Không phải truyện cổ tích!

07:30 CH @ Thứ Hai - 10 Tháng Bảy, 2017

Một câu chuyện đã được viết nên suốt gần 2 chục năm qua. Một câu chuyện mà cái kết, vào thời điểm này khi những chuyện xấu xa về bạo hành, xâm hại trẻ em đang làm cả xã hội sục sôi, không làm mấy ai để ý.

.

.

Ngày 3/3/2017 vừa qua, ngành giáo dục tỉnh Nam Chungcheong, Hàn Quốc đã ra quyết địnhmở lại một ngôi trường đã đóng cửa hàng chục năm nay trên một đảo nhỏ, chỉ để dạy học cho một cậu học trò duy nhất mới 8 tuổi tha thiết muốn đi học nhưng lại không muốn xa gia đình.

Còn ở Nhật Bản mới đây, nhà ga Kami-Shirataki cũng đã ngừng hoạt động vĩnh viễn sau khi vị khách duy nhất mà nó phục vụ suốt 3 năm qua đã tốt nghiệp THPT. Ba năm trước, Tổng công ty Đường sắt Nhật Bản đã quyết định tạm hoãn việc đóng cửa nhà ga này theo kế hoạch, khi phát hiện ra có một nữ sinh vẫn đến nhà ga để đón tàu đi học mỗi ngày. Trong suốt 3 năm, mỗi ngày chỉ có hai lần đoàn tàu dừng lại ở ga, một là để đón cô bé đi học và một là để đưa cô bé về nhà.

Sự hiếu học của trẻ thơ và tinh thần khuyến học, nhân văn của cộng đồng, của xã hội, thái độ đối xử với quyền và lợi ích của từng cá nhân, cung cách trân trọng, nâng niu và lựa chọn hy sinh trước những ước mơ dù rất nhỏ nhoi của một đứa trẻ… thực sự đã nhắc nhở, truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta dù mỗi người chúng ta đang ở vị trí nào trong xã hội.

Khi những bước đi đầu tiên của một con người được xã hội đón nhận theo cách không thể nhân văn hơn như thế, làm sao con người khi trưởng thành lại không phải là một người biết cống hiến tận tụy, hết mình cho xã hội, biết hy sinh, biết sống vì người khác?

Cả cộng đồng vì một người, những câu chuyện có thật, đẹp như cổ tích ở hai quốc gia này, đã truyền cảm hứng không chỉ cho những người làm giáo dục và cho các thanh thiếu niên ở tuổi đến trường mà còn cho tất cả những ai biết đến.

Còn ở Việt Nam, một câu chuyện cổ tích cũng đã được viết nên nhưng theo một cách ngược lại: Có một người đã vì cả cộng đồng mà quên mình suốt gần 2 chục năm qua cho đến tận cả lúc ra đi. Một câu chuyện cổ tích mà cái kết, vào thời điểm này khi những câu chuyện xấu xa về bạo hành, xâm hại trẻ em đang làm cả xã hội sục sôi, không mấy ai để ý.

Đó là người thầy đã một mình đẽo thang vượt núi tìm đến bản người Mông, một vùng núi đá cao chất ngất trên đỉnh trời, tự dựng trường, gọi con trẻ về dạy học. Đó là thầy giáo Mông Văn Nguyễn ở bản Lũng Mần (xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng) nơi có hơn 500 cư dân người Mông đều thuộc diện nghèo khổ đang sinh sống.

Một người thầy được coi như huyền thoại của vùng núi đá nơi địa đầu, một mình đến để dạy học, nhưng rồi không cầm lòng được trước cảnh vất vả khó khăn của người dân nơi đây, ông đã ở lại suốt 17 năm qua, không mệt mỏi tìm mọi cách giúp đỡ từng người dân.

Phá đá làm đường, gùi xi măng quây những mỏm đá lại xây hàng trăm bể chứa nước, hướng dẫn cách trồng trọt mới... rồi đỡ đẻ, cứu người, giúp người dân nâng cao hiểu biết mọi mặt. Một cuộc đời không màng tới lợi ích của bản thân, chấp nhận gian khổ tự nguyện sống xa gia đình, người thân để yêu thương và tận tụy hết lòng vì một cộng đồng nghèo khó xa lạ ở nơi cùng đất cuối trời.

Thật đáng tiếc, cách đây mấy ngày thôi, thầy đã ra đi vĩnh viễn sau khi tìm cách cứu một cặp vợ chồng đi rừng gặp lũ trên sông Nho Quế.

