Hà Nội: Bao giờ “xuất khẩu”... thanh lịch?

09:39 SA @ Chủ Nhật - 16 Tháng Mười, 2005

Dịch giả Thúy Toàn trích lời một du khách nước ngoài từng đến HN năm 1987, nay quay trở lại: “Người HN bây giờ không thân thiện bằng người HN hồi đó. Phố xá HN hồi đó sạch sẽ và yên tĩnh hơn bây giờ nhiều”.

GS Kiều Thu Hoạch không phải là người duy nhất nói rằng người Hà Nội (HN) càng về trước càng hồn hậu hơn.

Đó là 2 trong nhiều ý kiến được nêu ra trong cuộc hội thảo “người Hà Nội thanh lịch, văn minh” vừa diễn ra.

Bấy lâu nay, nói đến hai chữ thanh lịch, ta nghĩ ngay đến người HN. Thanh nghĩa là không tục, không thô lỗ; lịchlà lịch thiệp, lịch sự…

Đi xa hơn, GS Vũ Ngọc Khánh cho rằng, thanh bao gồm: thanh cao, tươi tắn, trong trắng, dịu hiền, êm ái mà vẫn khêu gợi, hấp dẫn; lịch: khéo léo, thông thoáng, cởi mở, từng trải, hiểu biết…

GS Phạm Đức Dương thì phát biểu, không nên bị khống chế bởi khái niệm và quá tập trung vào minh giải khái niệm.

Dưới con mắt của các nhà nghiên cứu, câu “cửa miệng”:… Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An - là cả một vấn đề. GS Phạm Ngọc Dương nhấn mạnh, người Tràng An là ở Trung Quốc, cố đô Hoa Lư còn được gọi là Tràng An trước Hà Nội! Ý kiến của GS Vũ Hy Chương: “Không nên dùng câu đó nữa!”.

Thanh lịch không tự nhiên mà có

Tham luận 4 trang của nhà văn Tô Hoài tập trung vào vấn đề giáo dục lịch sử địa phương, học sinh HN phải được học môn Hà Nội học. Ông kể, ở Vác-xa-va (Ba Lan), nhiều di tích bị phá hủy trong chiến tranh đã được xây lại nguyên, và có gắn bảng đồng, ngày kỷ niệm, đầy nến thắp và hoa.

Trong khi, HN ghi dấu nhiều chiến công của quân và dân, nhưng rồi không biết ở chỗ nào. Đây là điều mà thực dân Pháp ở HN từng rất chú ý. Trước cổng đền Voi Phục ở Thủ Lệ, trước đây Pháp còn gắn biển “chùa Pa-vi” để tưởng niệm viên quan Pháp chết trận tại đây. Gần đây, mới mở ra CLB Ha-le, khác nào mồ ma viên đốc lý Pháp sống lại!

Ông còn nêu nhiều ví dụ, trong đó một đài tưởng niệm Pháp xây mà cứ tưởng là nơi dân đánh trống kêu oan- suýt nữa được trùng tu. Kết luận: “Biết Sử HN mới thực sự là con người HN văn minh, thanh lịch!”.

Phát biểu tại hội thảo, TS Đào Duy Quát nhấn mạnh sự xâm lăng của văn hóa từ bên ngoài. Ông báo động về việc các tập đoàn kinh tế đang tấn công, nắm lấy các phương tiện truyền thông. Bằng việc tài trợ vào giờ vàng, nhà tài trợ có thể gây sức ép khiến đài truyền hình phải đưa theo kiểu của họ.

Thanh lịch từ chuyện nhỏ…

Hóa ra phong trào cuối tuần nhà nhà dậy sớm quét đường được phát động từ tận 1955 nhưng chưa bao giờ thành công. GS Vũ Hy Chương có ý kiến, chỉ cần xây dựng và thực thi đồng bộ quy chế tổ chức quản lý đô thị HN là… rác rưởi đâu vào đấy. Cần có một phòng kế hoạch thuộc UBND TP chuyên phối hợp lịch đào đường của các cơ quan nước, điện…

GS Chương từng tiếp cận bản đồ 300 nhà vệ sinh công cộng (NVSCC) của Seoul (Hàn Quốc). Càng vào trung tâm, hệ thống NVSCC càng dày đặc, có khi 0,5km2 lại có một cái, tiện nghi hiện đại, kiến trúc hài hòa.

