Ngàn năm sẽ là vô nghĩa

03:50 CH @ Thứ Hai - 28 Tháng Sáu, 2010
Hà Nội. Khi viết hai từ đó ra, chúng ta ít nhiều có những chủ kiến: trái tim cả nước, nghìn năm văn hiến, tinh hoa văn hóa. Trừ những yếu tố kiểu “lịch sử để lại”, thì văn hóa là thứ phổ quát mọi đô thị đều cần chứ không riêng Hà Nội.



Cướp hoa. Khi nói đến hai từ này (chắc hiếm khi chúng ta phải viết ra!), ta nghĩ đó là phản ứng bốc đồng, vô văn hóa. Ắt là nếu người ta có đầy hoa, hoặc là hoa có đủ cho mọi người, hẳn không đến mức phải giành giật từng cái chậu rồi chạy thục mạng.

Vậy mà hai cặp từ trên giờ song đôi với nhau. Những kẻ cướp hoa trong lễ hội hoa, rút cục theo các báo đưa, nói cả giọng Hà Nội lẫn giọng “nhà quê”, có thanh niên mới lớn cho đến ông bà già. Lần thứ hai của một lễ hội 1 triệu đôla rút cục vẫn chỉ là một màn trình diễn ê chề của văn minh đô thị. Xấu hổ nhất (cho những người còn biết xấu hổ) là Hà Nội đã trở thành một nơi có vấn đề về “địa phương tính”. Vậy những vùng lân cận không có liên can sao? Ai cũng biết, bao quanh và làm nên Hà Nội là tứ trấn, là những khu Ba, khu Bốn, chứ không phải là bức tường Đại La đông cứng một ngàn năm.



Đầu vào của một thành phố gồm thực phẩm, hàng hóa và con người – kèm theo là lối sống của họ. Vì thế không thể coi Hà Nội như một cái phễu lọc đòi cho ra tinh hoa thanh lịch khi đầu vào là những vùng nông thôn lung lay cấu trúc truyền thống, bêtông hóa xô bồ và bần cùng hóa về đời sống tinh thần. Nói tới thanh lịch là ai cũng nghĩ ngay đến thời trước, thời các ông nghè cụ cử với những học phong sĩ khí ngùn ngụt, thời thuộc địa “phố phường dãi ánh trăng mơ” chẳng hạn. Nhưng lúc ấy cả một vùng Bắc Bộ là một cơ cấu ít biến động, tồn tại vững chắc sau những lũy tre làng, các lề thói cố kết như một cái nong khít khịt để một vài đô thị xinh xắn neo lại bên trên. Mỗi vùng quê có một cơ sở văn hóa tuy bảo thủ nhưng quy củ, nhờ thế mô hình đồng dạng lớn nhất ở khía cạnh quần cư đô thị của chúng là Hà Nội cũng dễ bề thiết lập và duy trì nét văn minh, tất nhiên dưới một luật pháp nghiêm.

Người địa phương, hay “nhà quê” mang đặc điểm của người lao động nông nghiệp: gắn với ruộng đồng và cơ cấu sản xuất nơi làng xã. Vì vậy lẽ tất nhiên là họ yêu quê hương, nơi họ đổ mồ hôi nước mắt cho nếp nhà hay sào ruộng. Bước ra một Hà Nội đang ngày càng phình to, ngoạm dần vào ruộng vườn của họ, nơi con người sống mỗi người một cái hộp, ai biết việc người nấy, tâm lý của họ chuyển sang hướng “thủ được cái gì thì thủ”, nơi họ lẩn và lẫn trong đám đông vài triệu người, khác với cộng đồng làng xóm vài trăm nóc nhà ràng buộc nhau bởi hương ước. Lễ hội hoa đối với họ rút cục chỉ như một màn triển lãm của ai đó, vậy là họ tìm cách xí phần để “tư hữu hóa” cho mình, mặc cho một cái ban tổ chức nào đó họ chẳng cần biết đi mà dọn dẹp hậu quả.

