Miễn tố thủ phạm

01:01 CH @ Thứ Tư - 22 Tháng Hai, 2006

Vụ 5 em học sinh Hà Nội tự tử - may mà được cứu chữa kịp thời - cho thấy đây là một hiện tượng rất đáng lo ngại trong xã hội. Tuy nhiên, sự quan tâm của dư luận có thể chỉ mới dừng lại ở cảm thán và mang tính tò mò về vụ việc. Chưa thấy thông tin về một động thái nào từ các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội, đoàn thể về việc tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của hiện tượng từ các góc độ xã hội, góc độ giáo dục, tâm lý ,văn hoá...

Một vụ tự tử đáng sợ như vậy (có tính tập thể) nhưng lại đang có nguy cơ bị hờ hững, bị cắt nghĩa đơn giản, và đáng buồn hơn là không được (hoặc "bị") quan tâm bằng vụ cá độ bóng đá (?!). Và gần như tất cả những gì liên quan - là nguyên nhân dẫn đến vụ tự tử này - lại gần như được xã hội ... "miễn tố". Điều đó cho thấy rất cần thỉnh một hồi chuông cảnh báo về tâm lý xã hội, về sự thờ ơ của cộng đồng.

Niềm vui trong học tập, niềm vui trong cuộc sống, sự đảm bảo an toàn, yên vui cho tuổi thơ - những người chủ tương lai của đất nước - cần được người lớn suy nghĩ , hành động cho con em chúng ta một cách nghiêm túc. Gia đình, nhà trường, xã hội là những môi trường cực kỳ quan trọng làm nên chất lượng sống của các thành viên. Tuy nhiên, có người lại có lý rằng ở nhiều nơi, nhà trường đã trở thành nơi "kiểm soát cuộc sống". Chương trình nặng, việc học nhồi nhét không kích thích tính tự chủ, tự tìm kiếm, sáng tạo của học sinh.

Hệ thống kiểm soát, thưởng phạt từ thầy cô, từ lớp trưởng, tổ trưởng, đến bàn trưởng , cách đánh giá bằng điểm và mặt tiêu cực từ nó sinh ra và đặc biệt là các mặt trái của các quan hệ trong môi trường này hiện nay... đã tác động rất lớn đến học sinh. Khả năng nhận thức và cách đánh giá, tiêu chí đánh giá lực học đang đè nặng lên tâm lý học hành, niềm vui học hành của số học sinh trung bình và kém (và cũng chỉ có số học sinh này). Cần nhớ rằng, trường phổ thông là phổ cập kiến thức cho tất cả loại nhận thức bình thường, không chỉ dành riêng cho loại xuất sắc.

Đó là chưa nói đến do sức ép thi cử, sức ép của cha mẹ, mà nhiều em một ngày phải học cả ba ca: Sáng, chiều, tối ( khoảng chừng 12 tiếng đồng hồ). Niềm vui học còn đâu khi phải đối đầu với những chương trình như vậy, với hệ thống kiểm soát như vậy?

Còn gia đình? Có phải là nơi chia sẻ, động viên, là nơi sum họp đầm ấm, hoà mục, hay với các em cũng là nơi kiểm soát, hoặc cha mẹ thờ ơ vì bận kiếm tiền, để kiếm chỗ đứng cao trong xã hội?
Mới đây, một chính trị gia nói đại ý rằng: Nếu chúng ta đảm bảo được rằng những trẻ em của đất nước thành công trong cuộc sống thì chúng ta sẽ đảm bảo được rằng đất nước sẽ thành công trên thế giới. Thành công trong cuộc sống, cụ thể là cuộc sống chứ không chỉ là lời ca chung chung: Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai.