Còn ở ta, việc xây dựng NVSCC ở Hồ Gươm hay Văn Miếu được bàn luận hết sức rôm rả, còn… đi bậy trên đường phố vẫn phổ biến hàng ngày.

Biết làm giàu mới là thanh lịch

GS Phan Ngọc nhắc lại câu trả lời của mình trước câu hỏi của Thủ tướng Phạm Văn Đồng: Làm sao để nước ta giàu có? “Xem toàn bộ lịch sử loài người có xã hội nào không buôn bán mà giàu có! Cày, không- khỏi chết đói là giỏi!

Người xưa chủ trương sĩ nông công thương nghĩa là chấp nhận nghèo khổ…”. GS khẳng định, thanh lịch phải đem đến giàu có, văn hóa không phải để mà chơi.

Buôn bán, người HN phải giỏi nhất nước, người giàu trong Nam toàn dân Bắc. “Phải biến Thăng Long thanh lịch thành hàng hóa, cách nào không biết, phải bán cho thế giới để giàu có! Trước tiên, phải thanh lịch hóa ít nhất ở Đông Nam á!”

GS Phan Ngọc phân tích, buôn bán là quan hệ. Hiểu cả thế giới để giải quyết vấn đề VN, hiểu VN để giao lưu với thế giới. Buôn bán là không ngừng thay đổi mặt hàng, chấp nhận bị phê phán, sửa đổi một cách vui vẻ, miễn là đời sống nhân dân lên.

Buôn bán dựa vào những khái niệm, chứ không dựa vào kinh nghiệm. Ông cho rằng, biến VN thành giàu có không khó khăn, vấn đề là Đảng phải giúp dân hiểu pháp luật.

Người Pháp có câu: Không ai được phép quên pháp luật. Có pháp luật mới chống được tham ô lãng phí. Còn ở ta xưa nay chỉ chấp nhận mệnh lệnh, mà chưa theo pháp luật.

GS chỉ ra một trong những lý do khiến VN nghèo khổ là ham thành tích, ít chú ý khuyết điểm. Thắng lợi chính là dựa trên nhiều khuyết điểm sau khi đã được sửa chữa!

Ngủ quên trên… thanh lịch

Tác giả Giang Quân lại báo động về tệ sùng bái nước ngoài, nêu cao lối sống thực dụng cá nhân, yêu đương sớm, sống thử, dẫn tới nạo phá thai vị thành niên.

Ông Quân để ý tới cả việc ăn uống xô bồ, đứng lên dzô dzô nơi quán nhậu. Và không quên nhắc tới cách ăn mặc, cách hát của một số ca sĩ, nhảy múa phụ họa uốn éo, khoe đùi, ngoáy mông, hở rốn, rồi nhạc chế, nhạc sến… Và đưa ra kết luận, lối sống đẹp phải nhiều năm mới xây dựng được, còn bắt chước hành vi vô văn hóa chỉ trong chốc lát.

Dịch giả Thúy Toàn đem đến những ý kiến đáng suy nghĩ của bạn bè quốc tế về HN. Du khách định cư tại HN không còn là chuyện hiếm, chính vì thế họ càng hiểu người HN hơn. Hình như người HN có hơi khép mình, không thấy ý nghĩa của những ý kiến đóng góp từ bên ngoài.

Viện Goethe tổ chức hội thảo về bảo tồn phố cổ HN đến lần thứ 4 thì dừng lại, cũng vì gửi giấy mời đầy đủ tới các cơ quan chức năng- không cơ quan nào đến, cũng không cho biết lý do.

Có phải đàn ông HN hơi nhu nhược? trong khi phụ nữ luôn chăm chỉ, hơi mạnh mẽ, nhiều khi đến mức đanh đá. Cụ thể, cô giáo cãi nhau với chồng đến trút giận vào học sinh - là người nước ngoài, lớn tuổi.

