Ngôi trường chỉ có một học sinh, ngày em tốt nghiệp trường cũng đóng cửa

07:02 SA @ Thứ Sáu - 19 Tháng Bảy, 2019

Đằng sau câu chuyện về ý thức trách nhiệm của ngôi trường tại Nhật Bản, là vô vàn thứ đáng để ta tự hỏi: GIÁO DỤC LÀ GÌ?

Nằm ngoài khơi của tỉnh Yamagata thuộc vùng biển Nhật Bản, hòn đảo Tobishima với bán kính chỉ khoảng 10km. Hòn đảo hẻo lánh và nhỏ bé này là nơi tập trung của một vài khu làng chài nhỏ với dân cư chỉ khoảng trên dưới 200 người, cả hòn đảo chỉ có duy nhất một trường trung học mang tên Tobishima. Trường học này có duy nhất 1 học sinh nam, tên cậu là Shibuya Arata, và cậu cũng chính là HỌC SINH DUY NHẤT TRÊN ĐẢO.
.
Hòn đảo Tobishima vốn là một hòn đảo nổi tiếng ở Nhật Bản với tỷ lệ người cao tuổi cực cao, độ tuổi trung bình là 65, biệt danh là hòn đảo dưỡng lão. Những người trẻ tuổi từ lâu đã rời bỏ hòn đảo này, những đứa trẻ vốn ít ỏi trên đảo cũng theo cha mẹ vào đất liền, đến những thành phố lớn hơn để học tập. Cũng chính vì thế, ngay khi gia đình cậu bé Shibuya Arata dọn đến, đã thổi thêm sức trẻ và sự sống mới lên hòn đảo này. Vì giải quyết vấn đề học hành của cậu bé, ngôi trường trung học đã đóng cửa rất lâu trên đảo, một lần nữa triệu tập các thầy cô giáo và mở cửa hoạt động lại. Tuy rằng trường chỉ có một học sinh duy nhất một là Shibuya Arata, thế nhưng lại có tới 5 giáo viên.
.

Trường Tobishima có duy nhất 1 học sinh nhưng có tới 5 giáo viên giảng dạy.
.
Nhìn qua thì thấy rất thú vị, nhưng ẩn sâu trong đó thì chính là ý thức trách nhiệm của những người thầy, người cô đã không ngần ngại đứng ra mở lại ngôi trường và dạy dỗ Shibuya, cho dù chỉ có một học sinh, các thầy cô cũng chưa bao giờ quên đi trách nhiệm làm một người dẫn đường của mình. Họ dốc hết toàn bộ sức lực chỉ vì mong muốn học sinh duy nhất của mình có thể được phát triển toàn diện nhất từ văn thể mỹ cho đến đạo đức và trí tuệ.
.
Các giáo viên dạy cậu bé học kiếm đạo, bồi dưỡng tính cách chính trực, nhưng cũng cẩn thận chỉ dạy cậu bé học tập các môn thủ công để đề cao thẩm mỹ cá nhân. Trong những tiết lao động, các giáo viên sẽ cùng nhau tham gia, họ và Shibuya sẽ cùng nhau giúp các cụ chung quanh thu hoạch rau củ, cũng sẽ dẫn cậu bé học đánh cá với các ngư dân để rèn luyện kỹ năng sinh hoạt cho cậu. Song song đó cũng có các lớp dạy thư pháp, nấu ăn để giúp cậu có rèn luyện tính tình và chăm sóc gia đình. Hàng tháng trường học còn mời các giảng viên nước ngoài, sắp xếp các buổi giao lưu với giảng viên để giúp cậu bé có thể phát âm và học tiếng Anh nhanh nhất.
.
Không chỉ các giáo viên trong trường đồng tâm hiệp lực dạy dỗ Shibuya, mà hầu như các cư dân trên đảo cũng đều tham gia vào quá trình dạy học này. Khi rảnh rỗi họ sẽ đến trường cùng tham gia các hoạt động ngoại khoá như hoạt động thể dục, thư pháp, thủ công. Gần như tất cả những người lớn trên đảo đều đã đồng hành cùng cậu bé trong suốt 3 năm trung học này.
.
Vào ngày lễ tốt nghiệp, Shibuya Arata đứng ở trên đài phát biểu mà ba năm trước đây khi vào học cậu bé cũng đã đứng để đọc diễn văn tốt nghiệp. Đứa trẻ ngày nào dưới sự dẫn dắt và dạy dỗ của gần như toàn bộ hòn đảo đã trưởng thành một cách vô cùng khoẻ mạnh, họ ngồi bên dưới từ thầy cô cho đến hiệu trưởng đều mặc vest đến tham dự. Không ít cư dân trên đảo cũng tới. Không ai sẽ vì buổi lễ tốt nghiệp hôm ấy chỉ có một học sinh mà ăn mặc cẩu thả. Họ dùng thái độ trịnh trọng, nghi thức nghiêm trang nhất để nói cho cậu bé mình dõi theo ba năm nay rằng: Chúc mừng con đã tốt nghiệp.
.

