Không chấp nhận tách mình ra khỏi dân tộc

01:32 CH @ Thứ Ba - 15 Tháng Chín, 2009

Kỷ niệm sinh nhật của Nguyễn An Ninh (15.9.1900) được đánh dấu bằng một “món quà” đặc biệt, đó là tập Nguyễn An Ninh – Tác phẩm do Trung tâm Nghiên cứu Quốc học xuất bản tại Nxb Văn học, tháng 6.2009 vừa qua.

Một công trình đồ sộ với 1.366 trang, tập hợp 400 bài báo và tác phẩm Nguyễn An Ninh viết chủ yếu từ 1923 đến 1937. Đa số được viết bằng tiếng Pháp (dịch sang tiếng Việt trong tập Nguyễn An Ninh – Tác phẩm).

Đọc các bài báo của Nguyễn An Ninh được tập hợp trong tập sách này, người ta có thể hiểu được lý do tại sao ông lại được nhà sử học Pháp Daniel Hémery liệt kê trong số những nhà báo Việt Nam “đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử báo chí Việt Nam”, và “đã đóng một vai trò không nhỏ trong sự xoay chuyển thời cuộc lịch sử ở Đông Dương trong giai đoạn 1933-1936”.

Nguyễn An Ninh quả là một nhà báo lớn. Dĩ nhiên, không phải vì con số đồ sộ các bài báo ông đã viết trong khoảng thời gian ngắn ngủi, trên dưới 15 năm, mà vì các bài báo của ông đã được viết với nhiệt huyết của một con người không chấp nhận tách mình khỏi một dân tộc đang phải sống trong ách đô hộ của ngoại bang.

Ông sinh ra trên đất Nam bộ thuộc địa của Pháp và bị đặt dưới sự cai trị trực tiếp của thực dân. Ông học trường Tây tại Sàigòn. Năm 20 tuổi, ông tốt nghiệp cử nhân Luật học tại đại học Sorbonne ở Paris (Pháp). Ba năm sau, ông có bài viết trên tờ “Le Paria” để khẳng định ông thuộc số phận “bị khinh miệt” của 20 triệu dân An-na-mit sắp bị trao vào tay viên toàn quyền Martial Merlin, kẻ đã có 36 năm làm cái công việc “nhồi sọ” các dân bản xứ tại các thuộc địa của Pháp về “nền văn minh đầy ân huệ của Pháp”.

Mỗi bài viết của ông, dù dài hàng mấy trang, hay chỉ vỏn vẹn mấy hàng, trong suốt mười mấy năm viết báo, đều là một cuộc đấu tranh trực diện chống lại chính sách thực dân, chống lại những con người được nêu tên tuổi và chức vụ đang thực hiện chính sách này tại Việt Nam.

Các trang báo của Nguyễn An Ninh có thể được xem như những trang lịch sử về một giai đoạn của chủ nghĩa thực dân của Pháp được thực thi một cách cụ thể trong cái thường ngày của người dân bị trị, trên đường phố, trong những căn nhà kín cửa, với những người học trò 11-16 tuổi ở Mỹ Tho bị tòa án kết án nhiều tháng tù vì cái tội mơ hồ là tụ tập ở đường phố. Một lịch sử với những người nhà quê chất phác đã phải đem bán con để có đủ tiền ghi tên vào sổ những người “tình nguyện” cho chính quyền bảo hộ vay để cứu đồng bạc của Pháp tại chính quốc, hay với những người thanh niên bị rượt đuổi suốt mấy cánh đồng để rồi cuối cùng bị bắt, “bị trói lại đưa xuống tàu như súc vật, và gắn trên mỗi người một cuốn sổ nhập ngũ tình nguyện” để tham gia một cuộc chiến tranh diễn ra tại trời Âu mà những “người tình nguyện” này chẳng hề biết lý do.

Đọc Nguyễn An Ninh – Tác phẩm, người ta biết được nhà báo viết báo bằng tiếng Pháp cho người Pháp đọc, đã sử dụng những hiểu biết sâu rộng, sự suy nghĩ sâu sắc của mình, đặc biệt về lịch sử châu Âu, nhất là lịch sử Pháp, về thời sự, về tình hình quốc tế... để vạch rõ những tai hại đối với người dân bản xứ trong cái chính sách Khai hóa, Văn minh hóa người dân thuộc địa mà Pháp từng rêu rao.

Nguyễn An Ninh là một nhà báo, nhà văn hóa, nhưng điều quyết định, chính là nhiệt huyết của ông. Mấy chục năm sau đọc lại và trong một hoàn cảnh đã thay đổi, các bài báo của Nguyễn An Ninh, kể cả những bài đã trải qua “dịch thuật”, người ta vẫn còn cảm thấy hơi ấm của sức sống.

