Nghĩ lại về chiến tranh

09:37 CH @ Thứ Năm - 01 Tháng Chín, 2011

Thế giới ngày nay không bạo lực hơn trước, nhưng chiến tranh khắc nghiệt hơn với dân thường…

Thế giới ngày nay bạo lực hơn trước?

Không. Đầu thế kỷ 21 dường như ngập trong chiến tranh. Những cuộc xung đột ở Afghanistan và Iraq, những trận đánh trên đường phố Somalia, người Hồi giáo nổi dậy ở Pakistan, những vụ tàn sát ở Congo, những chiến dịch diệt chủng ở Sudan… Trong cuộc thăm dò dư luận cách đây mấy năm, 60% người Mỹ nghĩ rằng, chiến tranh thế giới thứ ba có thể xảy ra. Đầu năm 2001, nhà khoa học chính trị James Blight và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ dự đoán, trong thế kỷ 21, trung bình mỗi năm thế giới có 3 triệu người chết vì chiến tranh.

Thật ra, trong thập kỷ qua, số người chết vì chiến tranh ít hơn bất kỳ thập kỷ nào khác trong vòng 100 năm qua, theo thống kê của các nhà nghiên cứu công tác tại Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo. Trên toàn thế giới, những cái chết gây ra bởi bạo lực trực tiếp liên đến chiến tranh trong thế kỷ qua trung bình là 55.000 người một năm, chỉ bằng 1/2 con số những năm 1990 (100.000 người mỗi năm), 1/3 con số thời Chiến tranh Lạnh (180.000 mỗi năm từ 1950 đến 1989) và 1/100 trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai. Nếu tính đến sự tăng dân số toàn cầu trong thế kỷ qua tăng gần gấp 4 lần thì tỷ lệ còn giảm nhiều hơn nữa.

Có cảm giác nhiều bạo lực hơn thực tế vì có nhiều thông tin hơn về chiến tranh, chứ không phải có nhiều chiến tranh hơn. Thông tin về các cuộc chiến và tội ác chiến tranh ngày nay thường xuyên xuất hiện trên TV, máy tính… và ít nhiều gần với thời gian chúng xảy ra trong thực tế. Điện thoại di động kiêm máy ảnh đã biến nhiều dân thường thành phóng viên chiến trường.

Mỹ đang tham gia nhiều cuộc chiến hơn bao giờ hết?

Đúng và không. Rõ ràng là Mỹ bước vào tình trạng chiến tranh kể từ sự kiện 11-9-2001. Nhưng dù những cuộc xung đột thời kỳ sau vụ khủng bố 11-9 có thể dài hơn các cuộc xung đột trước, chúng nhỏ hơn nhiều và làm chết ít người Mỹ hơn. Một thập kỷ chiến tranh của Mỹ kể từ 2001 giết chết khoảng 6.000 người, so với 58.000 trong Chiến tranh Việt Nam và 300.000 trong Thế Chiến II. Năm ngoái, số người Mỹ chết do ngã từ trên giường xuống nhiều hơn trong tất cả cuộc chiến tranh của Mỹ (trong năm 2010) cộng lại. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đúng khi ông nói hồi tháng 6: “Cơn thủy triều chiến tranh đang rút xuống”.

Chiến tranh man rợ hơn với dân thường?

Khắc nghiệt hơn. Tháng 2-2010, máy bay của NATO không kích nhầm một nhà dân ở Afghanistan, giết ít nhất 9 thường dân. Theo một công trình nghiên cứu, 90% người chết trong các cuộc chiến ngày nay là thường dân, trong khi 10% là quân nhân. Cách đây một thế kỷ, 2 con số này đảo chỗ cho nhau. Tuy nhiên, một công trình nghiên cứu khác cho rằng, tỷ lệ quân nhân chết so với dân thường là 50-50 trong nhiều thế kỷ. Hiện nay, có nhiều tiến bộ trong việc giúp dân thường bị thiệt hại vì chiến tranh.

Chiến tranh sẽ tồi tệ hơn trong tương lai?

Có thể không. Những thay đổi công nghệ thời gian gần đây làm cho chiến tranh đỡ man rợ hơn. Máy bay không người lái ngày nay tấn công các mục tiêu mà trong quá khứ cần đến một cuộc xâm lược với hàng nghìn binh lính vũ trang nặng, di dời nhiều thường dân và phá hủy nhiều tài sản trên đường đi. Cải thiện về thuốc men ở chiến trường làm giảm tỷ lệ chết trận. Trong quân đội Mỹ, tỷ lệ chết do vết thương chiến tranh giảm từ 30% trong Thế Chiến II xuống 10% trong chiến tranh Iraq và Afghanistan.

Một thế giới dân chủ hơn sẽ là một thế giới hòa bình hơn?

Không nhất thiết. Về mặt lịch sử, những nước dân chủ thật sự hầu như không bao giờ đánh nhau. Nhưng họ sẵn sàng đánh những nước không dân chủ. Họ có thể đề cao xung đột bằng cách khuếch trương các lực lượng sắc tộc và dân tộc chủ nghĩa để những nhà lãnh đạo độc tài phải nhượng bộ dân chúng.

