Những lời nói nổi tiếng lịch sử

04:44 CH @ Thứ Tư - 21 Tháng Giêng, 2015

Tôi từ thiếu thời luôn luôn ngưỡng mộ những vĩ nhân trong lịch sử nhân loại, mới mong học hỏi được chút gì từ họ ! Trong bài viết này tôi khảo cứu lịch sử, vắn tắt về từng nhân vật, rồi dựa vào sự việc có thật để viết về họ, dưới dạng những lời nói bất hủ ( như mọi người có thể được biết dưới dạng này dạng khác ). Tôi tự được sáng ra tư tưởng khi viết những lời nói đó theo cách cảm của riêng mình...

Khuất Nguyên: (340 TCN - 278 TCN) Ông là người trong hoàng tộc nước Sở, làm chức Tả Đồ cho Sở Hoài Vương. Ông học rộng, giỏi về chính trị, lại có tài văn chương. Ông liên chính hết mình vì nước vì dân. Nhưng nhiều quan lại hủ bại cùng ganh ghét, tìm cách hãm hại. Vua Sở nghe lời gièm pha nên cũng ghẻ lạnh ông. Ông âu sầu, ưu tư viết thiên Ly Tao để tả nỗi buồn phiền đó .Ngoài ra có nhiều sáng tác thơ khác như Sở từ, Thiên Vấn (Hỏi trời).v.v. Ông thất chí, tự cho mình là người trong sống trong thời đục, suốt ngày ca hát như người điên, làm bài phú "Hoài Sa" rồi ôm một phiến đá, gieo mình xuống sông Mịch La tự tử.Trước đó gặp người đánh cá trên sông Tương khuyên ông rằng : các quan lại say sao không nhai bã rượu cho mọi người cùng tỉnh. Đời đục nhưng đang chảy thế, sao không hòa vào để dâng sóng lên cao ?

Dưới đây là lời ông trả lời người lái đò:

Ta cảm tấm lòng của ông hiểu đời, lại như thương Ta hơn thế mà buông lời khuyên chân thành và có lý. Nhưng ta làm như ông nói thì Ta không còn là chính mình nữa. Tuy cùng nhai bã rượu thì có thể khiến cho bọn họ chút thay đổi đỡ say hơn mà giảm càn quấy. Hòa vào sông đời cũng làm chút dâng sóng cao hơn….Nhưng sức ta được bao nhiêu, nổi mấy lần như thế, có chấm dứt được những trận say triền miên khi còn những kẻ như thế ngày ngày vẫn hưởng lạc trong tiệc rượu của nhau ? Liệu Ta dâng được tí sóng thì đâu có làm nó bớt đục mà chuyển dòng được đến nơi hữu ích ? Chẳng qua chỉ là sự thỏa hiệp nửa vời đó ru ? Rồi cùng bọn họ như thế Ta bị mờ đi chân đạo , giảm yếu đi về chính Đức thì cố tiếp giữ mình cũng đá là khó, nói gì đến cải hóa hay hơn ? Bọn chúng lại hò nhau rằng làm tha hóa được đến cả Khuất Nguyên Ta, rồi sau có điều gì chúng không thể dám làm lụn bại ? Dân chúng lầm than đói nghèo há có thể mong được cứu bằng những trận rượu mà ta cùng nhai bã rượu ? Xã tắc lâm nguy há Ta có thể với cái đầu và trái tim máu đã bị nhạt đi bởi bã rượu, lại bẻ lái chí hướng được cho lũ bọn họ đang cuồng lên bởi rượu dâng sóng quốc sĩ được lên cao ư ? Chi bằng ta quyết tìm đến cái chết để ít nhất Vua cũng nhận ra một điều : lũ quan lại hủ bại đó có thể giem pha, vô hiệu, hại chết được cả được người như Ta đây, thì sẽ giật mình rằng: chúng có thể thêm một bước nữa hoặc đưa Vua dấn sâu hơn vào rượu và bã, đẩy Vua cao hơn sóng sông một chút nhưng chỉ cùng như chúng mà thôi, hoặc không thế cũng khiến Vua cũng ắt có ngày như Ta. Mong Ngài bừng tỉnh trước khi như thế !

