Một luận án tiến sỹ về cuộc chiến tranh Biên giới 1979

07:36 CH @ Thứ Ba - 19 Tháng Hai, 2019

Đó là luận án mang tên: "Haunted Borderland. The Politics on the Border War against China in post - Cold War Vietnam" ("Vùng biên ám ảnh. Những chính sách về cuộc Chiến tranh Biên giới chống Trung Quốc ở nước Việt Nam thời hậu chiến tranh lạnh"). Tác giả luận án là Juhyung Shim (Hàn Quốc). Luận án được bảo vệ tại Khoa Nhân học Văn hóa (Department of Cultural Anthropology), Đại học Duke (Mỹ) năm 2014. Toàn văn luận án có thể tìm thấy trên mạng. Dưới đây là bản tóm tắt luận án tôi tạm dịch.


Đường phố Hoàng Liên Sơn tháng 2-1979

*
"Luận án này nói về lịch sử và ký ức cuộc Chiến tranh Biên giới (CTBG) với Trung Quốc (TQ) ở nước Việt Nam hiện đại. Do tính chất đặc biệt của nó là cuộc chiến tranh giữa hai nước xã hội chủ nghĩa láng giềng ở châu Á thời chiến tranh lạnh nên CTBG là chủ đề nhạy cảm ở Việt Nam. Trong khi Đảng và Nhà nước coi quá khứ này của đất nước là vấn đề nhạy cảm chính trị thì lịch sử và ký ức về cuộc chiến lại thấm sâu vào xã hội VN. Di sản của cuộc chiến có thể thấy trong những tình cảm chống TQ mà trong bối cảnh tân tự do toàn cầu hiện nay có vẻ như đang sống lại cùng với chủ nghĩa quốc gia thời hậu chiến tranh lạnh. CTBG chống TQ biểu hiện một bước ngoặt quan trọng của chủ nghĩa quốc gia ở VN. Đồng thời sự đổ vỡ chấn thương của tình anh em xã hội chủ nghĩa đã gây nên sự lo lắng về các quan hệ đối nội và đối ngoại. Sự tranh chấp lãnh thổ gần đây trên biển Đông giữa VN và TQ đã gợi lại lịch sử và ký ức cuộc chiến năm 1979. Tình cảm chống TQ đang tăng lên ở VN hiện nay cũng tính đến chiến tranh như một tương lai gần.
Dùng cách tiếp cận nhân học đến lịch sử và ký ức về cuộc chiến, luận án này nêu lên năm câu hỏi chính: 1) khung cảnh lịch sử về quá khứ VN đã dịch chuyển như thế nào thông qua các đường lối về CTBG; 2) khung cảnh ký ức về CTBG như một kinh nghiệm quốc gia và địa phương đã được cấu thành như thế nào; 3) CTBG đã góp phần hình thành chính sách về các dân tộc thiểu số ở các tỉnh vùng biên như thế nào; 4) tại sao khung cảnh biên giới ở VN thường xuyên tác động đến các chính sách của nhà nước - quốc gia trong bối cảnh thế giới toàn cầu hóa; và 5) tại sao các thị trường vùng biên và các hoạt động thương mại lại trở thành lĩnh vực cạnh tranh thường xuyên của chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa tự do mới toàn cầu thời hậu chiến tranh lạnh.

Để giải đáp các câu hỏi này tôi đã đi điền dã nhân học tại Lạng Sơn, một tỉnh biên giới phía Bắc, và Hà Nội, thành phố thủ đô của VN từ 2005 đến 2012, và lại có chuyến đi ngắn năm 2014. Một năm điền dã tích cực từ 2008 đến 2009 ở tỉnh Lạng Sơn đã giúp tôi tìm hiểu lịch sử địa phương và ký ức của người dân địa phương về CTBG trong bối cảnh xã hội hiện đại. Những quan sát nghiên cứu trong chuyến đi dài ngày ở khu vực vùng biên nhạy cảm đã cho phép tôi có cái nhìn toàn diện về ký ức CTBG chống TQ đóng vai trò thế nào trong cuộc sống thường ngày và đời sống của các cư dân biên giới. Ở Hà Nội, qua việc nghiên cứu các tài liệu lưu trữ và thảo luận với các nhà nghiên cứu VN, tôi đã có khả năng mở rộng sự hiểu biết của mình về lịch sử dân tộc VN và quá khứ xã hội chủ nghĩa. Vì VN là một trong những nước phát triển nhanh nhất về Internet nên tôi cũng theo dõi được sát các cuộc tranh luận trên mạng và sự trao đổi thông tin trên Internet như một hình thức mới của sự trao đổi xã hội ở VN.

