Người cao tuổi

07:46 SA @ Thứ Tư - 04 Tháng Mười, 2006

Lớp người thuộc tuổi "xưa nay hiếm" xem ra không còn hiếm nữa. Tuổi thọ trung bình của nước ta cũng đã vượt qua 70. "Người cao tuổi”của nước ta đang là một lực lượng xã hội hùng hậu. Đó là một “vốn xãhội" rất quý.

Trên một trang Web có thể đọc được đến 37.700.000 tên tư liệu đề cập đền "vốn xã hội".Thế giới bàn về vốn xã hội đã từ rất lâu, đặc biệt rộ lên trong nửa sau thế kỷ XX. Thế nhưng, lại có ý kiến bàn rằng, ở ta "khái niệm vốn xã hội" đã được Trần Nhân Tông trong giai đoạn dựng nướcsử dụng, khi đưa ra một mẫu mực đạolý sống trong một xã hội vừa giành được chủ quyền độc lập và đang ở tronggiai đoạn kiến thiết đất nước. Trong "Cư trần tạc đạo phú”, "sống đời vui đạo", Trần Nhân Tông đã bàn về xây "vốn xã hội" cho con người Việt Nam trongbuổi sơ khai lập quốc ấy khinói về “của báu trong nhà". Của báu ấy trước hết là con ngườiViệt Nam, một vốn quý báu nhất trong xãhội.

Diễn đạt thật gọn, có thể nói "vốn xãhội” nảy sinh từ mốiquan hệ giữa người và người. “Vốn xãhội” giàu hay nghèo, có tác động tích cực hay tiêu cực tùy theo độ tin cậy và tính bền vững củamối quan hệ đó. "Người ta là hoa của đất”,theo triết lý được đúc kết trong câu tục ngữ quen thuộc ấy, thì "người cao tuổi” thuộc loại hoa trường thọ,được nuôi dưỡng từ mảnh đất quê hương. Mảnh đất thấm đẫm máu, mồ hôi, nước mắt của bao thế hệ con người Việt Nam đã sinh thành được "của báu” mà Trần Nhân Tông nói đến. Quả thật,người cao tuổi Việt Nam hôm nay là một lực lượng xã hội đặc thủ, vốn quý của xã hội. Trải qua cách mạng và kháng chiến, họ là chứng nhân của giai đoạn lịch sử hào hừng trong biên niên sứ dân tộc. Những cựu chiến binhmà sự trải nghiệm máu lửa trong chiến đấu đang là những điểm tựa vững chắc trong cuộc chiến đấu chống lại "giặc nội xâm". Ví dụ sinh động và cập nhật có thể nói đến người cựu binh quyết liệt vả bền bi phanh phui vụ "quan ăn đất”, ở Đồ Sơn, HảiPhòng vừa rồi.

Trong đồng loạt những người “đến hẹnlại hưu” còn khá đông những nguồn lực sung sức mà thời gian tích lũylà những tấm bằng vô giá về tri thức chuyên môn cũng như bản lĩnh hoạt động. Không thiếu những người khi nghỉ hưu lại có năng suất và hiệu quả đóng góp cho xã hội cao hơn khi đương chức. Vì, họ bứt ra khỏi được guồng máy đáng sợ của tệ quan liêu, hành chính Nhà nước và "siêu Nhà nước" tầng tầng lớp lớp. Chỉ riêng các buổi họp triền miên và vô bổ cũng đã tiêu hao thời gian vật chất hữu hình và sức tàn phá vô hình đến nhân cách và lối sống. Họ có thể tìm thấy những hình thức hoạt động mới lý thú và bổ ích cho chính mình, cho cộng đồng, cho đất nước. Cuộc sống đã chứng kiến nhiều tấm gương như vậy.

Đối với nhũng người lao động trí óc, những nhà khoa học có trình độ cao, thì lúc nghỉ hưu lại là lúc họ có sự cống hiến lớn và thiết thực vì họ được làm cái mà họ muốn cho dù điều kiện vật chất (phòng thí nghiệm, giảng đường, phương tiện đi lại chẳng hạn) có hạn chế. Với những nhà văn, nhà hoạt động nghệ thuật có thực tài thì chắc là không có khái niệm "nghỉ hưu, vì lúc "hưu” chính là lúc sức sáng tạo của họ chín nhất, mạnh mẽ nhất. Những công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật bậc cao khi nghỉ hưu cũng lại là lúc có điều kiện truyền dạy kinh nghiệm cho lớp trẻ dưới những hình thức làm việc mới. Một câu hỏi xin được đặt ra: Nhà nước đã có chính sách như thế nào để khai thác, phát huy và bồi dưỡng cái vốn xã hộivô cùng lớn đó? Xã hội đã làm gì để nuôi dưỡng cái vốn quý giá đó?

Đã từng có những lo lắng về sự hụt hẫng đội ngũ chuyên gia đầu đàn trong khá nhiều lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là khoa học và giáo dục. Liệu sự hụt hẫng ấy có liên quan đến kiểu tưduy máy móc chưa thoát ra khỏi chủ nghĩa bình quân trong chính sách cán bộ và sử dựng nhân tài? Có phải xét đến cùng là sự quan liêu, ngại trách nhiệm trong công tác tổ chức và chính sách lao động, nhân danh chuyện đào tạo lớp trẻ, vội đẩy những trí thức, chuyên gia du ngành ra khỏi vị trí, mà việc họ ra đi đã tạo nên những khoảng trống khó bù đắp. Đào tạo lớp trẻ là tuyệt đối đúng. Nhưng trong khoa học và giáo dục, vì để đào tạo lớp trẻ mà lại phải biết cách tạo điều kiện cho những chuyên gia đầu đàn chuyển giao tri thức và công nghệ cũng như kinh nghiệm hoạt động mà họ tích lũy trong cả cuộc đời, một cái vốn vô giá mà những quyết định quan liêu, vô trách nhiệm với đất nước có thể làm hao hụt "vốn xã hội" hết sức quý báu.

