Khi chất xám làm mồi cho mối mọt

07:58 CH @ Thứ Bảy - 12 Tháng Năm, 2018

Một năm, cả nước có vài trăm công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên ra đời. Và cũng con số ấy trôi vào nằm chất kệ, chất đống trong các thư viện...

Và cứ thế, kho luận văn, tài liệu khoa học sinh viên trong các thư viện phải giải quyết tình trạng chật chỗ bằng cách... đi thanh lý bớt. Giá trị cân não được mối mọt giải quyết sẽ rẻ rúng hơn cân ký cho ve chai bán dạo: 2000 đồng/kg giấy.

Quan trọng là lúc ấy, giấy của công trình khoa học sẽ bình đẳng với một số loại giấy khác không tiện nêu tên.

Nhưng nghiên cứu khoa học luôn luôn là vấn đề hấp dẫn và hăm hở đối với những sinh viên mang nhiều hoài vọng và máu lửa. Sự tốn kém tiền bạc cho đầu tư nghiên cứu so với vật giá cơm gạo, nhà trọ sinh viên thì vốn đã quá cao. Nhưng đầu tư tiền bạc ấy có đáng gì so với chất xám, trí tuệ của nhiều người, và đặc biệt là của chủ nhân được gắn cái tên trên "công trình" ấy. (Dù vẫn biết, không phải nghiên cứu khoa học nào cũng đúng nghĩa với hai chữ công trình!)

Cách đây chưa lâu, anh bạn cùng phòng trọ với người viết hăm hở săn giải thưởng cấp trường, cấp bộ cho đề tài khoa học nghiên cứu về vi khuẩn nốt sần trên cây đậu xanh.

Con nhà nghèo, phải dốc hết tiền túi, vay mượn tiền bạc cho cuộc khát vọng này. Khát vọng mà cứ như đánh bạc. Những đêm khuya, thằng bạn vô tâm (là tôi) thức giấc, cứ thấy anh bạn khổ hạnh gò lưng trên xấp bản thảo, tài liệu dày cộm sau những ngày thực tế, lê la hết cánh đồng này đến cánh đồng khác, phòng thí nghiệm này đến phòng thí nghiệm khác. Gầy đét. Siêu mỏng. Nhiều nốt sần từ cây đậu xanh lây sang hai gò má hóp của anh sinh viên nghèo đóng mụn như cơm cháy. Ăn bánh mì làm khoa học mà.

Thế rồi công trình chỉ dừng lại ở mức giải thưởng của trường. Kiếm được giải thưởng vỏn vẹn... 1 triệu. Khao bạn bè hết 900 ngàn tiền bia để đưa tiễn cái công trình khoa học sau nhiều ngày khổ hạnh kia vào... thư viện. Thế đã là vui. Chứ giải thưởng cấp bộ nghe đâu cũng chỉ vài ba triệu. Về giá trị kim tiền mà nói, kém hơn giải khuyến khích của một cuộc thi game show truyền hình đang nhan nhản hằng ngày trên tivi.

Dạo ấy, nghe đồn có sinh viên ở phía bắc bán công trình nghiên cứu khoa học của mình cho doanh nghiệp được trên dưới 1 tỷ, thấy ngậm ngùi. Vì trong vài trăm công trình khoa học mỗi năm, chỉ có 1- 2 công trình đi vào thực tế và ít ra mang lợi cho thực tế. Những công trình lý thuyết ít được ngó ngàng, lâu ngày, làm mồi nhâm nhi cho lũ mối ưa nhậu giấy. Còn những công trình thực tế thì thực tế ấy luôn bị coi chưa tới nơi tới chốn.

Gần đây, một sinh viên từng ngồi ở quán cóc gào lên: tôi có ý tưởng này hay lắm nhưng mà chẳng biết phán ở đâu. Tôi bí mật không nói ra cho ai biết vì chỉ cần sơ sẩy là bị ăn cắp ngay. Hắn nói ra điều hoài nghi ấy là bởi vì một số công trình của các bạn cùng khóa với hắn đã từng bị doanh nghiệp... "tiếp thu" cái hay "loại bỏ cái dở" và như thế là những đề tài khoa học đã bị "rút tỉa" một cách trắng trợn. Nhưng tình ngay lý thì gian. La làng chẳng ích gì.

Người ta thường nói đến chuyện chảy máu chất xám "ra ngoài" mà quên rằng nếu không giải quyết đầu ra cho những đề tài khoa học của trí thức trẻ, thì chất xám chúng ta tự làm triệt tiêu "ở trong nhà" trở thành thảm họa cho học thuật và khoa học đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Những trung tâm giới thiệu ý tưởng, mua và làm cầu nối công trình khoa học sinh viên với thực tế, những tổ chức bảo vệ sở hữu trí tuệ và chuyên làm công việc quảng bá những công trình giá trị do sinh viên đổ mồ hôi sôi từng cân não làm ra nên bắt đầu từ đâu nếu không phải là phía nhà trường, nơi đào tạo và tạo thương hiệu của mình bằng những sản phẩm chất lượng cụ thể, đóng góp và tạo nguồn lợi cho xã hội?

