Mơ về cội nguồn

11:03 SA @ Thứ Năm - 08 Tháng Mười, 2009

Cuộc truy tìm cái đẹp quả thật vất vả. Cái đẹp không thể tìm trong danh từ đẹp. Tìm hiểu thiên nhiên thì thiên nhiên muôn hình vạn trạng, sự vật im lìm câm lặng. Tìm hỏi con người, người nói: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Cái vui cái đẹp dù có đứng ở phía nào mà nhìn ngắm, sự cảm thấy quả khó nói nên lời. Cái đẹp thay bực đổi ngôi “Cảnh buồn người có vui đâu…”.

Cái đẹp tươi vui trên làn môi, héo hon trong khóe mắt. Đã có đẹp tất phải có xấu. Khởi lên bằng lời là đã có phân chia sự vật. Mọi sự tiến hóa của loài người cũng bắt đầu từ sự phân chia ấy.

Trí tuệ lên ngôi và trị vì bằng ngôn ngữ.

Ông Phật sau khi mỏi miệng thuyết pháp, cũng đã nói: “Ta chẳng hề nói” và sau đó ông lại vẫn phải tiếp tục giảng dạy.

Người làm nghệ thuật lặng lẽ tìm đến cái đẹp; sự mong ước đơn giản nhất, là làm ra được một cái đẹp “có thể nhìn thấy”. Công việc tìm kiếm một cái chẳng thể biết quả là mơ hồ. Với sự mơ hồ hắn đã mò mẫm lên đường trên tay cây gậy của trí tuệ, của luật tắc, của kỹ thuật, của kinh nghiệm chồng chất. Bức tranh vẽ xong như người mù sờ thấy con voi, lòng nghi hoặc, hắn hỏi khách qua đường: “Phải chăng đây là cái đẹp?”.

Những câu trả lời thông thái hay thành thực, cũng tựa ngọn đèn dầu bập búng soi sáng. Sự điêu luyện và cái hồn nhiên, trí tuệ và tình cảm, trang nghiêm và đùa cợt, tất cả chỉ tăng thêm lòng ngờ vực. Nhìn cõi trời phía Tây màu sắc rực rỡ; hướng Đông đường nét dịu dàng, tất cả đều vô cùng quyến rũ. Sự lên đường của hắn chỉ là sự phiêu lưu vô tận của bước chân vô định. Hắn đã không có được sự may mắn của thời xa xưa, của sự an nhàn ngày dài tháng rộng, của yên tĩnh thôn dã ruộng đồng bát ngát, của trong sáng khi cuộc sống còn đơn giản.

Con đường trải nhựa thênh thang mà náo nhiệt; giữa trốn đông vui mà cô đơn tràn ngập; lâu đài tráng lệ đã thay thế núi rừng cây cỏ.

Trí tuệ khuôn nắn cái tự do trong vòng lý luận. Mọi chủ thuyết, mọi đường lối dù có mâu thuẫn kình chống nhau, vẫn song song đều bước trên con đường tiến hóa ấy. Chỉ riêng có ước mơ của con người cá nhân vẫn hướng về sông dài biển rộng của những ngày cuối tuần ngắn ngủi. Song le sự vượt thoát tạm bợ chốc lát còn đeo theo một tâm tư nặng trĩu, thì trước mắt vẫn là biển hoang sông vắng.

Bức tranh của ngày hôm nay quả là tấm gương trung thực; người thưởng ngoạn soi nhìn chợt thấy khuôn mặt méo mó của chính con người. Những mối bất an, những điều khổ lụy chưa hề được hóa giải. Những dòng nước mắt đã không còn là châu ngọc; tiếng gào thét phẫn nộ đã thay cho lời ca tiếng nhạc. Nỗi đớn đau trần truồng sống sượng chỉ kéo theo muôn vàn cay đắng. Kỹ thuật càng cao siêu thì trói buộc càng khủng khiếp. Cái đẹp chỉ còn là đồ trang sức của trí tuệ.

Người đi tìm cái đẹp không tìm nơi trí tuệ cũng như tình cảm. Hành trang của hắn là một chút trong sáng mang theo, soi sáng cho hắn nhìn thấy cái đẹp trong đêm dài vô tận.