Để kết luận, tôi cho rằng ký ức và kinh nghiệm đã xác lập VN như một nhà nước - quốc gia kiểu đặc biệt của chủ nghĩa quốc gia thời hậu chiến tranh lạnh, nơi vẫn nhớ lại ký ức về CTBG trong kỷ nguyên hậu chiến tranh lạnh. Vì đường biên quốc gia được cấu trúc lại do di sản chiến tranh và giao lưu thương mại vùng biên nên những thách thức biên giới đã làm mất thăng bằng các quan hệ hai bên trong một trật tự thế giới theo chủ nghĩa tự do mới. Đường biên của nhà nước - quốc gia trở thành đường biên của chủ nghĩa tự do mới trong thế giới hiện đại. Khu vực vùng biên của VN sẽ vẫn gợi lại những nỗi khủng khiếp của chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa quốc tế, thông qua những hình ảnh tưởng tượng về tình anh em xã hội chủ nghĩa hoặc thực tế của chủ nghĩa đa phương tân tự do thời hiện đại."


Từ ngày 17/2/1979 đến 18/3/1979 khi Trung Quốc rút quân, nhiều bản làng dọc biên giới phía Bắc bị tàn phá nặng nề. Đạn pháo tầm xa phá hủy nhà cửa, trường học, bệnh viện, cầu cống, người dân bị giết hại.

Cầu sông Bằng (Cao Bằng) bị quân Trung Quốc đánh sập.

.


Nhà trẻ thị xã Cao Bằng chỉ còn là đống đổ nát.


Chị Nông Thị Ty, người dân thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo còn sống sót sau trận càn quét của quân Trung Quốc trả lời nhà báo Tiệp Khắc. Tại thôn này, 43 dân thường gồm người già, trẻ em, phụ nữ mang thai bị giết hại.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • 10 bài hát Nga về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại

    05/05/2020Bùi Quang MInhXin mời các bạn thưởng thức 10 bài hát Nga về chiến tranh vệ quốc vĩ đại quen thuộc của nhân dân Liên Xô trước đây và nhân dân Nga ngày nay...
  • Bản chất của chiến tranh và hòa bình

    02/05/2019Dr. Motimer J. AdlerGiống như hầu hết mọi người, tôi cũng hoang mang trước tình trạng căng thẳng và khủng hoảng quốc tế hiện nay. Chúng ta không có vẻ đang có chiến tranh mà chúng ta cũng không có vẻ gì là đang có hòa bình. “Chiến tranh” là gì? Đây đang là thời chiến tranh hay thời hòa bình? Liệu “bình an dưới thế” có là một khả năng hiện thực cho loài người?
  • Chiến tranh thương mại của Quản Trọng

    14/01/2019Nguyễn Đức ThànhThời Xuân Thu, khoảng 2.700 năm trước, Quản Trọng là một doanh nhân startup làm đủ thứ trên đời để sinh nhai. Đến năm ngoài 40 tuổi thì gặp Tề Hoàn Công, giúp cho nước Tề trong suốt 40 năm, trở thành một cường quốc...
  • ‘Chiến tranh’... như định mệnh nhân loại

    19/10/2018Nguyễn Tất ThịnhNhiều cuộc chiến thực ra cuối cùng để phân định ‘quyền lực cốt lõi hay quyền danh dự’...
  • Cải cách giáo dục: Cuộc chiến tranh lạnh?

    19/11/2017Xuân BaThẳng thắn nhé! Xin các chuyên gia và các nhà báo hãy thương lấy bọn trẻ! Tôi thấy hiện nay các bài báo viết về giáo dục quá nhiều. Nếu tiếp tục đặt vấn đề một cách ầm ĩ như hiện nay thì chỉ làm hại bọn trẻ...
  • Chúng ta và Trung Quốc đều cần hòa bình hơn chiến tranh

    07/05/2014Phỏng vấn nhà văn Tạ Duy AnhCuộc xâm lăng văn hoá của Trung Quốc vẫn liền mạch từ cả ngàn năm nay. Nhưng chúng ta có bị nô dịch không thì vấn đề đã rõ. Tuy nhiên, cho dù sức đề kháng mạnh đến đâu thì cũng không thể chủ quan. Vả lại cũng nên phân biệt rõ đâu là sự xâm lăng có chủ ý, đâu là ảnh hưởng mang tính toàn cầu hoá. Nếu là do toàn cầu hoá thì chống lại bằng cấm đoán là vô nghĩa...
  • Nghĩ lại về chiến tranh

    01/09/2011Hiếu Tân (dịch)Thế giới ngày nay không bạo lực hơn trước, nhưng chiến tranh khắc nghiệt hơn với dân thường…
  • Loài người - Chiến tranh & Nỗi niềm

    14/05/2010Nguyễn Tất ThịnhChúng ta từng học, từng biết qua lịch sử hay rất nhiều các cuốn tiểu thuyết về chiến tranh xưa nay…Vậy thực ra Tại sao Loài người lại có chiến tranh và luôn có nguy cơ xảy ra điều đó đến mức các chính khách – xưa Napoleon, nay như Putin, Hồ Cẩm Đào từng hát biểu…và cũng là học thuyết của rất nhiều nước…rằng : muốn Hòa Bình phải chuẩn bị kĩ cho chiến tranh
  • xem toàn bộ