Arata khi nhập học và khi tốt nghiệp ra trường.
.
Cũng vào giây phút cậu bước ra khỏi cổng trường, ngôi trường trung học này sẽ lại một lần nữa bị đóng cửa, các thầy cô sẽ trở về với cuộc sống trước đây của mình, chờ đợi một học sinh mới xuất hiện.
.
Không vì chỉ có một học sinh mà lơ là sự nghiệp giáo dục, vừa truyền thụ tri thức khoa học vừa dạy học sinh thường thức sinh hoạt.
Đằng sau câu chuyện về ý thức trách nhiệm của ngôi trường này, là vô vàn thứ đáng để ta tự hỏi. Giáo dục là phải vừa dạy tri thức cũng phải dạy làm người.
.
Tư tưởng giáo dục của Nhật Bản thật sự khiến chúng ta khâm phục và ngưỡng mộ!
.

Một số hình ảnh của Arata trong 3 năm theo học tại trường Tobishima:


Một lớp học kiếm của Arata.

Arata là niềm hy vọng của người dân trên đảo.

Lớp học sáo của Arata chỉ có 2 thầy trò.

Một giáo viên nước ngoài được mời về để giảng dạy cho Arata.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tinh thần cầu học: sự khác biệt giữa Việt Nam và Nhật Bản

    12/03/2019Sông HànTâm tính và tinh thần cầu học của quốc gia sẽ đưa lại những ngã rẽ khác nhau, hoặc phú cường hoặc tụt hậu...
  • Từ bao giờ và bằng cách nào người Nhật thoát ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của Trung Quốc?

    10/01/2019GS. Cao Huy ThuầnNhật Bản đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc không thua gì Việt Nam. Cũng như ở ta, Khổng giáo đã từng là khuôn vàng thước ngọc chính thống trong tư tưởng của nước ấy. Nhưng người Nhật đã sớm ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của Trung Quốc. Họ bắt đầu giải phóng tư tưởng của họ từ bao giờ? Bằng cách nào? Do trường phái nào? Bằng lý luận gì?
  • Dân Nhật đọc sách tốt, nên mới như ngày nay

    13/05/2018Hồ Hương Giang"Tôi muốn học theo cách của vua Minh Trị của nước Nhật. Ông ta cho dịch hết các sách hay ra tiếng Nhật để người dân đọc, nên mới có một nước Nhật ngày nay".
  • Chúng ta có thể học gì từ người Nhật?

    17/10/2017Nguyễn Trần BạtTrong bối cảnh hiện nay, kinh tế thế giới khủng hoảng, đất nước gặp nhiều khó khăn, chúng ta buộc phải có những thay đổi căn bản và quyết liệt. Nhìn nhận lại những bài học từ Nhật Bản là một việc giúp chúng ta có cái nhìn thực tiễn để bắt đầu cho sự đổi mới sâu sắc, toàn diện...
  • Người Nhật học thế nào?

