Nhìn lại việc giáo dục nhân cách cho Sinh viên
Nếu trong một thời gian dài, lòng trung thành được nói đến nhiều hơn sự trung thực thì đã đến lúc cần xếp lại vị trí ưu tiên cho cái cần được chăm lo bồi dưỡng, “Cái đang thiếu! mà nếu thiếu cái đó, thì cái còn lại còn gì là đáng giá” kể cả lòng trung thành!
Trong một chuyến đikháo sát tại Côn Đảo,tôi thật ngạc nhiên khi thấy cùng đứng với những người đàn ông dãi dầu sóng gió trong ngôi nhà độc nhất của trạm kiểm lâm trên đảo là một cô sinh viên trường Đại học Gothenburg, Thuỵ Điển đến đây thực tập chuẩn bị cho luận án thạc sĩ về rùa biển! Hàng ngày cô đem theo những dụng cụ để đo, đếm và theo dõi về trứng của những loài tương cận loài rùa, như con "vích", vào dịp này là mùa sinh nở của chúng. Cô hào hứng nói về những số liệu đó đếm được tại đây sẽ là dữ kiện cần thiết cho luận án mà cô sẽ trình bày trước hội đồng vào mùa xuân sang năm.
Thật tình là tôi đã háo hức được đến đây để tận mắt thấy bầy "vích" trên bãi Hòn Bảy Cạnh xa vắng và hoang vu này mà đồng chí Bí thư huyện uỷ Côn Đảo đã nói với tôi trong bữa cơm tối hôm trước. "Vích ' thì chua thấy, nhưng ấn tượng đậm nét lại là cô gái Thụy Điển mạnh mẽ và xinh đẹp giữa gió biển lồng lộng và sóng biển ầm ào này. ấntượng về một sinh viên dám "thân gái dặm trường" vượt trùng dương đến đây để thực hành nghiên cứu một đề tài khoa học. Một ví dụ thật sống động về phương pháp đào tạo của nhà truờng đại học. Cùng với nó là phong cách học tập và nghiên cứu của người sinh viên. Ấn tượng về "sản phẩm" cụ thể của một nền giáo dục.
Ấn tượng ấy càng đậm thêm, khi cũng tối đó tại nhà khách huyện uỷ, tôi đọc được tin về kỳ tuyển sinh vào đại học của ta vừa kết thúc với những phản ánh về chuyện gian lận trong thi cử Đó là sự gian lận của những người sắp bước vào ngưỡng cửa của trường đại học.
Theo định nghĩa của người xưa thì "Đại học" là cái học để làm nó lớn" (đại học giả đại nhân chi học dã). ấy thế mà, trong mục "Vấn đề của giới trẻ" của báo Tuổi Trẻ ngày 15.7.03, căn bệnh "phao" như một nạn dịch lây nhiễm trong sinh viên không chỉ trong kỳ thi đại học này, đến nỗi, khi một thí sinh đứng dậy chống lại hiện tượng quay cóp lại tự cảm thấy mình như "một hiện tượng lạ, thậm chỉ một người. . . ngoài hành tinh" thì quả thật đó là điều đáng xấu hổ không chỉ của "giới trẻ" mà phải là của toàn xã hội. Đúng, cần xấu hổ. Vì "xấu hổ là một sự phản khích hướng vào nội tâm. Và nếu toàn thể quốc dân cùng thật sự biết xấu hổ, thì cả dân tộc sẽ trở thành sư tử" như C. Mác đã từng nói. Và cũng chính vì thế mà phải thực hiện khuyến cáo của Mác: "Cần phải làm cho sự nhục nhã càng nhục nhã hơn nữa bằng cách công bố sự nhục nhã ấy. . . cần phải bắtnhững trật tự đã cứng đờ phải nhảy múa lên bằng cách hát cho chúng nghe những âm điệu của chính bản thân chúng.(1)"Âm điệu gì? Âm điệu của sự sa sút về nhân cách, mà lại là nhân cách của sinh viên. Để làm gì? Để khơi dậy lòng tự trọng của họ, những người sắp bước vào ngưỡng cứa đại học để nhận được "cát bọc để làm người lớn". "Người lớn" nói ở đây chính là CON NGƯỜI viết hoa theo cách hiểu của chúng ta hiện nay.
Chính vì thế, phải khơi dậy lòng tự trọng con người, đặc biệt là trong tuổi trẻ, trong học sinh, sinh viên. Đó là cách tạo nên những kháng thể mạnh nhằm chống trả lại những xâm hại của những "bệnh dịch" từ bên ngoài. Nhưng chỉ trong học sinh, sinh viên thì chưa đủ.
Khi đồng tình hoặc chủ động lo toan, thu xếp cho những bước đường gian lận trong học hành , thi cử của con em mình, những bậc cha mẹ nào đó đã mất công vun trồng nhằm tạo ra những "bông hoa điếc".
Chính ở đây, những bậc phụ huynh ấy đã đi ngược lại lẽ sinh tồn của tạo hoá: cái cây có rễ đắng để sinh ra trái ngọt ? Chính vì thế, còn cần phải khơi dậy lòng tự trọng của các bậc làm cha, làm mẹ, lòng tự trọng của xã bội làm nền cho việc tấn công vào tệ gian lận thi cử.