Câu chuyện cả cộng đồng vì một người hay câu chuyện một người vì cả cộng đồng này đều truyền cảm hứng mạnh mẽ cho những ai biết đến. Những câu chuyện không phải cổ tích, những câu chuyện có thực và trong thực tế chúng tuy không nhiều nhưng luôn là nguồn cảm hứng, giúp chúng ta thấy đời sống bớt ảm đạm hơn.


Hàn Quốc: Mở lại ngôi trường đã đóng cửa để dạy 1 học sinh

.

Mong ước được đi học mà không phải xa cha mẹ của một cậu bé 8 tuổi đã làm xúc động lãnh đạo ngành giáo dục tỉnh Nam Chungcheong (Hàn Quốc). Họ đã quyết định mở lại một ngôi trường đã đóng cửa chục năm nay trên một hòn đảo nhỏ phía tây Hàn Quốc để dạy duy nhất cậu bé này.

.

Vào hôm 3/3/2017, cậu bé Ryu Chan-hee, 8 tuổi, đã được hộ tống bởi bố mẹ và người dân đảo Nokdo (cách cảng Daecheon ở thành phố Boryeong 20 km) khi em vào học ở một điểm trường của trường tiểu học Cheongpa.

Cũng vào hôm đó, hơn 50 dân làng đã tổ chức buổi tiệc chúc mừng việc cậu bé được nhận vào học tại ngôi trường đã đóng cửa từ năm 2006 do số học sinh giảm.

Hiệu trưởng Trường tiểu học Cheongpa, ông Lee Min-cheol, trao giấy nhập học cho cậu bé Ryu Chan-hee (bên phải) và cho một cô bé khác vào học điểm trường khác trên đảo Hodo tại buổi lễ nhập học ngày 3/3/2017. (Ảnh:Hankook Ilbo)
Hiệu trưởng Trường tiểu học Cheongpa, ông Lee Min-cheol, trao giấy nhập học cho cậu bé Ryu Chan-hee (bên phải) và cho một cô bé khác vào học điểm trường khác trên đảo Hodo tại buổi lễ nhập học ngày 3/3/2017. (Ảnh: Hankook Ilbo)

.

Chị Won Jee-hee, 39 tuổi, mẹ của cậu bé Ryu, đã chuyển tới sống ở hòn đảo này năm ngoái cùng người chồng mục sư và con gái 5 tuổi. Chị phải cho con trai đi học tại một điểm trường khác của trường tiểu học Cheongpa ở hòn đảo Hodo cạnh đó bằng thuyền mỗi ngày.

Chị Won tâm sự: “Tôi đã rất lo mỗi khi thấy có cơn gió nhẹ vì sợ sẽ ảnh hưởng đến chiếc thuyền đang chở con trai tôi. Giờ đây tôi rất vui mừng vì tôi không phải cho con đi học xa như vậy nữa”.

Cậu bé Ryu cho biết em “thích đi học mà không phải xa cách gia đình”.

Cậu bé Ryu Chan-hee đã đạt được nguyện vọng đi học mà không phải xa cách gia đình.
Cậu bé Ryu Chan-hee đã đạt được nguyện vọng đi học mà không phải xa cách gia đình.

Chiến dịch kêu gọi mở lại trường học do bố cậu bé Ryu dẫn đầu, anh đã nói với quan chức giáo dục của tỉnh Nam Chungcheong là “gia đình không nên bị chia tách” và các quan chức “không lờ đi việc học tiểu học của con trai tôi, học tiểu học là điều bắt buộc với tất cả công dân”.

Bộ Giáo dục đã chấp nhận thỉnh cầu của bố cậu bé Ryu và quyết định mở lại ngôi trường, chuẩn bị chỗ ăn ở cho một giáo viên được điều đến dạy.

Việc mở lại một ngôi trường công như vậy là điều chưa từng xảy ra ở Hàn Quốc.

Ông Kim Ji-cheol thuộc Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho biết việc mở lại ngôi trường “là điều không dễ dàng trong thời điểm mà chính phủ Hàn Quốc đang có động thái đóng cửa những ngôi trường mà số học sinh giảm sút”.

Nhưng ông cũng nói tỉnh Nam Chungcheong “sẽ không để học sinh nào lại phía sau và sẽ chuyển hơi thở cuộc sống vào ngôi làng thông qua việc học hành”.

Cậu bé Ryu sẽ học ở ngôi trường này 4 ngày một tuần. Vào hai ngày còn lại, cậu bé sẽ đi học ở đảo Hodo để hòa nhập với 6 học sinh ở đó.