Hiện tượng ô dù ở VN xem ra còn mạnh hơn cả Nhật Bản, từ đó dẫn đến hối lộ; công an, giáo viên cũng nhận hối lộ. Một học giả Nhật Bản sau 2 năm sống ở HN đã viết một cuốn sách về HN, trong đó có nói: “Quả là một sự khó khăn trong quan hệ giữa người với người ở HN!”.

7 khiếm khuyết của người Hà Nội

1. Người HN thường đề cao quá mức tính hàn lâm, bác học, nặng về lý thuyết, khiến sự học để áp dụng vào thực tế bị coi nhẹ.

2. Cẩn thận, chắc chắn, thành ra dè dặt, thiếu quyết đoán, chậm đổi mới, không dám làm ăn lớn.

3. Quá kín đáo, giữ gìn đến khách sáo, thiếu chân tình, thiếu thẳng thắn và trong một chừng mực nhất định, có biểu hiện coi thường tỉnh lẻ.

4. Quá tự tôn, sĩ diện, thành ra không dám nhìn thẳng và chấp nhận sự thật; ưa nêu thành tích hơn nhận khuyết điểm.

5. Trọng nếp nhà hơn ý thức cộng đồng.

6. Lịch sử hơn ngàn năm chống ách đô hộ nước ngoài tạo nên trong tính cách người HN một tinh thần phản kháng, chống lại những quy định và chính sách mà ngoại bang áp đặt, từ đó hình thành thói quen không tuân thủ pháp luật, coi trọng luật tục hơn luật pháp, chưa định hình một lối sống theo pháp luật.

7. Ngoài ra, còn các biểu hiện tiêu cực, thể hiện qua các tệ nạn xã hội, tư tưởng sùng ngoại, cách sống thực dụng, thích hưởng thụ, thái độ xuê xoa, thiếu tinh thần trách nhiệm, coi nhẹ nền nếp và quan hệ gia đình.

(Trích Tổng thuật các tham luận Hội thảo Người HN thanh lịch, văn minh)


Ý kiến bạn đọc

Nguyễn Sơn ([email protected])

Hà Nội và sự thanh lịch con người Tràng An nay còn đâu !

Ngày xưa con người Hà Nội thật thanh lịch. Đi thưa về gửi, tôn trọng bề trên, tôn sư trọng đạo, hiếu nghĩa với mẹ cha, chung thuỷ tình chồng vợ. Mọi người nhất là lớp trẻ được giáo dục tốt, ra đường luôn giữ gìn đúng phép lịch sự, tôn trọng mọi người. Những nét đẹp ấy không phải tự nhiên mà có được, nó là quả một quá trình dài lâu tích luỹ đúc kết tinh hoa của nhiều thế hệ mới dần định hình được, ví như một thứ quả ngọt phải qua một chặng đường chọn lọc gian nan của tạo hóa mới tạo thành.

Tôi biết rằng hầu như mọi gia đình Hà Nội xưa, không kể sang hèn đều ngày đêm răn dạy con em mình điều hay lẽ phải, em trai học tài , em gái học nữ công gia chánh, ra đường không thể nói cười hô hét ầm ĩ quá lố thoải mái như bây giờ. Hà Nội thật bé nhỏ, đẹp đẽ tinh khiết nhưng quá mong manh. Nó đúng là hạt giống tốt để đâm hoa kết trái ngọt lành cho toàn xã hội. Nhưng cũng vì nó quá mong manh, sự bảo lưu bảo tồn lớp người thuần Hà Nội để giữ những nét đẹp, văn minh cho mai sau lại bị xem nhẹ nên Hà Nội hiện nay thực sự đã được thay thế gần như hoàn toàn bằng một lớp dân di cư, sự mất dần đi cái đẹp thanh lịch, nét văn hóa tốt đẹp xưa cũng là điều dễ hiểu.