Tôi vẫn tin chắc rằng, cho dù một điều tra đã được công bố của Viện Tâm lý học, có đến 97,5% trong diện khảo sát thừa nhận có hiện tượng quay cóp, 94,3% trả lời là có hiện tượng mua bán điểm trong nhà trường đại học (2), thì những con số "phần trăm" buộc phải nói ra ở trên có nặng nề đến mấy, cũng chỉ là những váng bẩn nổi trên bề mặt. Sức cuộn chảy từ bên dưới mới quyết định sự sống của dòng sông.
Cho nên cần có một khảo sát xã hội học nghiêm túc và đúng bài bản nguyên nhân sâu xa của tình trạng gian lận thi cử phổ biến và tràn lan hiện nay để rồi từ đó mà tìm ra những giải pháp cho sự thanh toán tận gốc tệ nạn ấy. Nội dung của cuộc khảo sát ấy không chỉ dừng ở đối tượng học sinh, sinh viên mà cần đi sâu vào nhiều lĩnh vực hoạt động có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc giáo dục và đào tạo nhằm hình thành nhân cách của con người đang là và sẽ là chủ thể của sự nghiệp xây dựng một xã hội mới. Như vậy là phải có sự khảo sát từ môi trường giáo dục đầu tiên là gia đình, mở đầu cho cả quá trình xã hội hoá để rồi con người trở thành người theo ý nghĩa đích thực của nó. Trong cả quá trình đó: từ gia đình, đến nhà trường và trong xã hội, cần lưu ý tìm hiểu và phân tích sâu vào nội dung và phương pháp giảng dạy các bộ môn khoa bọc đã bội và nhân văn do ý nghĩa của tác dụng trực tiếp đến việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ.
Phải chăng, trong một thời gian dài, chúng ta tập trung giáo dục và rèn luyện phẩm chất chính trị mà có phần nhẹ về bồi dưỡng nhân cách cho tuổi trẻ, từ đội viên thiếu niên rồi đoàn viên thanh niên.
Trong phẩm chất đó, lòng trung thành được đặc biệt coi trọng. Điều này có cái lý của nó khi mà cả dân tộc đang trong cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ thù. Đương nhiên, có một sự thật là, trong cuộc chiến đấu đó, phẩm chất chính trị và lòng trung thành tự nóđã hàm chứa những tố chất của nhân cách. Người mất nhân cách không thể trởthành ngườichiến sĩ dámđứng vào trongđội ngũ nhữngngười tiênphong của cách mạng và khángchiến, trong mọi thử thách luônthể hiện lòng trung thành với sự nghiệp cao cả ấy Thế nhưng, phải thừa nhận đã có việc coi nhẹ bồi dưỡng nhân cách mà một trong những phẩm chất hàng đầu là tính trung thực.Theo cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng thì "bây giờ trung thực phải đặt lên trước vì là cái thiếu nhất"(3). Thiếu cái đó sẽ là một trong những nguyên nhân rất cơ bản của việc suy thoái đạo đức xã hội mà biểu hiện dễ thấy là hiện tượng gian lận thi cử nói trên.
Cũng xin nhắc lại rằng, vào những năm tháng cuối cùng của cuộc đời, trong khi dồn hết sức còn lại cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đồng chí Phạm Văn Đồng đã rất thiết tha vớimột khỏa sát xã hội học như vậy và đã nêu yêu cầu với Ban Khoa giáo TƯ và Bộ GD&ĐT, nhưng rồi việc ấy không thành. Xem ra, chúng ta có thể nhanh chóng trang bị cho học sinh, sinh viên và thầy giáo những trang phục lễ nghi khá cầu kỳ như áo thụng, mũ bình thiên để chỉ dùng trong những dịp tiếp nhận văn bằng hoặc trao phần thưởng, tôi muốn nói đến những cái vỏ bên ngoài, nhưng lại rất khó tìm ra kinh phí cho một nghiên cứu khoa học có ý nghĩa rất thiết thực? Quả thật, "Giáo dục đại học, cần một cái nhìn đổi mới căn bản" như G.S Phan Đình Diệu vừa đặt ra. Đúng là "nếu để phổ cập giáo dục phổ thông có thể chỉ cần một mô hình trường lớp phổ biến có tính chuần mực, thì để mở rộng giáo dục đại học phải tạo được môi trường và các điều kiện cho sự nảy nở và phát huy tính đa dạng của những sắc thái các biệt, tính phong phú của những tự do sáng tạo, do đó các trường, thậm chí từng người dạy và học, phải có ý thức và được quyền tựchủ nhiều hơn trong việc dạy và học của mình"(4). Nhưng để tạo ra "tính phong phú của những tự do sáng tạo", để thực hiện được quyền tự chủ nhiều hơn trong việc học" theo kiểu cô sinh viên Thuy Điển tôi nói ở trên, thì trước hết người học phải được dạy để biết rèn luyện nhằm tự hình thành cho mình một bản lĩnh, một nhân cách mà phẩm chất hàng đầu của nó là sự trung thực.
Nếu trong một thời gian dài, lòng trung thành được nói đến nhiều hơn sự trung thực thì đã đến lúc cần xếp lại vị trí ưu tiên cho cái cần được chăm lo bồi dưỡng, "cái đang thiếu"
Mà nếu thiếu cái đó, thì "cái còn lại còn gì là đáng giá" kể cả lòng trung thành!
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngVăn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtBa yếu tố làm nên thành công của doanh nhân
29/07/2005Nguyễn Trần Bạt