Luật thừa trừ

08:37 SA @ Thứ Hai - 18 Tháng Tám, 2008

Đạo và việc người xưa nay hơn về phía này, tất kém về phía kia - Đó là luật thừa trừ tức là san sẻ cho đều. Tạo hóa sinh ra con người và mọi vật hình như ít khi tạo ra hình mẫu vẹn loàn. Đến cây hoa cũng chịu chung luật đó.

Hoa có hương thì không có sắc, hoa có sắc thì không có hương, có mấy hoa mà hương sắc vẹn toàn. Trong những gia đình đông con, có mấy gia đình mà tất cả các con đều thành đạt, rực rỡ phú quý vinh hoa - nếu có nhiều người xuất sắc, ưu tú thường có người đần độn hay tật nguyền, hình như để san bằng cho cân. Đến các triều vua cũng vậy, Triều thì trị vì vài ba năm, Triều thì trị vì hàng chục, hàng trăm năm, nhưng cuối cùng cũng phải cáo chung nhường cho triều đại khác. Quan hệ giữa con người cũng vậy, lẽ hợp tan là chuyện bình thường. Chả vậy mà nhà văn Trung Quốc La Quán Trung đã mở đầu Tam quốc chí bằng câu: "Thiên hạ đệ thế phân cửu tất hợp, hợp cửu tất phân" nghĩa là "thế lớn trong thiên hạ, chia lâu ắt hợp, hợp lâu ắt chia” là vậy.

Ngày xưa, dưới ảnh hưởng của nho giáo, thuyết định mệnh hầu như thường trực trong quan niệm của cha ông ta và người ta tin vào luật thừa trừ là một điều dễ hiểu.

Đến cái ăn, cái uống cũng phải theo tiền định nữa là: “Nhất ẩm, nhất trác, giai do tiền định". Do đó không ai thích cái tuyệt đối mà còn sợ nữa, sợ cái xấu sẽ đến và sẽ cân bằng. Sinh con đa số người ta tủn tên xấu mà đặt - Ví dụ: Cu, Hĩm, ếch, Nhái, Cóc... toàn những cái tên tầm thường hay hèn hạ - Chỉ sợ con mình mang tên đẹp thì gặp chuyện không may, cụ thể là mệnh yểu. Dạm vợ cho con, nặng về tư cách đạo đức, nhẹ về cái nhan sắc diễm lệ (hồng nhan đa truân) - nhà giàu có quá cũng sợ, con thành đạt nhiều cũng lo - Ai cũng tâm đắc câu "Vạn sự bất như thường" hay "Xấu đều hơn tốt lỏi". Lịch sử Đông Tây đã ghi lại bao nhiêu chuyện đau lòng. Các công thần lập quốc, sau khi đất nước thanh bình, một số không nhỏ đã lâm vào cảnh diệt vong - Hàn Tín, Tiêu Hà bị Lưu Bang hãm hại, Trần Văn Chủng bị vua Ngô trừ diệt, chỉ có Trương Lương, phạm Lãi, biết luật thừa trừ, ngẫm câu “Điểu tận, cung tàng" (chưa hết, cung treo) cho nên người thì đi tu tiên, người thì cùng Tây Thi dong chơi Ngũ Hồ nên thoát nạn.

Ngày nay, trong thời đại khoa học, dưới ánh sáng chủ nghĩa duy vật, có lẽ ít người tin vào luật thừa trừ hay "tài mệnh tương đố” (tài và mệnh ghét nhau) nữa - cái hương sắc của loài hoa đã được giải thích khá thuyết phục - Đâu phải có ong bướm tìm hoa để chơi mà chính loài hoa đã lợi dụng ong bướm để duy trì nòi giống (thụ phấn hộ) cho nên hoa phải có sắc hương để dụ dỗ các loài ong bướm đến. Ban đêm, trời tối, hoa càng phải có nhiều hương hay màu sắc dễ nhận (màu trắng) để bướm ong dễ tìm đường đi lại - ngoài ra cũng có ít hoa sắc hương vẹn toàn, âu cũng là cái cá biệt vì ở đời đến những định luật còn có cái ngoại lệ. Trong đời thường cũng vậy, cũng có những trai tài vô duyên, gái hồng nhan bạc mệnh nhưng không phải là hiện tượng phổ biến, chẳng qua là những cái trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi. Nếu cứ cứng nhắc theo luật thừa trừ thì bao nhiêu hoa hậu, á hậu hay các tài nhân trên thế giới đều mệnh bạc cả hay sao? Cũng như cũng có nhiều gia tộc, nhiều gia đình đời đời lớp lớp đều có nhiều người đậu đại khoa, nhiều bác học, danh nhân liên tiếp làm rỡ ràng cho cả dòng họ. Hoặc bên cạnh các triều đại ngắn ngủi vẫn có nhiều triều đại trị vì đến ba, bốn năm mà dân giàu, nước thịnh, vui cảnh thanh bình. Chẳng cứ ngày nay mà ngày xưa bên cạnh những người theo thuyết "định mệnh" vẫn có nhiều người đả lại "Nhân định thắng thiên" hay "Đức năng thắng số” đó sao?