Nhưng còn người Hà Nội? Cứ nhìn vào cái sự nhợt nhạt đìu hiu như gió bấc của đời sống văn hóa giải trí Hà Nội nhiều năm qua thì chuyện tan tành lễ hội hoa là dễ hiểu. Có thành phố nào 6 triệu dân mà cả tuần giải trí đón Tết Dương lịch (trùng với lễ hội hoa), tìm mỏi mắt thông tin trên báo cũng chỉ thấy có 1 đêm ca nhạc cách mạng tại Nhà hát Lớn 600 chỗ và 1 đêm hát nhạc… Hàn Quốc tại nhà hát Tuổi Trẻ 500 chỗ, cùng 4923 chỗ xem phim của mỗi 9 rạp! Thử làm phép tính sơ cũng thấy ăn chơi cũng cạnh tranh phát sợ. Thành phố như một đống bêtông khổng lồ với le lói những điểm vui chơi phải giành giật chỗ thì không thể nào khiến người ta có trật tự được chứ đừng nói là cư xử thanh lịch.

Địa phương tính là một cái gì đó khá hão huyền và quy chụp nhưng sẽ là sự thực bi đát, nếu như người ta phải ở trong một địa phương “đói văn hóa”. Với hiện thực như thế thì một nghìn năm chỉ là vô nghĩa.
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhận diện con người Hà Nội qua lăng kính văn hóa Thăng Long - Hà Nội

    17/10/2019GS.TS. Trần Văn BínhCon người sáng tạo ra văn hóa, là chủ thể của văn hóa, đồng thời con người cũng là sản phẩm của văn hóa. Vì vậy, thông qua con người có thể hiểu văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc, và ngược lại, qua văn hóa cũng có thể hiểu rõ về con người...
  • Giới trẻ Hà Nội và vòng vây giải trí

    19/07/2019Nguyễn Trương QuýTrở lại với những gì tôi đã xem, nghe, đọc về giới trẻ, mà rất nhiều văn nghệ sĩ ấp ủ đề tài này, động cơ là đáng trân trọng. Chúng tôi thích chứ, tuổi trẻ bao giờ cũng thích được nói về mình và khám phá mình cũng như thích nghe người khác đánh giá ra sao. Trong những vô vàn thành quả ấy, luôn có những giá trị đọng lại...
  • Hà Nội, di sản nghìn năm và tốc độ của đời sống hiện đại

    09/02/2015Nguyễn Trương QuýBắt đầu câu chuyện về Hà Nội, người ta thường nghĩ ngay đến kho "di sản gạch ngói" hay là những thứ "văn vật", thời thượng hơn thì dùng từ "văn hoá vật thể" để chỉ những cấu trúc xây dựng của đô thị, trong đó chủ đề phố cổ luôn nóng hổi và dù nghe đã nhàm tai, đã biết quá rõ những gì gọi là đẹp đẽ, những gì trầm kha của một khu phố luôn được nhắc đến hằng đầu trong những nghị quyết về văn hoá xã hội thủ đô hay những hội thảo chuyên đề về Hà Nội, nhưng hình như vẫn chưa ra được đáp số.
  • Bộ mặt Hà Nội dưới bàn tay quy hoạch của người Pháp

    06/12/2009Kim ThiNhiều công trình kiến trúc tại Hà Nội đã được xây mới, hoàn toàn chịu ảnh hưởng của kiến trúc Pháp. Tuy nhiên, khu phố cổ vẫn giữ nguyên những đặc trưng của kiểu nhà truyền thống Việt Nam, hẹp và sâu. Nhìn vào quy hoạch của Pháp, cũng có thể thấy rõ mục đích muốn biến Hà Nội thành trung tâm quân sự và chính trị (trong tương lai), tạo điều kiện cho công cuộc khai thác thuộc địa.
  • Hà Nội phố, Hà Nội quê

    10/10/2009Trần TuấnBa mươi mấy năm rồi, Hà Nội với tôi chỉ còn là những chuyến đi, về. Bởi chừng ấy tháng năm, giã từ tuổi thơ bắt ve trèo sấu, giã từ tuổi niên thiếu bắt đầu chớm biết xao lòng buổi cắp cặp đi học ở ngõ Quỳnh, tôi về phố biển miền Trung...
  • Đại bác, súng lục và lễ hội hoa Hà Nội