Gìn giữ hòa bình không có tác dụng?

Gần đây có tác dụng. Sự hiện diện của các lực lượng gìn giữ hòa bình giảm một cách đáng kể nguy cơ châm ngòi chiến tranh sau những hiệp định ngừng bắn. Những năm 1990, khoảng một nửa cuộc ngừng bắn bùng nổ trở lại, nhưng trong thập kỷ qua, con số này giảm xuống còn 12%.

Một số xung đột không bao giờ kết thúc?

Không bao giờ nói không bao giờ. Năm 2005, các nhà nghiên cứu ở Viện Hòa bình mô tả đặc điểm các cuộc chiến tranh từ Bắc Ailen đến Kashmir là “cứng đầu cứng cổ, chống lại mọi loại dàn xếp và giải pháp”. Tuy nhiên, 6 năm sau, trừ một vài trong số cuộc chiến này (Israel-Palestine, Somalia và Sudan), tất cả đã hoặc sắp kết thúc. Trong phần lớn trường hợp ở châu Phi (Burundi, Rwanda, Sierra Leone, Uganda, Congo, Bờ Biển Ngà…), các phái bộ Liên Hợp Quốc đã mang đến ổn định, chiến tranh khó tái diễn.

Bài gốc (đăng trên tạp chí Foreign Policy) của Joshua S.Goldtein - giáo sư danh dự về quan hệ quốc tế tại Đại học Tổng hợp Mỹ và là tác giả của Thắng cuộc chiến tranh về chiến tranh: Giảm xung đột vũ trang trên toàn thế giới

Nguồn:Tiền Phong
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nguồn gốc của chiến tranh

    22/04/2016Hoàng LanTại sao con người lại gây ra chiến tranh? Đúng hơn là tại sao con người luôn gây ra chiến tranh? Phát hiện những dấu vết cổ nhất về chiến tranh trong khảo cổ và phân tích nhân chủng học có thể giúp chúng ta hiếu rõ hơn về các cuộc giao tranh thời hiện đại...
  • Bản chất của chiến tranh và hòa bình

    02/05/2019Dr. Motimer J. AdlerGiống như hầu hết mọi người, tôi cũng hoang mang trước tình trạng căng thẳng và khủng hoảng quốc tế hiện nay. Chúng ta không có vẻ đang có chiến tranh mà chúng ta cũng không có vẻ gì là đang có hòa bình. “Chiến tranh” là gì? Đây đang là thời chiến tranh hay thời hòa bình? Liệu “bình an dưới thế” có là một khả năng hiện thực cho loài người?
  • Chiến tranh tương lai sẽ "nhảy lên" bàn phím?

    10/11/2016Trong tương lai, chiến tranh có thể sẽ chuyển từ chiến trường thực sang "chiến trường" bàn phím máy tính...
  • Quan hệ Việt - Mỹ từ chiến tranh tới bình thường hóa

    28/04/2016Đoan TrangỞ những ngày đầu của Việt Nam thống nhất, lệnh cấm vận của Mỹ đã phong tỏa mọi quan hệ quốc tế của Việt Nam. Nhưng cũng trong giai đoạn khó khăn đó, mầm hòa hợp với thế giới vẫn được ươm bởi những người Mỹ và cả những người Việt từ bên ngoài.
  • Chúng ta và Trung Quốc đều cần hòa bình hơn chiến tranh

    07/05/2014Phỏng vấn nhà văn Tạ Duy AnhCuộc xâm lăng văn hoá của Trung Quốc vẫn liền mạch từ cả ngàn năm nay. Nhưng chúng ta có bị nô dịch không thì vấn đề đã rõ. Tuy nhiên, cho dù sức đề kháng mạnh đến đâu thì cũng không thể chủ quan. Vả lại cũng nên phân biệt rõ đâu là sự xâm lăng có chủ ý, đâu là ảnh hưởng mang tính toàn cầu hoá. Nếu là do toàn cầu hoá thì chống lại bằng cấm đoán là vô nghĩa...
  • Lịch sử và chiến tranh

    30/04/2014Nguyễn Hiến Lê dịchChiến tranh là một trong những sự thực lịch sử thời nào cũng xảy ra, khi loài người bắt đầu văn minh nó đã không bớt, mà khi chế độ dân chủ xuất hiện, nó cũng không giảm. Trong 3421 năm gần đây chỉ có 268 năm là không có chiến tranh. Chúng ta đã chấp nhận rằng chiến tranh là hình thức phát triển nhất của sự ganh đua, sự đào thải tự nhiên...
  • Loài người - Chiến tranh & Nỗi niềm