Trong một con người, trong một sự việc, bao giờ cũng có hai mặt, mặt tốt và mặt xấu, mặt hay và mặt dở. Nếu ta biết phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm thì con người càng ngày càng hoàn thiện, sự việc càng dễ thành công chứ đâu phải số mệnh xui khiến ...

Trong xã hội ngày nay, có nhiều gia đình giàu có, tiền của như nước, con cái lại hay đua đòi lêu lổng, nhác lao động, nhác học hành, cậy của chùa nhiều nên hư hỏng là điều tất nhiên, đâu phải luật thừa trừ hay "đời cha ăn mặn, đời con khát nước". Đứng trước hiện tượng khá phổ biến đó, ta phải tự trách lấy ta - Vì ta đã coi nhẹ hay buông xuôi con cái mà chỉ thiên về một mặt làm sao hốt được nhiều bạc, dù có bất minh cũng chẳng từ - một nhân tài cũng vậy, nếu chỉ ỷ lại vào tài hoa của mình (do trời phú và tự học) mà không lo trau dồi đạo đức, thì tài hoa cũng không phát triển được thêm mà có khi còn mắc vạ vào thân, lúc đó lại đổ cho luật thừa trừ!

Xưa kia, các bậc minh quân, đời đã thịnh vẫn chấn chỉnh việc thi cử học hành, khiêm tốn nghe lời các bậc trung thần, xa lánh bọn gian nịnh, chiêu hiền đãi sĩ thì dân no, dân ấm, xã tắc vững bền như bàn Thạch - Bác Hồ đã dạy: "Có hồng phải có chuyên, có chuyên phải có hồng". Nguyễn Du cũng đã viết khi kết thúc "Truyện Kiều”: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài!" Khi gặp một chuyện không may, ta hay viện dẫn luật thừa trừ để giải thích và để tự an ủi, tôi nghĩ như thế là làm xói mòn mất ý chí phấn đấu. Trái lại ta phải nghiên cứu lại sự kiện, tìm ra nguyên nhân thất bại, hỏng keo này ta bày keo khác, tìm tòi. suy nghĩ, phấn đấu tiếp tục thì lo gì sự thành công không đến với ta? Ta cũng hay viện câu: "Ai giàu ba họ, ai khó ba đời" hay "bĩ cực thái lai" nhưng nếu không có quyết tâm không có sự chỉ đạo của những bộ óc tài năng thì bao giờ cái giàu mới đến cho, cũng như chữ "thái" trở lại thay thế cho chữ "cực", cái "cam lai" thay cho cái " khổ tận". Cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công, cuộc kháng chiến thần thánh thắng lợi, cũng như cuộc đổi mới của đảng ta đã chứng minh điều đó.

Trong thời đại hiện đại hóa và công nghiệp hóa, không ai còn nhìn nhận việc làm ăn có phát triển hay không là ở miền đô thị, còn miền núi, nơi ma thiêng, nước độc được sinh ra là chỉ do luật thừa trừ của tạo hóa. Hiện nay, biết bao nhiêu triệu phú, tỷ phú nông dân đã và đang phát huy thế mạnh của các điền trang, trang trại ở những nơi mà ta vẫn quen gọi là "Khỉ ho, cò gáy" để làm giàu cho đất nước. Nhân dân ta cũng không sợ giàu có nữa. Có tài, có đức, có kế hoạch, có tầm nhìn, có quyết tâm thì càng giàu càng có lợi cho Nhà nước cho nhân dân vì thu hút được bao nhiêu lao động dư thừa, góp thêm cho đất nước bao nhiêu là của cải, vật chất - Đất nước đã đổi mới, đã tiến vào thế kỷ XXI, không lẽ chúng ta cứ ngồi yên chờ số mệnh chăng.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Năm mới suy nghĩ về hai chữ Phúc và Đức

    13/02/2019Đức ThiệnPhúc bao giờ cũng đi đôi với Đức. Ai cũng trách phúc lợi, phúc lộc nhưng lại quên phúc đức, phúc thiện. Muốn được phúc phải có đức và ngược lại, đó là quy luật. Nội dung của đức phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội, tôn giáo...
  • Đạo nhà