Abraham Lincoln: (1809 – 1865), là Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ từ tháng 3 năm 1861 cho đến khi bị ám sát vào tháng 4 năm 1865. Lincoln thành công trong nỗ lực lãnh đạo đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng hiến pháp, quân sự, và đạo đức – cuộc Nội chiến Mỹ – duy trì chính quyền Liên bang, đồng thời chấm dứt chế độ nô lệ, và hiện đại hóa nền kinh tế, tài chính của đất nước. Bày tỏ lập trường chống đối chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ qua những bài diễn văn và các cuộc tranh luận trong chiến dịch tranh cử, Lincoln nhận được sự đề cử của Đảng Cộng hòa ra tranh cử Tổng thống năm 1860. Năm 1861, Lincoln công bố Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ và vận động thông qua Tu chính án thứ Mười ba nhằm bãi bỏ chế độ nô lệ.

Dưới đây ông nói với các nghị sĩ Lưỡng viện Mĩ

Thưa các quý Ngài của Lưỡng Viện ! Các ông cố tình xỉ nhục và gây gổ với tôi hòng muốn giữ lại chế độ nô lệ theo cách và quyền lợi của riêng mình ư ? Như thế chính là các ông đã tấn công vào lẽ của Tạo Hóa, rằng mọi sự sống sinh ra đều được có chỗ cho nó sinh tồn và phát triển, mọi con người sinh ra đều có quyền tự quyết định về số phận của chính họ và lựa chọn cách mà họ mưu cầu sống, khi không xâm phạm đến những quyền tương tự của người khác ! Các ông muốn giữ lại chế độ mà chỉ giới các ông có được đặc quyền hơn cả khái niệm Con Người ! Nếu được thỏa mãn như thế thì chính đến cả những người da trắng cũng dần phải làm nô lệ cho những người da trắng có ưu thế hơn họ nhờ những lý do không thuộc giá trị của bản thân ! Các ông quen hành xử với người khác như công cụ thì đích sống của các ông ắt hẳn không thể là Thiên Đàng như hằng nguyện cầu, vì nơi đó không tồn tại nhũng điều như các ông đang muốn ! Như thế thì ngay ở đây thôi, chính trong đội ngũ của mình, các ông cũng đang cố khiến nhau làm công cụ của cá nhân tham lam và vị kỷ ! Các ông không thể coi người da đen bình đẳng với mình chỉ vì màu da của họ, trong khi vẫn mượn màu đen của bộ Comple hòng tôn thêm nước da trắng, nhưng kỳ thực các ông sẽ thù ghét tất cả các màu sắc khác còn lại. Như thế các ông yêu làm sao yêu nổi màu đỏ trên quốc Kỳ của Nước Mĩ, đã nhuốm máu cùng màu đỏ của mọi chủng tộc để xây dựng nên và bảo vệ nó ! Các ông không công nhận được sự công bằng có thể giành cho những người màu da khác thì các ông chỉ có thể sở hữu được những biện pháp tàn độc và bất chấp nhất để giữ đặc quyền, nhưng không bao giờ chạm được đến tinh thần cao cả, như thế dù là da trắng đi nữa cũng chỉ có thể làm bạn với Quỷ dữ : chúng luôn muốn làm tối đen cả Thế giới này !


Napoléon Bonaparte ( 1769 – 1821) là một nhà quân sự và nhà chính trị kiệt xuất người Pháp trong và sau cuộc cách mạng Pháp cũng như các cuộc chiến tranh liên quan ở châu Âu. Bộ luật Napoléon, đã có những ảnh hưởng lớn lên nhiều bộ luật dân sự trên toàn thế giới, nhưng ông được nhớ đến nhất bởi vai trò của mình trong các cuộc chiến tranh mà Pháp phải đương đầu với hàng loạt liên minh châu Âu. Và đã thiết lập quyền bá chủ trên phần lớn lục địa này, truyền bá những lý tưởng của cách mạng Pháp, củng cố nền đế chế làm phục hồi những nét của chế độ cũ Pháp (Ancien Régime). Nhờ thắng lợi trong những cuộc chiến này, thường là chống lại đối phương có ưu thế về quân số, ông được coi là một trong những nhà quân sự vĩ đại nhất mọi thời đại, và các chiến dịch của Napoléon được nghiên cứu tại các học viện quân sự trên khắp thế giới. Năm 1813, Liên minh thứ sáu đã đánh bại quân đội của ông tại Leipzig, rồi xâm lược Pháp, buộc Napoléon phải thoái vị và đi đày đến đảo Elba. Chưa đầy một năm sau, ông trở lại nắm quyền, nhưng đã bị đánh bại trong trận Waterloo vào tháng 6 năm 1815. Phải trải qua sáu năm cuối cùng của cuộc đời trong sự giam cầm của người Anh trên đảo Saint Helena.


