Sự hình thành tầng lớp doanh nhân văn hóa
Cùng với việc bàn thảo về văn hóa doanh nhân (hay doanh nhân văn hóa), qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các cuộc hội thảo khoa học, một vấn đề lớn đang được nhiều người quan tâm là việc xây dựng môi trường văn hóa của sự ra đời tầng lớp doanh nhân văn hóa. Đây là mặt thứ hai của vấn đề hình thành đội ngũ doanh nhân văn hóa vấn đề hết sức quan trọng.Vì không còn môi trường văn hóa phù hợp, thích hợp thì không thể có tầng lớp doanh nhân văn hóa. Trong tiến trình lịch sử, mỗi thời đại, mỗi dân tộc trên nền cảnh của mình hình thành một môi trường văn hóa mang tính đặc thù và môi trường văn hóa ấy đã sản sinh ra một mẫu nhân cách văn hóa tiêu biểu cho thời đại, cho dân tộc.
Môi trường văn hóa của sự hình thành đội ngũ doanh nhân văn hóa, theo chúng lôi là tổng thể các yếu tố chính trị, xã hội, đạo đức, tâm lý khoa học và công nghệ của một cộng đồng hướng đến sự phát triển kính tế - xã hội mang tính nhân văn, nhân bản: Chúng tác động đến đội ngũ doanh nhân để tạo nên tầng lớp doanh nhân văn hóa. Như vậy, môi trường văn hóa của tầng lớp doanh nhân văn hóa (từ đây gọi tắt là môi trường văn hóa của doanh nhân văn hóa) không chỉ bó hẹp trong môi trường văn hóa kinh doanh hay trong môi trường văn hóa doanh nghiệp mà nó bao gồm toàn bộ không - thời gian văn hóa của một xã hội tổng thể. Sự ra đời môi trường văn hóa của doanh nhân văn hóa không phải là một sự ngẫu nhiên mà là kết quả của sự phát triển lịch sử nhân loại và là kết quả của sự tích luỹ tiềm lực văn hóa của mỗi thời đại, mỗi cộng đồng. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở phương Tây với những nhà tư sản - mẫu nhân cách văn hóa tiêu biểu của nó là kết quả tích luỹ văn hóa từ thời cổ đại Hy - La đến thời kỳ Phục hưng văn hóa kéo dài 3 thế kỷ (từ thế kỷ XIV - XVI) và sau đó là cả một thế kỷ văn hóa ánh sáng (thế kỷ XVIII). Sự ra đời của CNTB ở Nhật Bản với những doanh nhân nổi tiếng, tiêu biểu cho thương hiệu của đất nước mặt trời mọc là kết quả của sự tích luỹ văn hóa từ thời Thiên Hoàng Minh Trị, giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX. Sự xuất hiện của nhà tỷ phú
Từ thực tiễn lịch sử ấy, đặt ra cho chúng ta một cách nghĩ mới là muốn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong thời đại ngày nay cần phải xây dựng môi trường văn hóa để hình thành tầng lớp doanh nhân văn hóa - nhân cách tiêu biểu của thời đại.
Muốn xây dựng môi trường văn hóa,
Trước hết nói về mục tiêu của sự "phát triển" là, phải đưa lại cuộc sống "phồn vinh và có chấtlượng", là "tạo ra đặc tính, đặc trưng của xã hội và cá nhân"như tư tưởng của Liên hợp quốc đã đề xướng trong buổi lễ phát động Thập kỷ thế giới văn hóa vì phát triển ngày 21/01/1998. "Phát triển có nghĩa là sự thayđổi, nhưng thay đổi không phải tạo nên sự cách biệt mà sẽ tạo ra những đặc tính, đặc trưng của xã hội và cá nhân. Điều đầu tiên và trênhết, sự thay đổi phải mang lại cuộc sốngphơn vinh và có chấtlượng, được mỗi cộng đồng chấp nhận... Đâylà định nghĩa, ý nghĩa của phát triển sẽ được khởi đầu và truyền bá bởi văn hóa".
Phân định quan niệm phát triển của Liên hợp quốc, chúng ta thấy sự mới mẻ của tư duy nhân loại trong thời đại ngày nay.
Thứ nhất, phát triển là sự thay đổi nhưng phải hướng tới con người, hướng tới xã hội, làmtăng phẩm chất người và tính đa dạng xã hội, "tạo ra những đặc tính, đặc trưng của xã hội và cá nhân".Trong đó tính sáng tạo của cá nhân phải được phát huy, đây là cơ sở cho mọi tài năng phát triển trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế.