    17/03/2017Vũ HạnhNhư lời của một triết gia Hy Lạp từ thời cổ đại rằng "lòng biết ơn là một đặc tính đứng đầu mọi đức tính khác", chúng ta đã được gắn kết qua nhiều thế hệ, thừa hưởng được nhiều giá trị văn hóa tích lũy nhiều đời, từ đó mà nơi mỗi người tiềm ẩn những nhận thức sống hợp với đạo lý và luôn có một ý thức cộng đồng sâu đậm.
  • Tại Minh Minh Đức

    16/07/2015Thuỷ ThiênNhiều vấn đề bức xúc, nhiều chuyện vướng mắc, nhiều lệch lạc... Đó là những gì có thể thấy qua các phương tiện thông tin đại chúng. Chung quy lại là chuyện quản lý. Quản lý kém hay không biết quản lý? Nguyên nhân ở đâu? Tại không biết quản lý, tại không có kiến thức, hay tại không có ý thức?
  • Một số ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý sản xuất nhỏ tới hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ ở nước ta hiện nay

    02/03/2007Ths Trần Sỹ DươngVới những đặc trưng cơ bản như: mang tính chất tự cấp tự túc được tiến hành theo kinh nghiệm là chủ yếu, kỹ thuật thủ công thô sơ, lạc hậu, có tính chất phân tán, khép kín...nền sản xuất nhỏ là cơ sở chủ yếu hình thành nên lối tư duy kinh nghiệm, tầm nhìn thiển cận, thói tự do tùy tiện, vô tổ chức, vô kỷ luật, coi thường luật pháp, cục bộ địa phương...
  • Copy và đạo chích

    05/12/2006Phạm Văn TìnhCopy trước hết chỉ là một dạng sao chép đơn thuần. Tuy nhiên, vấn đề là sao chép của ai và thái độ sử đụng việc sao chép đó ra sao. Nếu ta sao chép dữ liệu của ta, hoặc dữ liệu của người khác nhưng được sử dụng trong phạm vi cho phép thì rõ ràng là một việc rất bình thường.
  • Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo hệ chuẩn giá trị chân - thiện - mỹ

    04/08/2006TS. Đặng Hữu ToànToàn cầu hoá kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường khi mà thang giá trị và chuẩn giátrị ở các nước còn nhiều khác biệt đang đặt ra những vấnđề cấp bách cho mọiquốc gia, dân tộc trong việc định hướng giá trị nói chung, định hướng các giá trị đạo đức truyền thông nói riêng...
  • Bàn về Đạo - Lý - Tính

    31/05/2006Đ.H.LCũng như các trường phái triết học cổ điển khác của phương Tây, hễ có lập luận triết lý tất yếu phải có quan niệm về các nguyên lý và nguyên nhân của sự sinh hóa trong vũ trụ, nội dung triết học của Nho giáo cũng có xuất phát điểm lấy cái Lý làm gốc với quan niệm: Thiên địa vạn vật nhất thể...
  • Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo hệ chuẩn giá trị Chân – Thiện – Mỹ

    27/03/2006TS. Đặng Hữu ToànNền kinh tế thị trường với những nguyên tắc vận hành và phát triển riêng của nó đang có ảnh hưởng sâu sắc cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực tới mọi mặt đời sống xã hội, tới hệ thống các giá trị, các quy phạm đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống và nhân cách con người trong một quốc gia, dân tộc. Phát triển kinh tế thị trường không chỉ làm nảy sinh quá trình xâm nhập, bổ sung lẫn nhau giữa các hệ thống giá trị, các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc ứng xử truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế...
  • Mối quan hệ giữa Văn hoá và đạo đức

    06/11/2005Lê Đức PhúcKhi xem xét sự phát triển của con người nói chung và phát triển đạo đức nói riêng, các nhà khoa học liên ngành luôn chú ý đến mối quan hệ giữa sự phát triển đó với văn hoá...
  • Quan điểm maxit về mối quan hệ Đạo đức - Chính trị - Pháp quyền

    07/07/2005Đỗ Hữu Nhân (Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh - Hưng Yên)Việc nghiên cứu đạo đức, dù từ bất kỳ phương tiện nào, cũng đều phải trả lời câu hỏi: Cái gì quy định nội dung cơ bản của đạo đức? Và với tư cách một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của tồn tại xã hội? Về điều này, C. Mác và Ph. Ăng-ghen cho rằng, tìm hiểu hiện tượng đạo đức không thể chỉ dừng lại ở chỗ giải thích nội dung khái niệm của nó, mà còn phải đi sâu, tìm hiểu nguồn gốc xã hội, đặc điểm kinh tế, cơ sở giai cấp, nghĩa là tìm hiểu tồn tại xã hộiđẻ ra hiện tượng đạo đức ấy.
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • xem toàn bộ