Dưới đây là lời ông nói với Vua nước Phổ, sau khi đã chiến thắng họ.

Thưa Ngài, hãy giữ tư cách của Hoàng Đế nước mình, dù quân đội Phổ đã thua trận. Ta không hào hứng gì, chẳng chút vinh dự, cũng như thấy chiến quả của đội quân Hùng mạnh của nước Pháp vĩ đại sẽ chẳng còn chút giá trị mấy, khi Ta phải miễn cưỡng kí những điều khoản với một kẻ đối diện tầm thường, suy nhược tâm trí vì sợ hãi đến mức đánh mất hết cả phẩm chất của Hoàng Đế - người trong mọi hoàn cảnh phải tỏ ra xứng đáng với danh tước tuyệt đỉnh, còn là bậc chí tôn với dân nước mình ! Ta thắng trận, nhưng không tấn công vào Vương vị của Ngài, không dày xéo lên tinh thần tự tôn của dân chúng nước Ngài, và bảo vệ sự những bậc thang giá trị của đẳng cấp ! Ta không muốn nghĩ dân nước Ngài nghĩ rằng do Vương triều Phổ do bị o ép, bị tước mất hết danh dự, bị coi thường phẩm giá nên buộc phải chấp nhận những điều kiện Ta đưa ra, mà phải thừa hành thực thi những điều kiện đó với Ta và nước Pháp bởi một Nhà nước Chính danh. Ta muốn đất nước này tồn tại như một quốc gia thịnh vượng, thuộc Pháp với ý thức cao nhất ! Ta không muốn thuộc về mình những vùng đất sơ xác, nhưng người dân cùng khổ, với những hạng quan lại kém cỏi chỉ biết tuân phục trong sự sợ hãi và thui chột. Xin Ngài hãy kiêu hãnh đứng lên và đi sau tôi duyệt đội danh dự trước bàn dân thiên hạ. Nào ! Hãy khẩn trương và tuân thủ như người lính của tôi !


Vladimir Ilyich Lenin( sinh ngày 22 tháng 4 năm 1870, mất ngày 21 tháng 1 năm 1924 ) – Quê gốc là làng Gorki, Simbirsk, nay là Ulyanovsk. Ông là người tổ chức Đảng Cộng sản Liên Xô, lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, phát triển học thuyết của Karl Marx(1818 - 1883) và Friedrich Engels và hiện thực bằng việc thành lập nước Nga Xô Viết. Ông được coi là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới. Thi hài Ông được lưu giữ trong lăng Lênin trên Quảng trường Đỏ, Moskva.


Ông nói trước việc nhiểu ủy viên trung ương Đảng Bonsevich có phản ứng : Tại sao lại không được hưởng ưu đãi tốt hơn, trong khi phải ưu tiên cao cho các chuyên gia kĩ thuật nước ngoài


