'Mùa hạ cuối cùng'

07:06 CH @ Thứ Năm - 30 Tháng Tám, 2018

Từ năm 1984, Nhà hát Tuổi trẻ lần đầu dựng 'Mùa hạ cuối cùng' của nhà biên kịch Lưu Quang Vũ dưới sự chỉ đạo của NSND Phạm Thị Thành. Nghệ sĩ gạo cội Tất Bình, Đức Trung đóng vai chính. Thế hệ các anh chị như Lê Khanh, Chí Trung, Ngọc Huyền, Đức Hải đóng học sinh. Lúc đó, tôi vẫn ngồi trên ghế nhà trường, may mắn được đi xem vở.


Áp phích “Mùa hạ cuối cùng”- Nhà hát Tuổi trẻ ngày 1/9/2014

.

Trong Mùa hạ cuối cùng, Châu - một học sinh giỏi ngoan ngoãn - phát hiện ra kỳ thi cuối cấp có sự gian lận, cậu đề nghị nhà trường tổ chức thi lại để có sự công bằng với tất cả học sinh. Nguyện vọng của Châu không được nhà trường chấp thuận. Trong lúc Châu hoang mang, uất ức, thầy giáo Hiển là người duy nhất ủng hộ, động viên, giúp đỡ cậu, trở thành chỗ dựa tinh thần cho học trò trong cuộc chiến tìm kiếm lẽ phải.

Năm 2013, Nhà hát Tuổi trẻ phục dựng tác phẩm. Tôi được chọn vào vai thầy giáo Hiển - một người cương trực, liêm khiết. Nhân vật thầy Hiển là đại diện tiêu biểu của tầng lớp trí thức, không chịu khuất phục trước sức ép của nhiều thế lực. Tôi có lợi thế khi hóa thân thành nhân vật này nhờ vẻ ngoài hiền lành, thật thà, chất phác. Đó là kiểu vai sở trường, tôi không gặp nhiều khó khăn trong vai thầy Hiển.

Nhưng ở ngoài cuộc sống, chúng ta có bao nhiêu người thầy dám tố cáo tiêu cực, đứng về phía lẽ phải?

Cuộc sống của thầy Đỗ Việt Khoa gặp vô vàn khó khăn sau khi tố cáo những hành vi tiêu cực trong thi cử tại Hà Tây (cũ). Việc hàng loạt cán bộ, giáo viên bị kỷ luật vì gian lận tại THPT dân lập Đồi Ngô, Bắc Giang năm 2012 cũng gây nên chấn động. Gần nhất, hàng loạt tỉnh như Hà Giang, Sơn La... bị phát hiện nâng điểm cho thí sinh, gây hoang mang trong dư luận. Có thể nói, gian lận thi cử ngày càng táo tợn, tinh vi. Tính chất của vụ việc nghiêm trọng hơn khi bùng phát ở kỳ thi THPT Quốc gia - nơi thành tích đạt được trở thành căn cứ xét tuyển vào đại học. Những trường hợp gian lận nếu không được tố giác sẽ khép lại cánh cửa vào giảng đường của nhiều học sinh khác.

Hơn ba mươi năm trước, nhà biên kịch Lưu Quang Vũ đã đề cập đến sự tha hóa nhân cách của một bộ phận làm trong ngành giáo dục. Vì tham tiền, cô văn thư tuồn đề thi cho gia đình một em học sinh giàu có. Thế nhưng khi phát hiện ra sự thật, các lãnh đạo muốn lấp liếm để bảo vệ danh dự nhà trường. Gian lận thi cử không xuất phát từ một cá nhân, nó bắt nguồn từ nhiều phía, trở thành một thứ bệnh dịch âm ỉ lây lan sang toàn bộ hệ thống. Theo tôi, đây là thực trạng chung của mọi thời. Chúng ta chỉ cần buông lỏng một nhịp, sự thật, lẽ công bằng ngay lập tức bị nhấn chìm bởi những điều giả dối.

Giữa một nền giáo dục còn nhiều giả dối, thiếu nghiêm minh, những người như thầy Hiển là điểm tựa tinh thần của học sinh. Sự kiên định của thầy giúp lòng tin của học trò không bị sứt mẻ trước ngưỡng cửa vào đời. Theo tôi, tình cảm thầy trò là một mối quan hệ hữu cơ, ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến nhau. Người thầy ở vị trí trung tâm, vừa là chỗ dựa của học trò, vừa đương đầu với các thế lực có chức, có quyền, có tiền.


Kịch "Mùa hạ cuối cùng" của Lưu Quang Vũ diễn tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô tháng 8-9/2014

.