Orleans tháng Ba 1987

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn về cái Đẹp

    21/11/2017Nguyễn Hào HảiBàn về cái đẹp, Socrate chỉ nói một tư tưởng ngắn gọn: Cần phải xây dựng được một khái niệm (ý niệm) về cái Đẹp và một cái Đẹp được coi là lý tưởng. Ông chỉ nói có vậy. Nhưng có thể nói toàn bộ nền mỹ học phương Tây cả trong quá khứ và trong tương lai nữa đều chỉ nằm trong câu nói rất ngắn ấy.
  • Định nghĩa về cái đẹp

    20/08/2017Hầu hết những người cố gắng định nghĩa cái đẹp đều nhất trí rằng nó dính dáng đến sự đáp ứng của ý thích. Chúng ta gọi một cái gì đó là đẹp khi nó làm chúng ta vui thích hay hài lòng ở một phương diện đặc biệt nào đó. Nhưng cái gì gây nên sự đáp ứng này từ phía chúng ta? Nó có phải là cái gì trong chính bản thân đối tượng ...
  • Cái đẹp muôn hình muôn vẻ

    10/11/2014Văn NgọcTạo hóa (hay Nghệ thuật?) oai oăm thay, bày đặt ra cái đẹp, nhưng lại không cho biết cái chìa khóa của nó nằm ở đâu, sự vận động của nó như thế nào? Vậy thì trước tiên, ta cần xem xét xem ý niệm đẹp từ đâu mà có và làm sao nắm bắt được nó?
  • Kỹ tác đặc biệt: Nghệ thuật

    08/09/2009Hoành SơnCon người xưa run rẩy bước trước thiên nhiên rộng lớn lao, kỳ bí và hùng mạnh. Nhưng nó không chỉ thụ động và chịu khuất phục suông. Chẳng những uốn mình theo thiên nhiên để ứng phó với mỗi hoàn cảnh như các sinh vật khác, nó còn dám tác động vào thiên nhiên để biến cải nó cho phù hợp với nhu cầu và cách sống của mình... Rồi vào những thế kỷ gần đây, khám phá thiên nhiên bằng khoa học và chế ngự nó bằng kỹ thuật được rồi, con người thực sự cảm thấy mình là ông chủ của nó thay vì như xưa, coi nó là ông chủ của mình khi đồng hoá sấm sét và núi cao, biển rộng với thần thánh.
  • Tỉ lệ & Nhịp điệu: hai yếu tố của cái đẹp

    10/07/2009Văn NgọcCó một hiện tượng tưởng như chẳng có một ý nghĩa gì quan trọng lắm mà ta thường chứng kiến trong đời thường, và khiến cho ta phải ngạc nhiên, đó là hiện tượng một đứa bé mới chỉ ở tuổi vừa biết nói thôi, nhưng đã biết thích thú khi nhìn thấy một bông hoa, hay một vật thể có màu sắc, mà chắc hẳn người lớn đã bảo cho nó là “đẹp”. Đứa bé đã biết lồng cái cảm giác mà nó có được trước hiện tượng nó nhìn thấy với lời khen “đẹp” mà nó nghe được từ người lớn, cũng như khi nó ngắt được một bông hoa dại, nhặt được một hòn cuội, một vỏ sò, vỏ hến, hay khi nó được phép dùng bút chì màu để vẽ nguệch ngoạc trên tờ giấy.
  • Đẹp là gì?

    24/06/2009Phạm QuỳnhTa thường nói cái này đẹp, cái kia xấu; đọc bài văn khen hay, nhìn bức tranh khen khéo, nghe đàn mà cảm động, xúc cảnh mà hứng hoài. Bấy nhiêu thứ đều gợi ra trong tâm tình ta một cái cảm riêng, nhà tâm lý gọi là “mỹ cảm”.
  • Thử bàn về giá trị và chuẩn mực nghệ thuật

    14/11/2008Trần DuyLịch sử nghệ thuật là quá trình phát triển cái đẹp, quá trình phát triển tính thẩm mỹ thông qua thị hiếu của con người, qua các thời đại. Vậy tiêu chuẩn của nghệ thuật là cái mà tự bản thân nghệ thuật có hay sở dĩ có tiêu chuẩn nghệ thuật là vì thị hiếu của con người?
  • Về các chuẩn mực đánh giá giá trị thẩm mỹ

    20/10/2006Vũ Thị Kim DungChuẩnmực đánh giá thẩm mỹ là bộ phận quan trọng trong đời sống văn hoá xã hội. Gương mặt tinh thần của loài người, của mỗi quốc gia, dân tộc trong mỗi thời đại luôn được hiện lên thông qua sự sáng tạo và thẩm định các giá trị mà con người đã đạt được trên con đường vươn tới Chân - Thiện - Mỹ.
  • Cái đẹp nghệ thuật và đời sống xã hội

    05/01/2006Vũ Minh TâmTrong thực thể đẹp nghệ thuật dường như có tất cả mà cũng như không có riêng về một mặt nào của đời thực: quan hệ kinh tế - xã hội, chính trị, triết học, văn hóa, đạo đức, khoa học, nhân cách, lối sống và lời ăn tiếng nói, sự nghiệp vĩ đại và đời thường nhỏ nhặt, thế giới bên trong và mặt cắt bên ngoài, cá nhân và cộng đồng, xưa, nay và mai sau...
  • xem toàn bộ