Các đồng chí có công lao to lớn với Đảng của chúng ta, nhưng bây giờ hãy có công với Đất nước ! Để Nhân dân Nga biết Đảng này ra đời và hành động vì Đất nước như một tôn chỉ, sứ mệnh tốt cao ! Để nước ngoài không thể coi thường và có thể tấn công Quốc gia này thêm một lần nữa – như đã từng bị như thế ! Để chế độ của chúng ta xưng đáng được vinh danh cùng với sự phát triển tiến bộ - điều mà nó phải hy sinh bao nhiêu người ưu tú nhất nhằm kiến tạo và giữ gìn ! Các đồng chí đổ máu xả thân vì Đảng, nhưng không thể nhường chế độ đãi ngộ tốt hơn cho chuyên gia giỏi để họ cống hiến cho Đất nước mình văn minh hiện đại hơn được ư ? Nếu thế chúng ta trả lời Nhân dân thế nào ? Chúng ta hô lên rằng coi trọng người tài bằng cách đứng lên trên họ và giành quyền mặc nhiên được hưởng thụ hơn họ ư ? Các đồng chí muốn con em ruột thịt của mình đương nhiên được ưu đãi hơn mọi tầng lớp nhân dân, vì mình đã có một số năm trong đội ngũ của Đảng ư ? Hô hoán lên rằng có công xây dựng Đảng để mặc nhiên có quyền tận hưởng không giới hạn những đặc ân của cả bao nhiêu dân tộc trong Nước Nga Vĩ đại này được ư ? Thay vì thế các đồng chí phải đội nhân dân và đất nước lên ngọn cờ của Đảng mà bảo vệ và phụng sự, thậm chí trên bàn chân rớm máu, với cái bụng đói đi nữa, nhưng điều đó không được để đổ, để rơi xuống bùn. Chúng ta đã giành được chính quyền, nhưng đất nước và nhân dân phải có ánh sáng theo nghĩa đầy đủ nhất. Nên phải điện khí hóa toàn quốc. Vì điều đó tất cả chúng ta, trước hết là các đảng viên, cần tự giác nhường ưu tiên cho các chuyên gia giỏi nước ngoài !


Alexandros Được biết rộng rãi với cái tên Alexandros Đại đế, ( năm 356 TCN – năm 323 TCN), là Quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở Vương quốc Macedonia . Trong suốt triều đạicủa ông, chủ yếu giành thời gian cho các cuộc chinh phạt, và được xem là một trong những vị tướng thành công nhất trong lịch sử, thu phục gần như toàn bộ thế giới mà ông biết trước khi qua đời : thống nhất các thành bang Hy Lạp cổ đại dưới sự cai trị của vua cha Philipos II, Alexandros chinh phụcĐế chế Ba Tư, bao gồm cả Tiểu Á, Syria, Phoenicia, Gaza, Ai Cập, Bactria và Lưỡng Hà và mở rộng biên cươngđế chế của ông đến xa tận Punjab thuộc Ấn Độ ngày nay vì thế được xem là một trong những chiến lược gia quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử. Alexandros thực hiện một chính sách hòa hợp: ông đưa cả những người ngoại quốc vào chính quyền và cả quân đội của mình, ông khuyến khích hôn nhân giữa các tướng sĩ của mình với người nước ngoài và chính ông cũng lấy vợ ngoại quốc. Sau mười hai năm liên tục thân hành cầm quân đánh đâu thắng đó, Ông qua đời ! Ngay khi ông còn sống, và sau đó ông luôn là nguồn cảm hứng của một truyền thống văn học mà trong đó ông xuất hiện như là một anh hùng huyền thoại

Dưới đây là lời ông nói với người vợ yêu quý của mình, ngay sau khi đã là Vua, và trước khi lên đường