Việc một nhà báo như Nguyễn An Ninh năm lần bị bắt giam và lần cuối cùng bị đày ra Côn Đảo và qua đời tại đây ba năm sau, kể ra cũng là hợp với “trật tự của chính sách thực dân”. Có điều “trật tự của chính sách thực dân” này cũng chẳng tồn tại được bao lâu trong cái trật tự của Trời Đất.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Báo chí - nhà báo và sự hình thành tầng lớp trí thức hiện đại đầu thế kỷ XX

    21/06/2017Trần Văn ToànKhái niệm trí thức hiện đại ở đây được hiểu trong sự đối nghĩa với trí thức - kẻ sĩ trong xã hội Việt Nam truyền thống. Sự hiện diện của tầng lớp trí thức hiện đại, trên thực tế, mới chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Bài viết này sẽ tập trung làm sáng tỏ vai trò của báo chí - một thiết chế văn hóa có nguồn gốc phương Tây - đã đóng vai trò như một dung môi, một tiền đề vật chất cho sự xuất hiện của tầng lớp trí thức hiện đại như thế nào...
  • Cách mạng tháng 8 và người trí thức

    02/09/2016Mai ThụcKỷ niệm 63 năm Cách mạng tháng Tám – “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” tuổi 63, người trí thức bừng tỉnh trước nền kinh tế thị trường hội nhập toàn cầu diễn ra trên đất nước ta như một cơn lốc xoáy. Rất lâu rồi, bây giờ mới có những hội thảo, những chuyên đề về vai trò của trí thức. Mọi người đồng thanh xác định vị trí của trí thức trong các ngành...
  • Cái thẻ bài của mấy ông quan

    08/01/2016Nguyễn Anh NinhNguyễn An Ninh, nhà yêu nước vĩ đại, đồng thời là một cây bút chính luận lớn. Với một bút pháp độc đáo trầm thống, sâu sắc, châm biếm, Nguyễn An Ninh đã viết nên những kiệt tác nhỏ bằng tiếng Pháp. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một vài bài trong Nguyễn An Ninh - Tác phẩm sắp xuất bản.
  • Sĩ phu, trí thức nước nhà xưa và nay

    08/09/2013TS. Chu HảoKhông ai nâng cao được vai trò của trí thức nếu giới trí thức của chúng ta không tự khẳng định được mình! Không ai san sẻ trách nhiệm với trí thức được; chỉ có trí thức mới thi hành được thiên chức của mình; vinh quang và cay đắng gắn liền với thiên chức ấy cũng chỉ dành riêng cho giới trí thức mà thôi!
  • Nho sĩ và trí thức hiện đại

    12/09/2009Nguyễn Khắc ViệnGiống như quan lại thời xưa, mấy nghìn trí thức được đào tạo dưới thời thuộc địa ở các trường đại học bên Pháp hay ở Hà Nội đều sống xa nhân dân. Chúng tôi là những người thành thị thuần túy trong một nước mà 95% dân sống ở nông thôn. Khi các nho sĩ ra lời kêu gọi, cả nước từ Nam ra Bắc đều hưởng ứng, vì sống trong làng, hàng ngày, nhà nho có quan hệ mật thiết với nông dân. Chúng tôi thì bị chìm giữa đất nước, không có kim chỉ nam, không có gậy chỉ đường.
  • Chế độ xã hội với trí thức

    03/07/2009Nguyễn Ngọc LanhMỗi chế độ xã hội đều có tầng lớp lao động trí óc của mình với tiêu chuẩn và tên gọi riêng. Nói một cách danh chính và chặt chẽ, trí thức đúng nghĩa chỉ xuất hiện trong những xã hội đã có dân chủ, tự do; nhất là tự do báo chí. Cách mạng tư sản Pháp thành công năm 1789, nhưng hơn một thế kỷ sau mới ra đời từ trí thức; chính là vì phải đợi cho tự do, dân chủ phát triển đạt yêu cầu. Nhưng ở thế kỷ XX, nhiều nước châu Á tuy rất nặng căn phong kiến mà chỉ cần vài thập niên đã có đủ dân chủ, tự do để trí thức “đúng nghĩa” xuất hiện. Thế ký XXI hẳn phải nhanh hơn nữa.
  • Nguyễn An Ninh – một nhà báo thần tượng

    26/06/2009Lê Minh QuốcKỷ niệm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và nhân sự kiện NXB Văn Học và trung tâm Nghiên cứu quốc học chuẩn bị xuất bản bộ sách Nguyễn An Ninh - tác phẩm dày 1.300 trang (ảnh), xin giới thiệu bài viết của nhà biên khảo Lê Minh Quốc về thần tượng một thời của thanh niên Việt Nam này
  • Dũng khí công dân

    08/06/2009Nguyễn An NinhNguyễn An Ninh, nhà yêu nước vĩ đại, đồng thời là một cây bút chính luận lớn. Với một bút pháp độc đáo trầm thống, sâu sắc, châm biếm, Nguyễn An Ninh đã viết nên những kiệt tác nhỏ bằng tiếng Pháp. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một vài bài trong Nguyễn An Ninh - Tác phẩm sắp xuất bản.
  • Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây qua sự hiện diện của tờ báo

    09/04/2009Trần Văn ToànSự ra đời của báo chí, lẽ tự nhiên, làm xuất hiện một chân dung mới: ký giả, hay nhà báo. Những danh xưng này, trong ngôn ngữ đương đại thiên về ý nghĩa nghề nghiệp thuần túy nhưng ở vào thời điểm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX lại có nét nghĩa chỉ một nhóm có vai trò ưu đẳng trong xã hội (status group). Với quốc dân, họ là đại diện cho luân lý và tri thức, có chức phận dẫn dắt, hướng đạo. Trong một xã hội vốn có truyền thống trọng quan tước, ký giả thậm chí được liệt vào tầng lớp “quan lại cao cấp”.
  • Trí thức Việt Nam

    19/05/2008GS Vũ KhiêuGS Vũ Khiêu day dứt, làm thế nào để ngày nay, trí thức Việt Nam có thể nhanh chóng vươn lên đỉnh cao của trí tuệ, đề ra được những kiến giải mầu nhiệm nhất cho mọi vấn đề lớn nhỏ, thực hiện được những hoài bão chung của cả dân tộc trên con đường tiến lên của đất nước...
  • xem toàn bộ