Loại hai

08:50 SA @ Thứ Năm - 12 Tháng Sáu, 2008

Loại hai có là chính phẩm không hay chỉ là thứ phẩm, đương nhiên đôi khi ta phải tạm dùng vì nó chưa là phế phẩm. Đồ trang phục hàng thùng bán nơi vỉa hè không thể là thứ đóng hộp trong siêu thị. Cô hàng bán hóa còn bó hoa cuối cùng, bán rẻ nốt để về cho sớm, không thể dùng bó hoa đó đi tặng sinh nhật.

Đi nghe ca nhạc, đi mua cuốn thơ, đôi khi bực mình vì bị nghe một bài hát quá nhàm, quá dở hoặc gặp những bài thơ tự bỏ tiền ra in lấy, quá kém từ nội dung cũ kỹ đến ngôn ngữ sáo mòn… Loại hai đấy. Thật khốn khổ, khốn khổ cho người làm ra sản phẩm và cũng khốn khổ cả cho người tiêu dùng, người thưởng thức. Đồ hộp nắp đã bị phồng, thuốc tân dược đã quá “đát”, chiếc bút bi không ra mực, thếp giấy bị nhầu nát phía trong, quyển vở lần này nhỏ đi mấy li hơn lần trước… loại hai đó.

Người ta thường nói: “Tiền nào của ấy”. Chấp nhận. Nhưng đôi khi bực mình vì bỏ tiền xịn ra mà chuốc phải thứ hàng loại hai không tương xứng với đồng tiền (mà mồ hôi nước mắt mới kiếm được đồng tiền ấy). Xót ruột lắm chứ.

Con cá ươn chợ chiều, mớ rau già cuối chợ, quả chuối nẫu, tách cà phê vừa nguội vừa chua…. loại hai mà.

Còn con người thì sao? Không ai muốn mình là loại người bị xếp xuống loại hai, kể cả loại người ít tiền, chuyên: “Đi xem hát ngồi xa, đi xem xinêma ngồi gần.”

Người đi cải tạo về kiếm việc làm ổn định để làm lại cuộc đời, sao mà khó vậy? Loại hai chăng? Không học hành gì, không có nghề nghiệp vững vàng trong tay, người phụ nữ lỡ thì dở dang duyên phận… có là loại hai không? Buồn.

Còn một điều nữa: Không ai tự nhận mình là loại hai. Người làm ra sản phẩm loại hai cũng cứ nhận vơ là loại một. Thế mới phiền. Giá mà xã hội có một nhân vật siêu phàm, chuyên làm nhân viên kiểm tra nằm sẵn ngay trong lòng mỗi người thì hay quá nhỉ. Khó lắm vậy.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giá trị lao động và giá trị tri thức

    01/05/2017Trần Quân Tuyền (GS, TS Viện khoa học xã hội Trung Quốc)Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra sự phân tích và luận chứng khoa học để, một mặt, phê phán quan điểm của phương Tây cho rằng lý luận giá trị lao động của C.Mác đã không ý nghĩa, mặt khác chứng minh một cách thuyết phục lý luận giá trị thặng dư của C.Mác không hề lỗi thời, mất tác dụng...
  • Tết và những giá trị gia đình thời hội nhập

    22/01/2020Trần Thị TrườngXuân đến Tết về không chỉ là ngày, là mùa đón khí mới mà còn là dịp con người tri ân tổ tiên, nguồn cội, biểu tỏ tình yêu thương với gia đình, người thân, bạn bè…
  • Mạnh ai nấy sống... và kiếm sống với bất cứ giá nào!

    12/03/2019Vương Trí NhànThử tìm một triết lý toát ra trong cách đi lại của hiện thời. "Trong ý nghĩa tượng trưng của chúng, các xe cộ, cổ cũng như hiện đại, là những hình tượng của cái tôi. Chúng phản ánh các mặt khác nhau của đời sống nội tâm và có quan hệ với các vấn đề phát triển của nhân cách".
  • Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị

    09/06/2018Nguyễn Trần BạtGiá trị của các hệ tư tưởng chỉ có tính chất tương đối, mang tính lịch sử. Tư tưởng và hệ tư tưởng không phải là những giá trị bất biến, càng không phải là những tín điều để tôn thờ, nó đang và sẽ bị thay thế bởi hệ giá trị, là một hệ thống các tiêu chuẩn để quy định, định hướng và tổ chức hành vi của con người trên phạm vi toàn cầu...
  • Cái giá phải trả cho sự giàu có

    19/06/2016Trần Cao DũngNgười cha giàu nói với tôi có rất nhiều cách để làm giàu. Cách nào cũng có cái giá của nó. "Ta càng phục vụ nhiều người bao nhiêu, ta càng trở nên giàu có bấy nhiêu.”
  • Một số nét tâm lý đặc trưng về định hướng giá trị của thanh niên hiện nay

    30/09/2015Đỗ Ngọc HàGiá trị và định hướng giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự hình thành nhân cách, lối sống và có ảnh hưởng đến toàn bộ hành vi cá nhân. Khi tiếp cận trên bình diện giá trị và định hướng giá trị, chúng ta có thể hiểu sâu được những quá trình xã hội điều khiển sự hoạt động của các cộng đồng, các nhóm xã hội...
  • Cuộc đời mất giá

    09/04/2015Phan Tự TổBởi lý do giá hàng cao vọt, kinh tế túng thiếu, bắt buộc người cha phải làm việc từ tám giờ tăng lên mười hai giờ, người mẹ cũng phải cởi bỏ bộ cánh lộng lẫy xa hoa để chui vào bếp...
  • Bước lên nấc trên của thang bậc giá trị

    09/02/2015TS. Nguyễn Sĩ DũngMở cửa thì nắng, gió sẽ tràn vào. Những “cơ thể” đã quen với việc rèn luyện mau chóng thích nghi và tận dụng cơ hội này để lớn lên. Nhưng cũng sẽ có một số cá thể nhanh chóng bị nhức đầu, sổ mũi (vì bị cớm nắng từ lâu)...
  • Giá trị luận

    30/01/2008Nguyễn Huy HoàngGiá trị luận (từ chữ Hy Lạp axios - giá trị và logos từ, khái niệm) học thuyết về các giá trị, lý thuyết triết học về những nguyên tắc có ý nghĩa chung, quy định hướng hoạt động, động cơ hành động của con người...
  • Giá trị chân chính của kinh tế tư nhân

    07/07/2006Nguyễn Trần Bạt - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc InvestConsult GroupKinh tế tư nhân không chỉ có tiếng nói quyết định đến sức mạnh kinh tế của hầu hết các quốc gia mà còn trở thành một lực lượng kinh tế có ý nghĩa chính trị toàn cầu. Phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng có nghĩa là bảo tồn tính đa dạng phong phú của đời sống kinh tế, xem nó như là nguồn gốc của mọi sự phát triển...
  • Giá cả và giá trị!

    24/12/2005Thực tế cuộc sống buộc chúng ta phải chấp nhận rằng có rất nhiều thứ giá trị nhưng không có giá về mặt tiền bạc và ngược lại, vô khối thứ đắt giá nhưng lại chẳng đáng hoặc không mấy giá trị...
  • Cơn khát bằng cấp, học hàm, học vị

    14/11/2005GS. Hồ Ngọc ĐạiNhân loại đang cơn khát tư hữu và cơn khát quyền lực. Cơn khát ấy là chuyện tất nhiên, nó thế là nó thế, không nên đặt ra vấn đề tốt xấu, sang hèn (mà có chăng thì chỉ ở cách thức thỏa mãn thôi)...
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • xem toàn bộ