Vì Tình yêu cao đẹp của Nàng, vì Nàng thần tượng Ta là Hoàng Đế của mọi Hoàng Đê, của mọi thời đại, Ta sẽ ngày đêm trên mình tuấn mã để giành được những vùng đất bao la mới cho Vương quốc và dâng lên Nàng. Dù đôi ta biết rằng, như người thường, như hôn nhân nam nữ chỉ cần mảnh vườn nhỏ, căn nhà xinh với chiếc giường không cần rộng là hạnh phúc ! Chúng ta sẽ phải xa nhau nhiều năm tháng, và có thể chẳng hứa được chính xác ngày trở về, thậm chí chưa chắc đã toàn tính mạng để nằm trong đôi tay ấm êm đón nhận của Nàng ! Nhưng Nàng đừng cản Ta ! Dù Nàng là đàn bà, vì lẽ thường mà muốn rút lại lời ca tụng suy tôn Ta đi nữa để bên Nàng như người chồng, thì trong đầu, trái tim, cơ bắp của Ta, giòng giống của Dức Vua Vĩ Đại, đã giần giật lên sự kích thích bởi sự tự tôn và lòng kiêu hãnh, làm Ta không trở về thành người chỉ cốt được bên người vợ tuyệt vời của mình. Ta không còn là vị Vua trẻ ngơ ngác mà đầy tự đắc vì lẽ gì mà được ngồi trên Thiên hạ ! Ta đã tự nhận thức được mình phải không chỉ xứng đáng hơn với Tình yêu của Nàng, mà phải chứng tỏ như Trái Đất này khiến cả Mặt Trời phải quay quanh và tỏa sáng vì nó ! Để Dân chúng của Ta không bị tủi nhục vì đất nước chỉ có ông Vua hưởng lạc, mà tự tin với tất cả các dân tộc khác còn lại rằng : họ là những con người hạng Nhất mà Thượng Đế chỉ giành sinh ra ở đất nước này ! Nàng hãy lau dòng lệ tiễn biệt, nhanh trở về kẻo Ta chỉ còn thấy Nàng giống như những người vợ của bao nhiêu binh lính khác, trong khi chính họ đã quay lại ruộng đồng để cày cấy với tiếng nhắc giục của trái tim rằng : họ là vợ của những chiến sĩ thánh thần của đất nước thần thánh !

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Đường Cách Mệnh" của các nhà lãnh đạo

    10/04/2016Khánh DuyCuốn sách "Dẫn dắt sự thay đổi" của GS quản trị Đại học Harvard John Kotter vừa được xuất bản ở Việt Nam. Đây là cuốn sách đã tạo ra tên tuổi cho Kotter như một nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực thay đổi chiến lược doanh nghiệp.
  • Lãnh đạo Quốc gia

    20/09/2014Nguyễn Tất Thịnh'Nhân kiệt như Sao buổi sớm' nghĩa là luôn có! Vấn đề là Xã hội có thể phát hiện ? Nhân dân có quyền bình chọn? Nền chính trị có tầm định vị được họ vào chỗ xứng đáng? Sau đó mới trở thành 'Lãnh đạo xuất sắc' được! Cho dù có thể một Ngôi Sao nào đó lao thẳng vào Trái Đất gây nên những 'biến động' to lớn với Quốc gia, thậm chí tầm Thế giới! Sao như thế thường là Nhân vật siêu thường , hoặc Thánh nhân! Nếu có thế sẽ luôn gây ra thiệt hại lắm thay!
  • Đạo của người Lãnh đạo

    29/07/2014Nguyễn Tất ThịnhTôi giảng bài ‘Lãnh đạo chiến lược’ cho các Giám đốc doanh nghiệp… sau đó có Bạn nói với tôi : Thày nói : điều gì thuộc về hành động của con người, hơn thế là lao động, muốn hay, có sự nghiệp…thì đều cần đến Đạo ! Vậy Thày có thể cô đọng cho chúng em mấy dòng cơ bản về ‘Đạo của người lãnh đạo’ được không ? Tôi đáp : sẽ viết chia sẻ với về điều đó ( ví các Bạn Giám đốc là thuyền trưởng )...
  • Hành động và phát ngôn của lãnh đạo và cảm hứng công dân

    23/06/2011Nguyễn Quang Thạch... nếu lãnh đạo đất nước biết tạo cảm hứng cho nhân dân bằng tài năng, sự liêm chính, lòng dũng cảm và hành động thì nhân dân sẽ biến những con số 0 vô nghĩa thành những con số vô cùng lớn được đo bằng những chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ, chiến thắng của Khoán 10.., và sự phồn thịnh lẫn nhân văn của dân tộc trong dài hạn.
  • Văn hóa, nhân cách lãnh đạo và vận mệnh đất nước