    10/01/2009Quốc KhánhThật dễ dàng kết tội vô văn hóa hay thiếu giáo dục cho các hành vi “cướp-phá”, hay dẫm lên hoa tại lễ hội hoa diễn ra tại Hà Nội đầu năm 2009. Căn nguyên của các hành vi này có thể là hậu quả của tiến trình đô thị hóa đang diễn ra, hoặc hậu quả của một nền giáo dục đầy rẫy bất cập.
  • Tự nhiên như người Hà Nội

    08/01/2009Nguyễn Trương QuýChẳng rõ có phải vì mang thân là thủ đô tập quyền về đủ mọi mặt từ xưa đến nay (những đứt quãng không nhiều so với toàn cục) mà Hà Nội mặc nhiên được coi như là khuôn vàng thước ngọc cho các giá trị, nhất là văn hoá của đất nước. Cô gái đẹp thì ai cũng đồng ý là đẹp, nhưng được bầu làm hoa hậu thì khốn khổ, sẽ có ngay ý kiến bình luận liệu cô ấy có xứng đáng chưa, hoa hậu thì phải trả lời ứng xử tốt nữa...
  • Mở rộng Hà Nội: Nỗi lo giữ gìn văn hóa thủ đô

    13/05/2008Đan TâmViệc mở rộng Hà Nội cần được tính toán rất kỹ về nhiều mặt và có bước đi thích hợp nhằm thể hiện được thủ đô là tiêu biểu nhất cho chính trị và văn hóa của đất nước
  • Xây dựng văn hóa người Hà Nội: Phải từ ý thức mà nên

    07/05/2007Nhâm TâmNhiều người đã từng đi tham quan nước ngoài đều nhận thấy. Ở Hà Nội hành vi mất an ninh trật tự, gây ô nhiễm môi trường, hàng quán lộn xộn... tại nơi công cộng, đặc biệt tại các khu di tích, điểm du lịch văn hóa còn tồn tại nhiều. Nguyên nhân chính của tình trạng này vẫn là do ý thức của người dân. vì vậy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức văn minh đô thị là rất cần thiết.
  • “Hà Nội đang được quản như một cái làng”

    25/12/2006Dưới góc nhìn của những người ít nhu cầu ra phố buổi tối, lệnh cấm một số loại hình dịch vụ hoạt động quá 12h đêm mới đây của thành phố Nội không có vấn đề gì. Nhưng với nhiều người khác, đó là sự giới hạn nhu cầu của người dân, quyền tự do buôn bán, thậm chí can thiệp vào một nét văn hóa truyền thống của người Nội.
  • Hà Nội nơi mở cửa những đổi mới văn hoá

    08/02/2006Nguyễn Vinh PhúcKhông kể chuyện xa xưa, khi ở đây từng diễn ra sự tiếp xúc và cải biến văn hoá Ấn Độ - Trung Hoa, mà chỉ kể chuyện 100 năm trở lại đây, việc hội nhập rồi phát triển cùng văn hoá thế giới cũng đủ nói lên Hà Nội là nơi mở đầu những đổi mới trong đời sống văn hoá...
  • Hà Nội “bớt” thanh lịch - Đừng đổ hết lỗi cho giới trẻ!

    15/01/2006Trong thời kỳ đổi mới, Hà Nội tiếp nhận nhiều luồng văn hoá khác nhau, thể hiện rõ nét nhất trong lối sống của giới trẻ. Nét thanh lịch của người Hà Nội đang có phần chìm lắng, và đó không phải là lỗi của riêng giới trẻ!
  • Hà Nội: Bao giờ “xuất khẩu”... thanh lịch?

    16/10/2005N.M.HàDịch giả Thúy Toàn trích lời một du khách nước ngoài từng đến HN năm 1987, nay quay trở lại: “Người HN bây giờ không thân thiện bằng người HN hồi đó. Phố xá HN hồi đó sạch sẽ và yên tĩnh hơn bây giờ nhiều”...
  • xem toàn bộ