    20/07/2017Môn Nghiên cứu xã hội (Social Studies tức Đức Dục theo cách gọi hồi xưa) ở Nhật là môn quan trọng thứ 2 chỉ sau môn “Tiếng Nhật”, đứng trên mọi môn khác còn lại như toán lý hóa sinh kinh tế học….và có thời lượng dạy và học rất nhiều...
  • Bộ Ba Xuất Chúng Nhật Bản

    03/04/2017Câu chuyện về ba vị doanh nhân huyền thoại của nước Nhật - những nhà sáng lập ba tập đoàn hàng đầu Matsushita, Honda và Kyocera...
  • Tại sao người Nhật mê đọc sách?

    19/03/2017Nguyễn Xuân Xanh2Những lý do nào khiến dân tộc Nhật đã có một văn hoá đọc có thể nói vào bậc nhất thế giới? Văn hoá đọc này không phải chỉ bỗng dưng bùng nổ vào thời Minh Trị Duy Tân 1868 khi đất nước được mở cửa, hướng về phương Tây, mà có gốc rễ sâu xa từ thời Tokugawa 1600-1868, từ lúc dân tộc chỉ có văn hoá võ sĩ trên chiến trường, từ lúc thầy tu khoẻ mạnh cũng muốn ra trận để thi thố tài năng đi tìm hạnh phúc. Cách đây 300 năm Nhật Bản đã có những con số “khủng” về giáo dục và văn hoá đọc. Những lý do nào khiến cho một dân tộc võ sĩ lại trở thành mê đọc sách như thế? Và đọc sách để làm gì?
  • Tân thư và phong trào Duy Tân ở Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam thời kỳ cận đại

    25/07/2016Phan Trọng ThưởngDấu hiệu rõ nhất cho thấy quá trình chuyển mình lịch sử tư tưởng-chính trị và học thuật của các nước phương Đông, trong đó có Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam là phong trào Duy tân diễn ra gần như cùng một thời điểm ở hàng loạt quốc gia Đông và Đông Nam châu Á, trong đó, Tân thư có một vai trò hết sức quan trọng...
  • Học từ “văn minh hóa” của người Nhật

    26/06/2016Vu GiaLãnh đạo các phong trào Đông Du, Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục… đều đánh giá cao sự nghiệp “văn minh hóa” của Nhật Bản, coi đó là tấm gương cho Việt Nam trong sự nghiệp khai dân trí, chấn dân khí, hướng tới cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc...
  • Nhật Bản khác ta những gì ?

    11/06/2016GS Nguyễn Lân DũngNước ta có 85 triệu người, đứng thứ 13 trong 200 nước trên thế giới, nếu kể cả Việt kiều là 88 triệu người. Chúng ta có một lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đã đánh bại chiến tranh xâm lược của hầu hết các cường quốc trên thế giới. Chắc chắn trí tuệ dân mình chẳng chịu thua ai khi có điều kiện phát huy...
  • Nhật Bản duy tân 30 năm: Gương cũ nên soi

    06/08/2015Bạch DươngPhía sau vai trò của Thiên hoàng có hay không những căn nguyên, những đóng góp của các nhân vật khác? Và tại sao trong rất nhiều quốc gia khu vực có chung hoàn cảnh lịch sử, điều kiện xã hội như Nhật Bản lại không có được bước phát triển thần kỳ đó? Thật bất ngờ là lời đáp cho các câu hỏi khiến giới nghiên cứu hiện nay vẫn còn đang trăn trở lại đã được giải đáp một cách đầy đủ và chính xác từ cách đây 80 năm bởi công trình tầm vóc của nhà khảo cứu lịch sử Đào Trinh Nhất, cuốn sách “Nước Nhật Bổn 30 năm duy tân”...
  • xem toàn bộ