    31/01/2011Trần Văn ThọNhững quyết định về chính trị hay quân sự của người ở vị trí lãnh đạo thường đưa đến những hệ quả lớn đối với vận mệnh của một đất nước, một dân tộc. Người lãnh đạo nếu có trình độ văn hóa cao, có tố chất nhân văn cao cả hay ít nhất có bên mình những quân sư, cố vấn thông hiểu lịch sử và quy luật vận động phức tạp của xã hội, của tâm tình con người, của biến chuyển trên thế giới thì các quyết định thường đem lại một thời đại xán lạn của dân tộc, của đất nước sau đó, hay ít nhất là tránh được những hiểm họa...
  • Suy ngẫm về cách làm việc của Putin liên tưởng đến Năng lực lãnh đạo

    04/01/2011Nguyễn Tất ThịnhThủ Tướng Nga V.Putin đã có những ngày làm việc vô cùng khẩn trương và căng thẳng cuối năm, thậm chí thông qua giao Thừa bằng tinh thần tận tụy và quyết liệt như bản lĩnh vốn có của Ông. Với ánh nhìn thẳng thắng cương trực và không khoan nhượng, Ông dằn từng tiếng với các Quan chức cấp cao trong Chính Phủ : ‘Không có bất kì ngày nghỉ lễ nào cho đến khi có lệnh mới...
  • Giao lưu giữa ông Nguyễn Trần Bạt với các nhà lãnh đạo và doanh nhân Nghệ An (phần 2)

    20/08/2010Tôi đã viết một chương dành riêng để luận giải mối quan hệ biện chứng giữa khái niệm cá nhân, khái niệm tôi và khái niệm chúng ta trong quyển sách "Cội nguồn cảm hứng"tôi có mang theo để tặng các anh, các chị ở đây. Đây là một vấn đề khoa học, không phải là vấn đề quan niệm, tôi không đề cao bất kỳ cái gì cả. Khoa học không đề cao, khoa học nói rõ sự thật, khoa học cố gắng mô tả sự thật. Có thể cơ quan tuyên huấn thì cần phải đề cao cái này hoặc cái kia, nhưng khoa học thì không đề cao cái gì cả....
  • Giao lưu giữa ông Nguyễn Trần Bạt với các nhà lãnh đạo và doanh nhân Nghệ An (phần 1)

    18/08/2010Có lẽ cái anh Bạt muốn truyền đạt lại với chúng ta không chỉ cho các doanh nhân, không phải chỉ các cán bộ mà tôi nghĩ rằng cho cả chúng tôi và các nhà lãnh đạo cao hơn chúng tôi . Các nhà lãnh đạo cần lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, đặc biệt có những ý tưởng, có những suy nghĩ mà tôi nghĩ rằng nó vượt lên trước chúng tôi, vượt lên trước những người bình thường. Có những suy nghĩ mà chúng tôi không nghĩ tới, kể cả những người có nhiều kinh nghiệm, nhiều kiến thức, nhiều học vị nhưng có những cái không nghĩ tới được. Qua những bài viết qua nhiều năm của anh Bạt và những hoạt động của công ty thì chúng tôi hiểu ra điều đó...
  • Con thuyền nhà nước và các thuyền trưởng “lãnh đạo”

    25/07/2010Minh BùiMột nhóm thủy thủ nổi loạn chiếm đoạt một con thuyền và quyết định làm
    một chuyến đi biển thú vị. Nhưng họ tranh cãi với nhau suốt ngày và đi
    theo một vị lãnh tụ có tài thuyết phục nhưng lại rất ngu xuẩn. Họ bất
    chấp mọi lời khuyên của viên hoa tiêu, kẻ luôn tính toán dựa trên quan
    sát các vì sao, mặt biển… và vì thế chuyến đi kết thúc trong thảm họa...
  • Cường quốc và vai trò lãnh đạo thế giới

    22/12/2009Nguyễn Trần BạtLãnh đạo, là việc xúc tiến sự đồng thuận nhằm đạt được các mục tiêu chính trị - xã hội, nói cách khác, đó là việc tìm kiếm sự chấp nhận đối với hệ thống giá trị của mình như những quy tắc lẽ phải của đời sống, nhằm giải quyết những xung đột và điều hoà lợi ích giữa các quốc gia. Khác với nô dịch về mục đích và phương thức tiến hành, lãnh đạo là một hoạt động nghệ thuật và khoa học...
  • xem toàn bộ