Tìm lại cho Hà Nội cái đã mất việc đầu tiên là tìm ra và tạo điều kiện để những gia đình Hà Nội còn rải rác đâu đó thực sự có nhiều điều kiện và không gian Hà Nội để họ lại tìm lại được chính mình và cũng là tìm cho thủ đô những chủ nhân xưa nhằm tạo dựng không gian du lịch cho Khách thập phương và nhất là quốc tế, lâu dần giáo dục lớp thanh niên mới tiếp nhận cái hay cái đẹp của hồn thủ đô.

Nguồn:Tiền Phong
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đừng thu nhận tri thức kiểu... “văn hoá quà vặt”

    14/06/2019Vân LongThời gian cho mỗi người như một tấm vải, nếu tập trung ta có thể may được vài bộ áo quần tử tế. Nếu thu nhận tri thức theo kiểu “văn hoá quà vặt” “kiến thức quà vặt”, ta sẽ chỉ có được những “chiếc khăn tay sặc sỡ vụn vặt mà thôi.
  • Xin lỗi thôi đã thành người tử tế!

    10/05/2016Phạm Sông HồngĐể nói được câu “Xin lỗi”, tập mãi cũng thành quen. Nhưng để trở thành người tử tế thì câu xin lỗi ấy vẫn chưa đủ. “Còn cần gì nữa?” Hoá ra, “Xin lỗi, cảm ơn” chưa đủ sức mạnh để “lăng xê” một con người lên hào quang văn hóa.
  • Chỗ mạnh, chỗ yếu trong tâm lý con người Việt Nam khi đi vào thời đại văn minh trí tuệ

    09/12/2015GS.TS. Hoàng TụyPhân tích để hiểu rõ những đặc điểm văn hoá, tâm lý của dân tộc, những truyền thống tốt, những yếu tố tích cực, thúc đẩy sự phát triển, cùng với những nhược điểm, những yếu tố chưa tốt, thậm chí tiêu cực, đang hoặc sẽ níu kéo chúng ta lại sau, là việc làm hết sức cần thiết để giúp xây dựng một chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp hoàn cảnh và điều kiện thế giới ngày nay...
  • Nhậu nhẹt - sự bế tắc của xã hội

    21/01/2014Quán nhậu mọc ra như nấm, nhiều hơn trường học và nhà trẻ. Người người nhậu, nhà nhà nhậu, đi đâu cũng thấy. Bia rượu tràn lan khắp xã hội. Vì sao thế? Ai cũng biết hậu quả của rượu tới sức khoẻ ( xơ gan) và xã hội ( rược chè be bét, ẩu đã, tai nạn giao thông...). Thế nhưng, Vì sao người Việt ta nhậu lắm thế?
  • Sinh viên = Xoàng xĩnh?

    29/09/2005Nguyễn Trương QuýTại sao vẫn tồn tại quan niệm là sinh viên thì luôn đi cùng với sự lúi xùi, xoàng xĩnh, với không gian nhà trọ tù đọng, với học như đi xem phim rạp, hết phim rồi sẽ ra, thế nào cũng tốt nghiệp?
  • Hốt rác và xả rác

    08/09/2005Trần Bạch Đằng...tôi nhớ anh Hai Xô và nhớ câu nói của bậc lão thành: "Không còn sức để hốt rác thì đừng xả rác!”...
  • Nhậu nhẹt

    07/09/2005Phạm Thái ThanhĐã có bao nhiêu người thiệt mạng vì bia, rượu; bao nhiêu gia đình khốn đốn bởi ma men hành hạ... Nhậu nhẹt gia tăng đến mức báo động khẩn, thậm chí nhiều ý kiến cho rằng TP nên bổ sung một giảm trong chương trình giảm ma túy, mại dâm và tội phạm, đó là giảm nhậu.
  • Chẳng giống chút nào...!