Cứ tưởng rằng chúng ta quan tâm đến con em chúng ta. Nhưng cách làm của chính chúng ta đang là nguyên nhân, là thủ phạm của những việc đáng tiếc như vụ 5 em học sinh rủ nhau tự tử. Thế nhưng, thủ phạm dường như đang được ... "miễn tố"! Thế thì thật đáng sợ.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những nghịch lý giáo dục

    30/09/2015Hoàng TụyVì sao con em ta giỏi toán mà đời sống kinh tế, xã hội ở nước ta về nhiều mặt lại thể hiện một cung cách làm ăn không hề biết tính toán? Vì sao trẻ em ta có tinh thần kỷ luật cao, mà đời sống công cộng của người lớn trong xã hội lại biểu lộ một ý thức kỷ luật, trật tự thấp kém không thể chấp nhận được ở một nước cần hướng tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa? Vì sao trẻ em được dạy bảo phải thật thà, trung thực, mà xã hội người lớn có quá nhiều gian dối, tham nhũng, buôn lậu? Bao nhiêu câu hỏi là bấy nhiêu nghịch lý nhức nhối.
  • Chi tiêu cho giáo dục: Những con số "giật mình"!

    16/02/2006Vũ Quang Việt (chuyên viên Thống kê cao cấp của Liên Hợp Quốc, New York, Mỹ)Từ New York (Mỹ) chuyên viên thống kê cao cấp của Liên Hợp Quốc Vũ Quang Việt gửi tới VietNamNet những phân tích thú vị về chi tiêu cho giáo dục Việt Nam rút ra qua những số liệu tính và phương pháp tính toán của bản thân...
  • Sửa lại từ tiểu học

    07/12/2005Gs. Ts Lê Ngọc TràDư luận xã hội hiện nay đang nói nhiều về nhu cầu có một sự cải cách về giáo dục. Nhu cầu có là có thực. Nền giáo dục của chúng ta đã đi qua một chặng đường dài. Trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn, nó đã làm được rất nhiều việc. Nhưng giờ đây đất nước đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới, tất yếu giáo dục phải cải cách, phải thay đổi.
  • Đừng biến học sinh thành khúc gỗ!

    02/12/2005Trần Phương Hoa (Giáo viên trường Genetics - Đại học Bách khoa Hà Nội)"Việc làm cho học sinh trở thành những khúc gỗ biết nghe trên lớp được coi là thành công và khả năng quản lý giỏi của cô. Mọi ý tưởng sáng tạo hay đi chệch khỏi ý tưởng của cô đều bị gạt bỏ..."
  • Học vẹt

    28/10/2005TS. Lê Ngọc TràTrong trường hợp không thích học mà lại phải làm bài, phải thi thì các em sẽ dễ chọn cách học vẹt, học thuộc mặt dù không biết nó là gì, hễ thầy giáo khen hay thì cũng khen hay, thầy chê cứ xem là dở. Tình trạng này nếu kéo dài, lâu dần sẽ làm mòn khả năng suy nghĩ độc lập của học sinh. Rồi từ nhà trường các em sẽ bước ra xã hội... Từ lối học biến thành lối nghĩ, lối làm. Nếu không kịp sửa chữa lối học vẹt trong nhà trường sẽ có nguy cơ biến thành căn bệnh trong xã hội...
  • Nhồi vịt

    13/10/2005Nguyễn Quang ThânCác bà buôn vịt, trước khi đưa chúng ra chợ bán, thường mua bánh đúc ngô về cắt thành miếng rồi nhồi đẫy diều mấy con vật tội nghiệp. Việc học hành của con em hiện nay làm tôi liên tưởng tới thuật "nhồi vịt" không mấy lương thiện đó của các bà buôn...
  • "Chúng em yêu văn, nhưng chúng em chán học văn"

    06/07/2005Chu Thuỳ AnhHọc sinh bây giờ không phải đã hết thích học văn. Nhưng môn văn bây giờ, có thể cần đem ra phường đổi tên lại thành môn chính tả. Học sinh lớp 12 còn tập chép chính tả, khác chăng là chính tả lớp 12 chữ có thể xấu hơn chính tả lớp 1 mà thôi!
  • Cũng vì quá tải!

    23/08/2005TSKH BÙI MẠNH NHỊChuyện HS khẳng định không thích tác phẩm văn học mà đề thi yêu cầu đã phản ánh phần nào thực trạng dạy và học văn hiện nay ở các trường phổ thông. Tôi thấy tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một tác phẩm hay và mang tầm thời đại, vấn đề là thầy dạy làm sao cho HS cảm nhận được, “thấu” được cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
  • Bệnh thành tích trong giáo dục vẫn là... bệnh nan y?

