Nguy cơ tụt hậu vĩnh viễn?

Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia
11:42 CH @ Chủ Nhật - 14 Tháng Tám, 2016

Những năm gần đây một số chuyên gia và tổ chức nước ngoài có đưa ra nhận xét so sánh về mức độ, trình độ phát triển của các quốc gia có tăng trưởng nhưng có nguy cơ tụt hậu vĩnh viễn.

Tôi tóm lược, đưa ra những tiêu chí chính dễ so sánh để Bạn tự định vị mức độ phát triển hay tụt hậu của XH mà Bạn quan tâm :

Sự tụt hậu của một Quốc gia được đánh giá bằng (xem xét trên cơ sở những quyền Dân Sinh được Liên hợp quốc thừa nhận):

1. Số danh mục giá trị văn minh tích lũy được của xã hội mà người dân mỗi nước được hưởng một cách phổ cập so với nước khác.

2. Tỷ lệ % trong giá trị tăng trưởng tuyệt đối mà mọi quốc gia sử dụng vào mục tiêu phát triển Dân Sinh như thế nào.

3. Bao nhiêu % Dân số có quyền Dân Sinh được đảm bảo trên thực tế ở mức độ nào trong thang bậc văn minh Nhân loại.

4. Khoảng cách thời gian dự kiến đạt được mức bình quân tiêu chuẩn quốc tế trên đầu người về những giá trị phúc lợi Dân Sinh.

5. Một cam kết cùng loại với toàn xã hội mà Chính phủ nước này phải mất bao nhiêu thời gian so với chính phủ nước khác.

6. Bao nhiêu năm nữa một Quốc gia mới đạt được mục tiêu Dân Sinh cao nhất mà Quốc gia khác đã đạt được.

Để chống nguy cơ tụt hậu vĩnh viễn ( đặc biệt đối với các nước nhỏ yếu đang phát triển ) cần:

1. Vấn đề cơ bản là Tầm nhìn, ý chí và tính lương thiện của Giới Lãnh đạo có năng lực tư duy đúng, trước thời gian và khả năng vận hành nền Hành pháp chính trực , hiệu quả với tốc độ tăng trưởng cao / bền vững / tối thiểu hậu quả xấu cho Tương lai.

2. Nuôi dưỡng, hun đúc tinh thần Dân tộc có nguyên khí, hào khí, chí khí thông qua giáo dục tiến bộ, khai phóng tư tưởng văn minh, hướng vào các hoạt động nghiên cứu, văn hóa, thể thao, phong trào kiến quốc.

3. Mạnh dạn mở cửa toàn diện hướng tới hội nhập văn minh, qua đó tìm cơ hội hoàn thiện Thể chế Dân chủ, tập hợp định hướng và thúc đẩy toàn bộ nội lực đất nước, có thể liên minh, nhận được ủng hộ, tham gia của các lực lượng Quốc tế gia tăng hỗ trợ giải quyết các vấn đề Quốc nội và gia cường vai trò Quốc tế.

4. Tinh hoa của mọi giới, đại diện của các tầng lớp xã hội dẹp bỏ mưu cầu vị kỷ, lợi ích riêng vụn vặt mang tính phe nhóm, đặt lợi ích Quốc Gia tối thượng, thực sự gương mẫu làm tấm gương về giá trị xã hội, cùng nhau hun luyện nên được Giá trị cốt lõi của Quốc Gia để phản tỉnh và nuôi dưỡng Danh dự, Tự hào, Tự cường của mỗi công dân.

5. Xã hội hóa sự điều hành Quốc gia, tạo khả năng để đại biểu Nhân dân, các Tổ chức Quốc tế tiến bộ ‘tham chính’ tích cực vào hoạch định, giải pháp và kiến quốc. Hơn thế trở thành một ‘đối tác’ quan trọng, một ‘thế lực’ phải tính đến đặc biệt trợ giúp đắc lực Giới Lãnh Đạo đất nước trong hoàn cảnh cần đương đầu với những vấn đề đa phương quốc tế.