Phát triển trên cơ sở sự công bằng “không tạo nên sự cách biệt"và gắn với một cuộc sống tốt đẹp "phồn vinh và có chất lượng".Công bằng xã hội là mục tiêu của phát triển, ngược lại muốn phát triển phải có sự công bằng.
Phát triển phải phù hợp với đặc điểm, trình độ của mỗi cộng đồng, không mang tính áp đặt "được mỗi cộng đồng chấp nhận".Nó mang tính đa dạng văn hóa, nhân văn, nhân bản.
Phát triển gắn với vai trò của văn hóa "sẽ được khởi đầu và truyền bá bởi văn hóa".Văn hóa là mục tiêu, động lực, là môi trường của sự phát triển.
Như vậy, thực chất của phát triển kinh tế - xã hội là mang lại "hạnh phúc, tự do" cho con người như Chủ tịch
Mô thức xã hội - kinh tế là điều kiện có tính quyết định cho sự xuất hiện tầng lớp doanh nhân văn hóa. Có thể mô hình hóa mô thức xã hội - kinh tế ấy trong mối quan hệ giữa nó với tầng lớp doanh nhân như hình ảnh của một
Xã hội dân sự là thành tựu phát triển tự nhiên của tiến trình lịch sử nhân loại. Ở đó người dân làm chủ, người dân chủ động tổ chức hoạt động sống của mình, trong đó có hoạt động kinh tế, không có sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước. Ở đó không có sự hành chính hóa các hoạt động kinh tế, xã hội, tôn trọng quyền tự do hoạt động SXKD của công dân, đặc biệt là những doanh nhân. Ở đó, Nhà nước và xã hội tạo ra những cơ chế, thể chế bảo vệ doanh nhân và không hình sự hóa các hoạt động kinh tế phức tạp và đa dạng của doanh nhân. Chỉ có trong xã hội dân sự doanh nhân mới có điều kiện hoạt động sáng tạo, thi thố tài năng và hoàn thiện nhân cách. Đó cũng là điều kiện cho sự hình thành cộng đồng doanh nhân hay tầng lớp doanh nhân văn hóa bằng việc “khuyến khích các Hiệp hội doanh nghiệp, các loại hình Câu lạc bộ, hình thành những tổ chức xã hội dân sự tự nguyện của bản thân doanh nhân, cùng nhau trao đổi thông tin, bàn bạc, giúp đỡ nhau trong kinh doanh cũng như trong bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nhân” (doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam văn hóa và trí tuệ, Nxb Hội nhà văn, H. 2005, tr.100).
Nền kinh tế thị trường cũng là thành tựu phát triển ucả lịch sử nhân loại, giữ vai trò bà đỡ cho sự ra đời tầng lớp doanh nhân văn hóa. Tất nhiên nền kinh tế thị trường phải đạt đến sự thuần thục và trình độ văn minh. Sự cạnh tranh trong cơ chế thị trường là sự sàng lọc tất yếu tầng lớp doanh nhân. Chỉ có những doanh nhân có tài năng, có một nguồn lực văn hóa của doanh nhân được tích lũy trên nhiều lĩnh vực: tri thức kinh tế, khoa học công nghệ và nghệ thuật làm việc với con người (người lao động, bạn hàng và cơ quan quyền lực) ý chí quyết tâm, tinh thần sáng tạo…
Họ phải vươn lên tiếp thu, tiếp biến những tri thức kinh tế, tri thức quản lý hiện đại để tổ chức SXKD mới có thể tồn tại và phát triển.
Họ phải tiếp các thành tựu khoa họcvà công nghệ hiện đại vận dụng vào doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm phù hợp nhất (chất lượng, số lượng, giá cả) đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Họ phải hiểu biết pháp luật quốc tế và các quốc gia có đối tác, họ phải nhận biết các yếu tố văn hóa, đặc trưng văn hóa của các cộng đồng trong đó có đối tác làm ăn thì mới đem lại hiệu quả cho sự liên doanh, liên kết, hợp tác, buôn bán.
Họ phải hiểu biết tâm lý, nhu cầu của người lao động, của các trợ thủ để quản lý, chỉ huy trên tinh thần ‘làm việc với con người” thì mới đạt được kết quả.
Họ phải tích lũy nhiều năng lực văn hóa khác: văn chương, nghệ thuật, tri thức lịch sử, địa lý, ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng vi tính, khai thác thông tin thì mới có thể sáng tạo và đem lại hiệu quả.