    23/08/2005Quốc Thanh - Sông Ngân64,15% - tỷ lệ tốt nghiệp THCS ở Khánh Hòa - đã gây “sóng gió” cho tỉnh này trong suốt mấy tuần qua. Nhưng từ con số này đã nói lên điều gì trong cách dạy và học hay tổ chức thi cử?
  • Tại sao học sinh chúng ta học dở?

    28/11/2003Giáo sư Võ Tòng XuânTừ khi Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng còn đương chức, ông đã mô tả tình trạng giáo dục của ta "tụt nhanh như nhảy dù”, cho đến hôm nay, chất lượng giáo dục ở nước ta vẫn dậm chân tại chỗ hay nói đúng hơn còn xuống dốc nhanh hơn nhảy dù... Tại sao học sinh chúng ta học dở như vậy?
  • Trẻ em nói về học tập: ''Chúng con mệt lắm rồi!''

    04/11/2003Vừa qua, tại diễn đàn dành cho trẻ em do Ủy ban Dân số-Gia đình-Trẻ em quận 4 tổ chức, các em đã lên tiếng về những bức xúc của mình xung quanh vấn đề học tập. Xin hãy lắng nghe và suy nghĩ.
  • Cặp học sinh nặng nhất 4,5 kg

    30/10/2003Chiều nay (30/10), tổ "đi cân đột xuất" của Vụ Tiểu học, Bộ GD - ĐT đã hoàn tất công việc "cân cặp" trong hai ngày 29 và 30/10 tại một số trường Tiểu học ở Hà Nội . Ông Trần Quốc Thái, quyền Vụ trưởng Vụ Tiểu học, Bộ GD - ĐT cho biết, việc này nằm trong hoạt động kiểm tra toàn bộ chương trình học của học sinh tiểu học để đánh giá mức độ "nặng, nhẹ" trong việc học tập của các em...
  • Báo động tình trạng học văn của học sinh

    26/08/2003"Thân thể người lái đò rất tráng lệ; Nguyễn Tuân rất hung bạo..." là những câu trong bài thi tuyển sinh ĐH, CĐ vừa qua. Nhiều giáo viên chấm văn nhận xét, mỗi năm bài làm của học sinh lại kém hơn một chút. Có những lỗi sai không thể chấp nhận được, có những bài thi giám khảo không sao đọc được, có những câu văn của học sinh, giám khảo ôm bụng cười tới năm phút sau mới chấm tiếp được...
  • Giáo dục - Lực bất tòng tâm?

    23/08/2003Võ Sư PhạmNhiều điều xã hội kêu ca về chuyện học thường được nghe thanh minh tại lực bất tòng tâm. Rồi ai cũng hiểu ta thừa tâm, chỉ thiếu lực. Lực là tiền, là cơ sở vật chất để thực hiện cái tâm. Còn cái tâm là gì?
  • Học sinh trung học muốn gì: “Hãy lắng nghe chúng em”

    20/08/2003“Đau lòng lắm khi nhìn những hiện tượng dạy và học đó” - một cô bé học sinh Quảng Ninh đã phát biểu như vậy. Hãy lắng nghe các em nói và nhìn lại trách nhiệm của người lớn – đó là nội dung chính của diễn đàn “Chúng em nói về giáo dục” được tổ chức từ 18 đến 20-8 tại Hà Nội với sự tham gia của 160 em từ 10 - 17 tuổi đến từ 11 tỉnh thành. Đây là một cơ hội hiếm có để các em nói về những suy nghĩ của chính mình...
  • 19 cái tát vì điểm 6

    19/04/2003Lưu Quang19.4.2003 - Một bé trai học lớp 3 ở HN vừa phải chịu hình phạt nhận 10 cái tát. Đến cái tát thứ mười thì trượt khỏi má, vì vậy hình phạt được cô giáo chủ nhiệm thực hiện lại từ đầu, tổng cộng là 19 cái tát...
  • Gọi đúng tên thực trạng giáo dục

    10/02/2003Tương LaiTôi muốn đề nghị gọi đúng tên thực trạng của nền giáo dục nước nhà khi những băn khoăn, lo lắng về một mùa thi, một mùa tuyển sinh vừa kết thúc, một năm học mới sắp khai giảng, tạo nên một mối bất an trong tâm lý xã hội.
  • xem toàn bộ