ thuật hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh, ông sinh ra ở London, từ diễn viên của một đoàn kịch câm ông trở thành diễn viên điện ảnh. Phần lớn những bộ phim ông thủ vai đều do ông tự dàn dựng và đạo diễn, hình ảnh một anh chàng Saclô trong phim bị khinh miệt, bị người khác làm tổn hại phần nào vạch trần và đả kích tội ác của giai cấp tư sản...
  • Lòng yêu nước

    20/06/2011TS. Phạm Gia MinhLòng yêu nước vốn rất sâu sắc và mãnh liệt xét trên 2 bình diện xã hội gồm giai tầng lãnh đạo( người nắm quyền cai trị) và người dân ( kẻ bị trị) đã có lúc bị mai một và chỉ còn như cái bóng khi dân bị bóc lột, hà hiếp còn vua , quan chỉ chăm chăm cướp đoạt, làm giàu, hưởng lạc và chia bè kéo cánh...
  • Phải chăng cái “Ác” đang lấn át cái “Thiện”

    22/02/2011Hương TràTrong tiến trình phát triển của xã hội loài người, cái thiện- cái ác cùng tồn tại song hành với nhau. Xã hội loài người muốn tồn tại phát triển bền vững thì luôn luôn phải hướng con người đến cái thiện và đẩy lùi cái ác. Nhà nước ra đời, hệ thống pháp luật ra đời chính là để quản lý xã hội, điều chỉnh hành vi con người theo một trật tự nhất định. Tuy nhiên dù có nhà nước, dù có pháp luật thì cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác là cuộc đấu tranh vô cùng cam go.
  • Bàn về tính hợp quần xã hội

    02/02/2011Nguyễn Văn TrọngTriết gia Nga S.L Frank là người đã đưa ra khái niệm “tính hợp quần”(sobornost) như là cơ sở tinh thần của xã hội. Theo ông thì tính hợp quần nằm trong bản chất xã hội của con người vì con người không chỉ là cái “tôi” đối lập với cái “ không phải tôi” như thế giới khách thể. Con người còn có đại từ ngôi thứ hai “anh, chị”, “các anh/ các chị” để chỉ những thực tế mà cái “tôi” xem là đồng đẳng với mình và hợp nhất với mình trong đại từ “chúng ta”...
  • Về sự nhẹ dạ

    08/01/2011Nguyễn Văn NhậtNhẹ dạ cả tin là trạng thái tâm lý của một số người sẵn sàng tin vào một hay nhiều người khác hoặc một hay nhiều sự kiện chỉ được nghe nói mà không dựa vào bất kỳ một chứng cớ hay một sự hiểu biết hợp lý nào. Tính nhẹ dạ cả tin không chỉ là việc tin vào một điều gì đó không thật...
  • Thương nhớ quân tử

    14/12/2010Lê Thiếu NhơnĐã có không ít nhân vật từ trang sách bước ra, và trở thành biểu tượng cho đời sống tinh thần của một người, hoặc một thế hệ. Anh binh sĩ cả cuộc đời gian truân Paven trong “Thép đã tôi thế đấy” cũng có thể xem như một ví dụ thuyết phục.
  • Sống một cuộc đời đáng sống

    11/12/2010Ý nghĩa của cuộc đời bạn nằm ở đâu? Có phải là nằm ở những giây phút trong đời bạn chia sẻ những điều tốt đẹp đến với những bạn bè ở khắp nơi trên cuộc đời này không?
  • Cần một chữ dũng

    24/11/2010Nguyễn Đăng TiếnÔng M. nghỉ hưu cách đây đã 5 năm ở chức Bộ trưởng. Bốn năm qua, mỗi lần đến dự tổng kết năm của Bộ, ông được mời đại diện cho cán bộ hưu phát biểu nhưng một mực từ chối. Vậy mà hôm nay ông hăm hở bước lên bục và nói: Khi nghỉ được vài năm, tôi đã tự nhủ "mũ ni che tai" là tốt. Song tôi nghĩ rằng mình phải nói ra điều bấy lâu nay chưa nói được
  • xem toàn bộ