Có thể nói, không có cơ chế kinh tế thị trường thì không thể có sự xuất hiện tầng lớp doanh nhân văn hóa. Ngược lại, không có tầng lớp doanh nhân văn hóa sẽ không có một thị trường văn minh.
Nhà nước pháp quyền là yếu tố thứ ba, chiều cạnh thứ ba của cái đáy của
Ban hành pháp luật là quan trọng song vấn đề thực thi pháp luật mang tính quyết định. Cần phải loại bỏ những phần tử thoái hóa biến chất ra khỏi bộ máy Nhà nước ta hiện nay, làm lành mạnh hóa đời sống kinh tế xã hội của đất nước là vấn đề cấp bách đặt ra. Đó chính là điều kiện cơ bản để doanh nhân phát triển tài năng và sáng tạo trong hoạt động kinh doanh, tiền đề quan trọng của sự hình thành đội ngũ doanh nhân văn hóa.
Mô thức xã hội kinh doanh với bộ ba yếu tố như trên nhìn từ góc độ văn hóa là một trình độ phát triển cao của xã hội và con người, là một sự thăng hoa của văn hóa vào đời sống kinh tế xã hội trong thời đại mới hiện nay.
Để xây dựng môi trường văn hóa của doanh nhân văn hóa ngoài sự hình thành mô thức xã hội kinh tế cầnphải làm một cuộc “cách mạng văn hóa” trong tư duy, trong nhận thức của xã hội, chuyển đổi giá trị, bù đắp những thiếu hụt và loại bỏ những yếu tố bảo thủ lạc hậu trong nền văn hóa cổ truyền của chúng ta.
Chuyển đổi giá trị làm mới, mở rộng nội dung các giá trị cũ, hướng các giá trị cũ vào nhiệm vụ mới của dân tộc. Chẳng hạn tinh thần yêu nước, chiến đấu vì độc lập dân tộc “không có gì quý hơn độc lập tự do’ trước đây, ngày nay phải biến thành tích tinh thần phấn đấu cho cuộc sống “phồn vinh và có chất lượng” hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh’. Muốn chuyển đổi phải có cơ chế kết hợp với lợi ích của dân tộc với lợi ích của cá nhân: lợi ích của độc lập dân tộcphải được gắn với lợi ích “tự do, hạnh phúc” của nhân dân, lợi ích của
Bù đắp sự thiếu hụt giá trị văn hóa, do sự chuyển đổi môi trường văn hóa từ xã hội cổ truyền: nông dân - nông thôn - nông nghiệp sang môi trường văn hóa của xã hội hiện đại:
Xóa bỏ những yếu tố bảo thủ và lạc hậu của môi trường văn hóa cổ truyền cũng là một giải pháp quan trọng. Môi trường văn hóa của chúng ta còn rất nhiều yếu tố bảo thủ, lạc hậu đang cản trở sự phát triển của xã hội hiện đại. Ở đây, chúng tôi chỉ nêu hai yếu lố cơ bản nhất.
Một là,quá đề cao các yếu tố tinh thần, đạo lý
Hai làviệc quá đề cao cộng đồng, coi thường cá nhân (sáng kiến cá nhân, giá trị cá nhân). Môi trường văn hóa nông dân - nông thôn - nông nghiệp đã tuyệt đối hóa cộng đồng và coi thường cá nhân, cá nhân như một vật vô hình bám vào cuống nhau của cộng đồng. Lịch sử dân tộc có những bài học để đời khi thiếu tôn trọng sáng kiến cá nhân: đó là những sáng kiến canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ vào nửa cuối thế kỷ XIX và khoán đến hộ trong nông nghiệp (thực chất xóa bỏ hợp lác xã) của Kim Ngọc cuối những năm 60 của thế ký trước. Do vậy, cần phải đề cao sự sáng tạo cá nhân, kết hợp sức mạnh cá nhân với sức mạnh cộng đồng, như An-be Anh-stanh đã nhận định chỉ cá nhân đơn lẻ mới có thể tư duy và qua đó tạo ra giá trị mới cho xã hội... cũng như vậy, một cá thể đơn lẻ sẽ không thể phát triển nếu thiếu mảnh đất dinh dưỡng của cộng đồng. Điều đó đòi hỏi sự giải phóng cá nhân, bảo đảm tự do cá nhân gắn với dân chủ trong đời sống kinh tế - xã hội. Dân chủ, tự do trong kinh tế trước hết phải tôn trọng "Tài quyền (quyền sở hữu)" của mỗi cá nhân (
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất Thịnh"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm Quỳnh