    14/05/2010Nguyễn Tất ThịnhChúng ta từng học, từng biết qua lịch sử hay rất nhiều các cuốn tiểu thuyết về chiến tranh xưa nay…Vậy thực ra Tại sao Loài người lại có chiến tranh và luôn có nguy cơ xảy ra điều đó đến mức các chính khách – xưa Napoleon, nay như Putin, Hồ Cẩm Đào từng hát biểu…và cũng là học thuyết của rất nhiều nước…rằng : muốn Hòa Bình phải chuẩn bị kĩ cho chiến tranh
  • Loài người - Chiến tranh & Nỗi niềm

    05/05/2010Nguyễn Tất ThịnhChúng ta từng học, từng biết qua lịch sử hay rất nhiều các cuốn tiểu thuyết về chiến tranh xưa nay…Vậy thực ra Tại sao Loài người lại có chiến tranh và luôn có nguy cơ xảy ra điều đó đến mức các chính khách – xưa Napoleon, nay như Putin, Hồ Cẩm Đào từng phát biểu…và cũng là học thuyết của rất nhiều nước…rằng : muốn Hòa Bình phải chuẩn bị kĩ cho chiến tranh.
  • Đấu pháp chiến lược kết thúc chiến tranh có một không hai

    30/04/2010Merle L. PribenowVào mùa xuân năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam đối diện với vấn nạn thiếu đạn dược nghiêm trọng, trong khi Quân đội Việt Nam Cộng hòa của chính quyền Sài Gòn “không hề là hổ giấy”. Merle L. Pribbenow, cựu nhân viên CIA về Đông Dương, nhận định như vậy về tình hình hai bên trong một bài nghiên cứu chi tiết có tựa đề: “Tổng tiến công Mùa Xuân 1975: Đấu pháp chiến lược kết thúc chiến tranh có một không hai”.
  • Những bài học chiến tranh

    28/04/20108.000 tấn bom Mỹ ném xuống Miền Bắc Việt Nam, giết hại gần 1 triệu người, cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam thật thảm khốc và ác liệt, biết bao người con ra đi không trở về, biết bao ngôi làng bị tàn phá và biết bao trẻ em sinh ra bị dị tật… Tuy chiến tranh đã qua đi, và chúng ta cần từng bước khắc phục những hậu quả, hàn gắn những vết thương lòng và xây dựng Việt Nam anh dũng năm xưa thành Việt Nam phát triển trong tương lai.
  • Chiến tranh và phản chiến

    03/08/2009Tháng 4, tháng 5 - tháng của mùa hạ rực lửa - lửa thiên nhiên và với Việt nam là lửa của những trận chiến lớn: tháng 4-1968 chiến dịch Khe Sanh, 30-4-1975 Tổng tiến công đại thắng Sài Gòn (tp.HCM), 7-5-1954 chiến thắng Điện Biên Phủ, 9-5-1945 kết thúc những tháng năm ác liệt của Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhân dịp thời gian của những chiến dịch lớn này, chúngta.com muốn bàn về một đề tài của mọi con người, mọi dân tộc, là vấn đề sống còn của nhân loại. Thiết nghĩ đề tài này luôn nóng hổi tính thời sự với chúng ta, bởi vì: muốn sống hòa bình phải biết nhận diện và xa rời chiến tranh...
  • Chiến tranh

    23/04/2009Henri BénacChiến tranh là một chủ đề thường xuyên được đề cập tới đến nỗi người ta đã khẳng định rằng chiến tranh là khởi nguồn của tất các nền văn học. Chiến tranh cũng được minh hoạ rất nhiều bằng hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc, ca hát, điện ảnh (đặc biệt số lượng rất nhiều những phim được gọi là phim "chiến tranh" nhưng cũng là phim "về Chiến tranh" : x. Nhà Độc tài, Ngày dài nhất, Ngày tận thế)
  • Chiến tranh - Hệ quả & hệ lụy

    18/04/2009Nguyễn Tất ThịnhXã hội loài người liên miên trong thế kỉ nào cũng có ít nhất vài cuộc chiến tranh với bên trong hay bên ngoài, qui mô lớn hay nhỏ… như là một định mệnh của xã hội Loài người vậy!
  • Chiến tranh tiền tệ

    27/06/2008Minh Bùi (sưu tầm)Chủ đề cuốn sách là nói về sự ra đời của tư bản tài chính thế giới và quá trình bành trướng ra toàn cầu, thao túng và ảnh hưởng đến tất cả các nền kinh tế. "Chiến tranh tiền tệ" là khái niệm chỉ cách thức bí ẩn và tinh vi mà giới tư bản tài chính ngân hàng đó dùng các công cụ tiền tệ lũng loạn các nền kinh tế nhằm mục đích kiếm những món lời khổng lồ. Chiến tranh tiền tệ là cội nguồn của mọi cuộc chiến tranh trong lịch sử hiện đại...
  • "Cơn sốt” nhật ký chiến tranh

    07/09/2005Thành công vang dội của "Mãi mãi tuổi hai mươi” và “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” là hiện tượng chưa có tiền lệ trên thị trường sách, các phương tiện truyền thông, cả trong tâm tưởng độc giả và toàn xã hội, nhất là lớp trẻ. Một số học giả đã đưa ra những kiến giải về “cơn sốt” này...
  • xem toàn bộ