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Có phải là tính hiếu học?

    15/09/2018Nghiêm Xuân MinhNhững điều thực tiễn quan sát được gợi cho tôi phải suy nghĩ về truyền thống hiếu học của người Việt chúng ta và tôi có phần hoài nghi về sự khẳng định tính hiếu học đó.
  • Trí thức và nửa trí thức: Đến cả sự nhợt nhạt cũng giống nhau đáng sợ

    16/05/2016Ngô Tự LậpTrích đăng từ bài “Giáo dục, Trí thức và nửa đường còn lại” của Ngô Tự Lậpbàn về trí thức và nửa trí thức.
  • Tản mạn về trí thức và trí giả

    31/01/2016Trương Xuân HươngTrong “Từ điển tiếng Việt” do Viện Ngôn ngữ học biên soạn, GS Hoàng Phê chủ biên, hai từ “trí thức” và “trí giả” không có nghĩa khác nhau là mấy...
  • Sinh viên và... nỗi buồn của sách!

    22/05/2015Linh Thoại"Tuổi thanh niên nên đến với sách như đi vào cuộc đời để tìm bạn". Đó là một trong những lời khuyên quý báu của André Maurois - nhà văn Pháp. Thế nhưng đọc sách có còn là một niềm vui tao nhã, một nhu cầu học hỏi không thể thiếu, nhất là đối với sinh viên - một bộ phận thanh niên được xem là trí thức trẻ ngày nay?
  • Phẩm chất sinh viên

    13/05/2015TS Vũ Thanh Tư AnhMột con thuyền cứ mãi lênh đênh trên biển cả nếu nó không biết đâu là bến bờ cần đến. Cũng như vậy, một nền giáo dục sẽ không có định hướng hoặc đi chệch hướng nếu như những mục tiêu của nó không đúng đắn, rõ ràng, và nhất quán...
  • Sách và chuyện làm sách!

    12/11/2014Nguyễn HòaKinh tế thị trường lên ngôi, các “đầu nậu” sách ra đời, đối với nhiều người trong số họ hai chữ “bản quyền” dường như là một quy ước của người ngoài hành tinh. Mặc cho tác giả rền rĩ kêu ca, những người tuyển chọn vẫn vượt mọi khó khăn để tra tấn máy photocopy đặng làm nên những cuốn sách do họ “chủ trì” nhưng thường quên mất vai trò “chủ chi”...
  • Người Việt có “văn hóa đọc”?

    14/05/2014Yên HàNhìn lại tình hình sách in quá khiêm tốn của chúng ta hiện nay, người thì cho là lỗi của xã hội thờ ơ với sách, người thì gán tội cho người viết không thể sáng tạo ra những đứa con tinh thần xinh đẹp để người đọc phải đổ xô đi tìm, người thì đổ lỗi cho sự bành trướng của báo trí, truyền hình, Internet…
  • Học tại chức thời @

    30/12/2010Hà ThanhDưới đây là những điều có thật ghi được tại một lớp tại chức mà chính người viết tham dự. Có một thực tế là những lớp học như thế này đang hết sức phổ biến tại các giảng đường đại học, khi mà "căn bệnh" sính bằng cấp vẫn còn tồn tại...
  • Vì sao sinh viên trường Đại học thường… học đại?

    21/03/2006Mai Thùy Trang, Đỗ Hồng Cường, Phạm Thị Kim Phương, Trần Thị Tuyết Minh (Khoa kinh tế, ĐH Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh)Nhiều nhà quản lý nhân sự đã phàn nàn rằng, sinh viên tốt nghiệp Đại học của ta, nhiều em quá kém, ra làm việc mà "ngơ ngác như con nai vàng". Mọi sự đều có lý do của nó...
  • Khoa học theo “mốt”

    10/02/2006Nguyễn HoàMốt nào rồi cũng qua đi, mãi mãi còn lại là con người với khát vọng làm đẹp mình, làm đẹp xã hội. Tuy nhiên, khi khoa học chạy đua theo mốt thì chuyện không hoàn toàn như vậy. Phải chăng đây là một trong những nguyên nhân đẩy tới nghịch lý: đất nước nhiều giáo sư tiến sĩ song vẫn thiếu các nhà khoa học đích thực, thiếu các chuyên gia đầu ngành?
  • Phía sau giảng đường

    01/01/2006Trần Thanh TườngĐã có không ít bài báo nêu nên thực trạng lối sống thiếu lành mạnh của một bộ phận sinh viên hiện nay. Phía sau giảng đường, vẫn có và luôn tồn tại không ít những điều, những chuyện mà lẽ ra không bao giờ có trong môi trường sinh viên -nột tầng lớp trí thức sẽ đảm đương vai trò xây dựng và bảo vệ đất nước...
  • Tìm hiểu nhiều - hiệu quả ít

    19/11/2005Mai Mộng Tưởng - Lê DũngHiện nay, có nhiều cuộc thi tìm hiểu kiến thức nhân một sự kiện, một vấn đề, một dịp nào đó thường được vận động khá rầm rộ và thu hút nhiều người tham gia. Ở một góc độ, những cuộc thi như thế này giúp người dân nâng cao nhận thức. Thế nhưng, đôi lúc, có những cuộc thi không thực sự thiết thực nên những đơn vị hay cá nhân chỉ tham gia theo kiểu "đối phó", chỉ gây nên lãng phí, tốn kém...
  • Như thế có gọi là "Sinh viên ta" sa sút vì máy tính?