Ngoài ra, trụ sở chính của trường tiểu học Cheongpa ở thành phố Boryeong sẽ có chương trình phối hợp và buổi học giáo dục thể chất cho các em một lần mỗi học kỳ.

(Xuân Vũ,Korea Times,đăng theoDân Trí)

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trí tuệ cộng đồng: Chìa khoá vào kinh tế tri thức

    19/07/2019Hoàng TuỵĐứng trước một thế giới đang chuyển mạnh sang kinh tế tri thức, nhiều người lạc quan tin tưởng như thể chúng ta sắp bức vào một sân chơi mới, ở đó tài trí người Việt Nam sẽ phát huy được hết ưu thế. Ngược với xu hướng này cũng có ý kiến dè dặt, cảnh báo rằng sự hăng hái đặt cược quá cao vào kinh tế tri thức...
  • Cá nhân và cộng đồng

    02/05/2019Người ta khuyên chúng tôi hãy phát triển mình như những cá nhân, bồi dưỡng những phẩm chất riêng của mình, và đẩy mạnh an sinh cá nhân. Ở đây không có một xung đột giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân sao? Cái nào phải được ưu tiên – cá nhân hay quốc gia?
  • Xây dựng cộng đồng doanh nhân

    12/10/2015Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc InvestConsult GroupChúng tôi cho rằng vị trí của doanh nhân đã được nâng lên đáng kể nhưng chưa tương xứng với vai trò của họ đối với sự phát triển của đất nước. Hiện nay, trong suy nghĩ của một bộ phận không nhỏ của xã hội, doanh nhân vẫn không được coi trọng, vẫn bị coi là những kẻ bóc lột, doanh nghiệp tư nhân dường như vẫn còn mặc cảm tự ti trong quan hệ với doanh nghiệp nhà nước, với các cơ quan của nhà nước...
  • Nhận Dạng một Cộng Đồng

    15/05/2015Nguyễn Tất ThịnhNếu mạnh dạn nhìn vào điểm xấu thì như uống thuốc Kháng sinh (không thích, nhưng cần thiết). Tôi liệt kê sơ nhận xét của mình về 10 phương diện lớn của một Cộng Đồng Việt Nam…(mỗi phương diện gắn tạm với 3 dấu hiệu chính…được gọi bằng chính cách nói của Cộng Đồng, mang tính hình ảnh và liên tưởng…)
  • Mang “thư viện” sách ra phố đãi mọi người

    30/10/2014Khánh HồngMặc dù rất bận với công việc mưu sinh nhưng hàng tuần, chàng trai Nguyễn Văn Hoan (sinh 1990, sống tại Đà Nẵng) vẫn duy trì hai dự án của mình là: đọc sách đường phố miễn phí và dạy kỹ năng sống miễn phí...
  • Mời mọi người cùng hạnh phúc

    09/02/2012Hạnh NguyênKhi được hỏi muốn gì trong cuộc đời, hầu như ai cũng trả lời: “Tôi muốn
    hạnh phúc”. Nhưng chúng ta có thể đo được hạnh phúc không? Yếu tố nào
    khiến con người thấy hạnh phúc?
  • Doanh nhân cộng đồng, họ là ai?

    13/06/2007Hoàng Cửu LongCác nhà tỉ phú trên thế giới ngày càng hướng vào các hoạtđộng từ thiện.Họ là doanh nhân nhưng khôngbó gọn trong sản xuất, kinh doanh mà hướng tớilợi íchcộng đồng. Người tagọi họ là "Doanh nhâncộng đồng”...
  • Từ chuyện “chôm” của công đến ý thức cộng đồng

    20/09/2006Hữu VinhVụ trộm hơn 3,4 tấn thép trụ cầu Vĩnh Tuy của nhóm thanh thiếu niên mới đây được ưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng có vẻ như không mới. Đơn giản là vì những vụ trộm cắp tương tự như vậy cũng đã xảy ra và số tiền mà bọn trộm thu được không lớn nhưng hậu quả về mặt kinh tế thì thật khó lường...
  • Mở rộng cánh cửa học vấn cho mọi người

    16/12/2003Ngày 2/7/2003, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch “Hành động Quốc gia giáo dục cộng đồng cho mọi người (GDCĐCMN) 2003 - 2015” do Bộ Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT) thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật của UNESCO. Trong tháng 12/2003, kế hoạch đã được triển khai đến các tỉnh, thành trong cả nước...
  • xem toàn bộ