Kỷ niệm ngày "người cao tuổi", có lẽ thiết thực nhất là cái nhìn sâu hơn về tính đặc thù trong một số ngành nghề chuyên môn để có những chính sách đúng với những người cao tuổi "đến hẹn lại hưu” để khỏi lãng phí chất xám, làm hao hụt và thất thoát “vốn xã hội" do những thiển cẩn và máy móc trong một số chính sách và giải pháp đối với người cao tuổi.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Albert Einstein: Đỉnh cao của khoa học và nhân văn

    15/03/2016Chu HảoEinstein đã vĩnh biệt chúng ta gần nửa thế kỷ rồi, nhưng tên tuổi và hình ảnh của ông sẽ mãi mãi sống cùng thời gian. Người đời sau sẽ vẫn cứ luôn luôn kinh ngạc trước trí tuệ siêu phàm của Einstein...
  • Hiện trạng khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta

    31/08/2006Trần Ngọc VươngTrên cơ sở mô tả tổng trạng và dựa vào những mốc lớn của lịch sử trong một thế kỷ vừa qua, tuy không quên ghi nhận những thành tựu mà đội ngũ những người lao động trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta đã đạt được, bài viết được xây dựng chủ yếu trên cảm hứng phê phán và tự phê phán, tự xác định mục tiêu chủ yếu là chỉ ra một số phương diện yếu kém, bất cập từ trong lịch sử và cả ở hiện trạng của lĩnh vực lao động mà tác giả là một người trong cuộc...
  • Quy mô gia đình ở Việt Nam đang thu nhỏ

    29/07/2006Trình độ kinh tế xã hội phát triển, sự giao thoa hội nhập với nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới, cùng với nhịp độ của công cuộc hiện đại hoá, công nghịêp hoá đất nước ngày càng nhanh chóng đã và đang tác động đến quy mô và nếp sống của gia đình Việt Nam...
  • Sự hình thành tầng lớp doanh nhân văn hóa

    20/07/2006PGS, TS. Lê Quý ĐứcCùng với việc bàn thảo về văn hóa doanh nhân (hay doanh nhân văn hóa), qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các cuộc hội thảo khoa học, một vấn đề lớn đang được nhiều người quan tâm là việc xây dựng môi trường văn hóa của sự ra đời tầng lớp doanh nhân văn hóa. Đây là mặt thứ hai của vấn đề hình thành đội ngũ doanh nhân văn hóa vấn đề hết sức quan trọng...
  • Gia đình, họ hàng, một cái nhìn còn bỏ ngỏ

    10/07/2006Nguyễn Quang ThânTrong nhiều nămgần đây, người Việt có khuynh hướng quay trở về với gia đình, họ hàng, mộ tổ tiên, làngxóm và quê hương như để bù lại là năm tháng xao lãng. Nhà văn hóa Phan Ngọc có nhận xét lạc quan: "Đây là một tập quán hay, nó giáo dục con người phải sống xứng đáng với cha ông, từng người một rời khỏi cương vị xã hội, quay trở về với cương vị thành viên của dòng họ”...
  • Vai trò lịch sử của gia đình

    08/03/2006Trong các thời đại và nơi chốn khác nhau thì gia đình conngười rất khác nhau về tổ chức, điều hành, và vai trò xã hội của nó. Nhưng luôn luôn và ở đâu nó cũng thực hiện một chức năng cơ bản – sinh sản và nuôi dưỡng bọn trẻ. Đây là mục đích và nền tảng tự nhiên của gia đình...
  • Tư tưởng nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay

    21/12/2005Minh Anh...kế thừa những tư tưởng tích cực của Nho giáo về gia đình trong việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay nhằm thực hiện thành công xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là việc làm cần thiết...
  • Cảm nhận gia đình

    24/08/2005Tương LaiCó những giá trị vĩnh hằng, nhưng không phải bất cứ lúc nào người ta cũng cảm nhận đầy đủ về nó. Nhưng rồi trong những bối ảnh nào đó, tự nhiên giá trị ấy lại nổi trội hẳn lên, cuốn hút và vẫy gợi sức chủ ý của toàn xã hội. Gia đình, giá tri vĩnh hằng của gia đình đang có súc cuốn hút và vẫy gọi ấy đang hiện diện như một môi trường cần được chăm sóc gây dựng thế nào để không khí mà các thế hệ sống trong đó được hít thở là trong lành và là dưỡng chất cho đời sống vật chất, nhất là đời sống tinh thần, tình cảm của mọi thành viên...
  • Mối quan hệ cá nhân - gia đình trong bối cảnh Việt Nam đi vào toàn cầu hóa

    19/07/2005Lê ThiĐi vào hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam đang chịu những tác động tích cực và tiêu cực, cả về mặt kinh tế và văn hóa xã hội. Gia đình, tế bào cơ sở của xã hội, tất yếu có những biến động khi xã hội đang thay đổi, có những đổi mới trong quan hệ giữa các thành viên gia đình, giữa cá nhân và gia đình. Vậy cần giữ gìn, phát huy vai trò gia đình như thế nào trong điều kiện mới?
  • xem toàn bộ