Trong tác phẩm, thầy giáo Hiển có nói: "Khi lòng tin bị đánh cắp, các em sẽ bước vào dòng đời thế nào, lòng tin là cái để các em bám víu". Câu nói ấy thể hiện vai trò của người thầy đối với việc định hướng nhân cách, suy nghĩ, lối sống của học sinh. Thực tế, ngày nay, mối quan hệ giữa thầy và trò có phần mai một. Theo thời gian, áp lực học tập ngày càng tăng, sự tương tác giữa thầy và trò nhiều khi chỉ gói gọn trên trang giấy.

Trong khi, người thầy cần phát huy vai trò, sức ảnh hưởng của mình đối với thế hệ trẻ, hướng các em đến những điều tốt đẹp.

Xem lại vở kịch "Mùa hạ cuối cùng":

Nguồn:Vnexpress
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kịch Lưu Quang Vũ - Những vấn đề của đời sống

    17/04/2018Cao MinhNhà viết kịch đầy tài năng Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) ra đi đã tròn 25 năm. Sân khấu Việt Nam cho đến hôm nay vẫn chưa có một tác giả nào có
    thể lấp được khoảng trống Lưu Quang Vũ để lại...
  • Lưu Quang Vũ bi hùng kịch và bi hài kịch

    30/07/2018Phạm Vĩnh CưTrong bối cảnh mới, được ấn định bởi nhiều nhân tố nội tại và ngoại lai, thể loại bi kịch sống lại dưới nhiều biến thể đôi khi khó nhận ra. Không đề cập đến vấn đề có hay không tiểu thuyết - bi kịch trong văn xuôi Việt Nam đương đại, bài viết này chỉ tập trung nói về những biến thái của bi kịch trong sáng tác của kịch tác gia tiêu biểu Lưu Quang Vũ...
  • Cần nhìn sâu hơn vào tệ gian lận trong thi cử

    19/07/2018Một mùa tuyển sinh lại trôi qua và những người chịu trách nhiệm tổ chức công việc muôn phần phức tạp ấy đã có thể thở phào nhẹ nhõm. Nhưng không ít người, trong đó có tôi, lại vẫn thấy có cái gì đó đè nặng trong tâm tưởng khi mà một lần nữa kỳ thi vẫn nổi cộm lên sự gian lận trắng trợn hơn, tinh vi hơn và thậm chí được hiện đại hoá với “những thí sinh VIP, những thí sinh lắm tiền dùng công nghệ cao để trang bị kiến thức ảo cho mình” ...
  • Bảo vệ tiến sĩ - thi cử hay ăn mừng?

    30/07/2006GS. Lê Viết LyViệc bảo vệ Tiến sĩ ở nước ta nến được cải tiến theo hướng thiết thực, đểnhận biết được năng lực thựcsự của nghiên cứu sinh, tránh được tính hình thức...
  • Nhìn lại thi cử 2005 - 5 "cú nổ" của sự thật

    28/01/2006Nhóm T.e.e.n (Hoa Học Trò)Sự thật như ánh nắng, nó làm mắt bạn chói loà, nhức nhối khi vừa vượt qua màn đêm xuyên tới, nhưng nhờ nó bạn mới nhìn nhận sự vật một cách rõ ràng!
  • Thi cử: Có dám chấp nhận sự thật?

    07/07/2005Như BìnhKhông hiểu có phải ngẫu nhiên hay không, các kỳ thi tốt nghiệp trung học năm nay bỗng tạo ra sự kiện “bất thường”: nhiều địa phương có tỉ lệ tốt nghiệp chỉ dưới 70%.
  • Thầy - trò thản nhiên gian dối trong học tập, thi cử

    26/12/2003Nhiều năm qua, nạn gian dối trong thi cử ngày một phổ biến, không chỉ ở học sinh mà cả giáo viên và các cán bộ giáo dục, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Điều đáng nói là tất cả đều thản nhiên như không khi bị bắt gặp có hành vi “quay cóp” hay “bố trí giúp đỡ” thí sinh...
  • Thách thức với nền giáo dục thi cử

    06/11/2003Ngày 20/10/1999, bài báo “Giáo dục thi cử gặp phải vấn nạn – cô bé thiên tài văn học thi không đủ điểm”, đăng trên tờ “Thời đại thương báo” ở Thẩm Dương, Trung Quốc đã gây nên những phản ứng xã hội mãnh liệt. Hiện tượng này liệu có xảy ra ở Việt Nam và giống như thực trạng giáo dục của chúng ta không?
  • Sử dụng "phao" tràn lan trong thi cử: Có phải do cách dạy và ra đề?

    11/06/2003* Hiện tượng thí sinh mang "phao" vào phòng thi là phổ biến. * Một số địa phương có kết quả tốt nghiệp không thực chất.
  • xem toàn bộ