Lưu ý thêm:

Khi chính Nội lực, nguồn lực bên trong sử dụng không hiệu quả, lãng phí, lộn xộn, mà đi nhờ vả, vay mượn bên ngoài thì Tương lai quốc gia đó chỉ gánh nặng thêm những Của Nợ mà thôi, càng ngày càng hèn kém đi.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhân quyền và thời đại

    10/12/2018Hà Văn ThịnhTrong các vấn đề “xung đột giữa những nền văn minh”, vấn đề nhân quyền luôn tạo nên sự bất đồng và khác biệt sâu sắc. Nguyên nhân chỉ có một: Cách hiểu và cách giải thích của mỗi cá nhân, mỗi nền văn hóa, mỗi chế độ Nhà nước hoàn toàn không giống nhau. Để hướng đến sự đồng nhất về Nhân quyền, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 10-12 hằng năm để tôn vinh và nhắc nhở các giá trị của Nhân quyền.
  • Nước Việt cần nhiều những Damo Weaver

    18/07/2016Trần Ngọc Kha thực hiệnDamo Weaver là tên cậu bé 10 tuổi học lớp 5 ở trường tiểu học Cana Point của nước Mỹ, cái tên đã trở thành hiện tượng khi được nhắc đến nhiều trên báo chí Mỹ và trên thế giới trong thời gian qua. Vì cậu bé này đề nghị được phỏng vấn vị Tổng thống mới đắc cử Obama. Bản thân cậu bé 10 tuổi này đã từng có cơ hội phỏng vấn phó Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden, Caroline Kennedy và Giám đốc điều hành Google Eric Schmidt tại trường quay ở chính ngôi trường cậu đang theo học KEC TV.
  • Sự giàu có và nghèo đói của các quốc gia

    02/03/2016Charles WheelanChúng ta có thể lạc quan về sự phát triển của các quốc gia trên thế giới, vì xét trên lý thuyết, các nước nghèo có thể thu hẹp khoảng cách với các quốc gia giàu khi vay mượn các tiến bộ của họ. Khi một công nghệ được phát minh, nó có thể được san sẻ với các nước nghèo với chi phí gần như bằng không. Do đó, người dân Ghana không cần phát minh ra máy tính cá nhân mới được hưởng lợi từ sự ra đời của nó, họ chỉ cần biết cách sử dụng nó mà thôi.
  • Cơ hội thứ tư - toàn cầu hóa

    18/04/2004Nguyễn Trần BạtMỗi một dân tộc đều tranh luận với các dân tộc khác về hệ thống giá trị, về định nghĩa con người của mình mà không dịch chuyển đến cái ngưỡng của nó. Từ những năm cuối thế kỷ XX đến nay, trên thế giới xuất hiện một trào lưu mới, một hiện tượng văn hóa mới và rộng lớn, đó là hiện tượng toàn cầu hoá. Hiện tượng này đã phá vỡ từng mảng một sự cát cứ về tinh thần trên toàn thế giới...
  • Nuôi dưỡng và phát huy sức mạnh dân tộc

    14/03/2009GS. Tương LaiSứ mệnh thiêng liêng của thế hệ Việt Nam ngày nay là phải giữ gìn độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ trong một thế giới đầy biến động. Bản lĩnh của người lãnh đạo là phải biết khơi dậy, nuôi dưỡng và phát huy sức mạnh dân tộc được khởi nguồn từ mệnh lệnh trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
  • Các vấn đề kinh tế Vĩ mô, quản lý Nhà nước và hành động của Doanh nghiệp

    06/03/2009Nguyễn Tất ThịnhViệt Nam mới vào WTO được hai năm... và đang trong một thời kỳ khủng hoảng kinh tế đen tối, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử thế giới từ cận đại cho đến nay... Những sự kiện, những vấn đề khác nhau liên tiếp xảy ra tác động mạnh mẽ đến không gian kinh tế và hệ thống các Doanh nghiệp Việt Nam... cho chúng ta (từ những nhà làm chính sách cấp Chính phủ đến các Doanh nhân và Người dân...) những bài học lớn lao...
  • Quản lý xã hội hiện đại dưới ánh sáng của “khoa học mới” và tư tưởng Khai sáng