    24/08/2005Quỳnh ChiSố là tôi công tác ở một Tạp chí khoa học, địa chỉ đỏ của các vị tiến sĩ tương lai. Một phần công việc của tôi là tiếp xúc với các vị giáo sư, tiến sĩ khả kính, nhận bài khoa học để đăng kiếm điểm phục vụ cho việc bảo vệ luận án của các vị tiến sĩ tiềm năng...
  • Hip Hop bình tĩnh để nhận ra

    15/08/2005Tiến sĩ: Đinh Phương Duy, Nguyễn Vĩnh NguyênTiễn sĩ tâm lý học Đinh Phương Duy, phó chủ tịch thường trực Hội khoa học tâm lý giáo dục TP. HCM người từng tiếp cận đời sống và “đóng gió” Hiphop từ thời gian còn học tập và nghiên cứu tại Mỹ, có cái nhìn khá mở…
  • Văn minh giao tiếp thời hội nhập

    04/08/2005Diệu TrangVăn hoá thấm từng giọt, còn tiền thì có thể đến một cách ào ạt chẳng hạn như ngày mai anh trúng số độc đắc bỗng nhiên trở thành người giàu có. Đánh giá một con người văn minh, văn hoá, người ta không nhìn theo kiểu cứ là quan chức thì phải bút Monblank, ví Cartier, giày Christian Dior... Cái đó không quan trọng vì họ cũng rất biết về Việt Nam và không phải là mong đợi sự sang trọng đập vào mắt họ mà là người này tầm nhận thức thế nào, hiểu bên ngoài ra sao và mục đích anh đi ra thế giới để làm gì? Vậy nên "văn minh" ở đây là nắm bắt xu thế của thế giới đồng thời khẳng định được đặc thù của bản thân.
  • Hip-hop nhìn từ văn hoá thời trang

    06/06/2005Bài viết này được viết ngẫu hứng bằng những suy nghĩ rời rạc, tản mạn của tác giả về một góc của cái trào lưu đang chi phối giới trẻ ngày nay: hip-hop và văn hóa hip-hop. Tôi không còn trẻ và cũng chưa già, nhưng biết mình cũng không ngoại lệ tầm ảnh hưởng khó cưỡng lại ấy.
  • Lên Hồ Tây xem người ta... yêu nhau

    16/01/2004Đó là con đường đẹp và mộng mơ nhất Hà Nội với dập dìu tài tử giai nhân, người người sánh đôi rủ rỉ lời yêu đương suốt đêm ngày. Và có lẽ hiếm đôi nhân tình nào ở thủ đô lại chưa từng dạo bước nơi đây...
  • Chuyện ngoài đường Việt Nam

    22/11/2003Mùa hè nóng bức, bạn muốn phóng xe ra ngoài đường hóng gió mát? Bạn muốn diện một bộ đồ thật bảnh để cùng bồ lượn chơi? Nhưng cẩn thận nhé, có thể bạn sẽ đụng phải những “người Việt gốc cây” trên bất kỳ con đường nào đầy nắng, đầy gió và đầy bụi của thành phố nhiệt đới ồn ào này.
  • Giới trẻ Việt Nam và cuộc "cách mạng thời trang"

    12/11/2003Ben StockingSau cơn bão váy ngắn áo hai dây từ phương Tây, sau làn sóng tóc vàng môi nâu du nhập từ Hàn Quốc, giới trẻ Việt đang tiến hành một cuộc “cách mạng thời trang”? Trước mối xung đột thế hệ gay gắt quanh chuyện  áo dài áo ngắn, giới trẻ sẽ khẳng định mình như thế nào? Dưới đây là góc nhìn của một nhà báo nước ngoài về cuộc “cách mạng thời trang” này ở xứ Việt.
  • Gặp "Tây"! - Người Việt ta ứng xử thế nào?

    12/11/2003Trong một cuộc họp lớn, một nữ tiến sĩ luật của ta còn rất trẻ, đến muộn và không có chỗ. Một chuyên gia nước ngoài đứng lên để nhường chỗ cho cô ngồi cạnh nam đồng nghiệp người Đan Mạch. Thay vì cảm ơn, nữ tiến sĩ lại đỏng đảnh cười: "Thôi không ngồi cạnh tây đâu, hôi lắm. Sống ở tây mãi rồi còn lạ gì!"...
  • xem toàn bộ