    08/10/2005Đoan TrúcCó máy, chủ nhân dành nguyên ổ đĩa D để chép game, cũng có máy, ổ đĩa E toàn phim và... những hình ảnh được tải từ Internet. Và khá nhiều sinh viên dồn toàn bộ thời gian cho... chơi game và xem phim...
  • Sinh viên = Xoàng xĩnh?

    29/09/2005Nguyễn Trương QuýTại sao vẫn tồn tại quan niệm là sinh viên thì luôn đi cùng với sự lúi xùi, xoàng xĩnh, với không gian nhà trọ tù đọng, với học như đi xem phim rạp, hết phim rồi sẽ ra, thế nào cũng tốt nghiệp?
  • Chẳng giống chút nào...!

    24/08/2005Quỳnh ChiSố là tôi công tác ở một Tạp chí khoa học, địa chỉ đỏ của các vị tiến sĩ tương lai. Một phần công việc của tôi là tiếp xúc với các vị giáo sư, tiến sĩ khả kính, nhận bài khoa học để đăng kiếm điểm phục vụ cho việc bảo vệ luận án của các vị tiến sĩ tiềm năng...
  • “Nghề” học thuê

    12/07/2005T.NChuyện đi học điểm danh tưởng như không ai có thể làm hộ được vậy mà nó lại đang trở nên khá phổ biến ở nhiều trường đại học. “Nghề” học thuê cũng đang trở thành một nghề “ngồi mát ăn bát vàng” đối với nhiều sinh viên.
  • Ca tụng sự khôn khéo thay vì trí tuệ

    17/06/2005Trần Đình HượuKhông ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thể, giữ mình, gỡ tình thế khó khăn. Đối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hoà hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình...
  • Hàng ngàn "sáng kiến"... trùm mền!

    09/12/2003Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, chỉ ở bảy quận huyện trong ba năm đã có đến trên 4.000 sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) của giáo viên (GV). Thậm chí trong một báo cáo chung chung từ cơ sở gửi về công đoàn ngành (chưa được kiểm chứng), mỗi năm có 45-50% GV viết SKKN (?). Sáng kiến bạt ngàn như thế nhưng đã có công trình nào được ứng dụng rộng rãi và tại sao chất lượng giáo dục vẫn rất ít chuyển biến?
  • Nghề... học thuê

    18/11/2003Việt HàChưa đi làm, vẫn có thu nhập đều đặn; không mất một đồng học phí nào, vẫn theo học đầy đủ các chương trình đào tạo dịch vụ. Hiện tượng "đi học lĩnh lương hàng tháng" của sinh viên tại các lớp tại chức buổi tối giờ đây đang diễn ra sôi động.
  • Gán nhãn chất lượng cho học hiệu, học hàm

    03/11/2003Trong nhiều năm qua đã có biết bao bài viết phân tích nguyên nhân làm nền giáo dục của chúng ta, phổ thông cũng như đại học, có chất lượng yếu kém. Nhưng hình như chưa mấy ai nhấn mạnh đúng mức tới vai trò đặc biệt quan trọng của những nhà khoa học, những người thầy trong việc nâng cao chất lượng giáo dục...
  • Nghiên cứu khoa học bị 'bỏ quên' trong các trường đại học

    06/09/2003Đại học là một trong những nơi tập trung nhiều chất xám nhất, song việc đầu tư cho khoa học ở đây đang bị xem nhẹ. Kinh phí cho nghiên cứu ở các trường chỉ bằng 1/3 so với các viện, thiết bị lạc hậu Còn giảng viên thì ngày càng “chán” đề tài, dẫn đến kiến thức chai cứng, không được cập nhật...
  • Vinh quang đại học hay áp lực tù đày: Những khác biệt từ quan niệm

    20/08/2003Có một sự khác biệt rất lớn trong giáo dục phổ thông giữa Việt Nam và các nước phương Tây. Vì nhiều lý do, mục tiêu tối hậu của đại đa số các gia đình ở Việt Nam là làm sao để con em có thể vào được đại học. Chính vì thế, áp lực "đậu đại học" năm này qua năm khác cứ liên tục đè nặng lên vai những cô cậu học trò trẻ tuổi.
  • Sinh viên phải là nhà nghiên cứu

    10/03/2003Trong hai ngày 7 và 8/3, tại Vĩnh Phúc, đã diễn ra hội thảo quốc gia “đổi mới phương pháp dạy - học ĐH, CĐ”. Phát biểu trong chương trình khai mạc, giáo sư Hoàng Tuỵ cho rằng: đã có nhiều thảo luận về đổi mới giáo dục ĐH nhưng đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Chưa có sự thống nhất về sứ mạng, mục tiêu mà đã bàn về phương pháp thì không thấu đáo, nhưng “đành phải tạm thôi”.
  • xem toàn bộ