    10/02/2009Hoàng Ngọc HiếnTrong tác phẩm Từ Đông sang Tây có nhiều chủ đề mới và những cách tiếp cận mới, rất khác nhau. Quan tâm đến chủ đề quản lý xã hội hiện đại, chúng tôi giới thiệu bài của nhà toán học Phan Đình Diệu: “Khoa học mới” và vài suy nghĩ về kinh tế xã hội, trong đó những sự "phức tạp" của quản lý xã hội hiện đại một tập hợp những "hệ thống phức tạp" được phân tích dưới ánh sáng của "khoa học hiện đại" là khoa học nghiên cứu "những hệ thống phức tạp" và bài "Tương lai của Khai sáng"
  • Đồng thuận xã hội và phản biện xã hội

    05/02/2009GS. Tương LaiNhân dân là đồng tác giả của Đổi Mới. Đối diện với những thách thức gay gắt của thời cuộc khi bước vào năm 2009 với những khó khăn dồn dập thì dựa vững vào dân, khoan thư sức dân đi liền với động viên nguồn lực vô tận trong dân bằng lắng nghe ý chí và nguyện vọng của dân là nhân tố quyết định của việc vượt qua khó khăn để bứt lên.
  • Chính trị của đẳng cấp, của mọi công chúng và của toàn cầu

    20/01/2009Nguyễn Tất ThịnhCó lẽ không cần phải mô tả gì thêm về sự kiện ngày 20 Tháng 1 Năm 2009, hôm qua, của Nước Mĩ – mà gần 4 tỉ dân chứng kiến, hầu như mọi người trên Hành Tinh đều biết đến và quan tâm, với những lí do khác nhau, nhưng đều chung một cảm nhận : Vĩ Đại !
  • Triết lý của phát triển

    20/01/2009Nguyễn Sĩ DũngTự do và công bằng là hai giá trị cao cả mà chúng ta hướng tới. Tuy nhiên, có vẻ như giá trị này tồn tại trong tương quan tỷ lệ nghịch với nhau. Chính vì vậy, ở tầm triết lý, hoạch định đường lối phát triển nghĩa là tìm cách cân đối giữa tự do và công bằng.
  • Sự sống, môi trường, đẳng cấp loài và sự văn minh

    02/01/2009Nguyễn Tất ThịnhAi cũng biết Môi trường là Điều kiện Đủ, đặc biệt quan trọng để tạo ra sự Sống ( ý tôi muốn nói rằng chỉ sau Điều kiện Cần là ý muốn của Thượng Đế - điều được đề cập trong các Thánh Kinh ). Sự Sống tác động trở lại, với phương thức sống và cách tổ chức của mỗi Loài cải thiện thêm hay hủy hoại đi, hay làm suy kiệt Môi trường đó.
  • Không thể tiếp tục "sống lẹm" vào tương lai

    20/11/2008Nguyễn Trung20 người chết, thiệt hại nhiều nghìn tỷ đồng.. những thiệt hại về người và của trong cả nước qua trận mưa kéo dài trên diện rộng lần này còn lớn hơn thế nhiều. Ngoài thiên tai, trong các tổn thất xảy ra hôm nay có nguyên nhân chúng ta hôm qua đã sống lẹm vào hôm nay, quên mất việc sống hôm nay phải nghĩ đến ngày mai.
  • Giai cấp công nhân không được tụt hậu

    20/01/2006Linh TâmXuất thân từ một gia đình công nhân, từng đảm đương nhiều trọng trách trong công tác Đảng nhà báo lão thành Hữu Thọ luôn tâm huyết với các vấn đề của giai cấp công nhân. Câu chuyện của ông với phóng viên Báo Lao Động về vai trò, vị trí của giai cấp công nhân hiện nay trong nấc thang xã hội, có nhiều điều khiến chúng ta suy nghĩ...
  • xem toàn bộ