Những trở ngại nội tại của Việt Nam

03:39 CH @ Thứ Sáu - 15 Tháng Giêng, 2016

Một Nữ Doanh nhân tôi được gặp, nói: tôi vốn không được học nhiều, vốn không giỏi…nhưng tôi có 5 điều: (yêu quý tổ chức, say mê công việc, suy nghĩ tích cực, chí thiện tâm thành, học hỏi hoàn thiện) thì giúp tôi nhìn được đường đi đến 3 điều: (tốt hơn, tốt ưu, và hoàn hảo). Cho dù thế tôi luôn chọn giải pháp thực tiễn khả thi cho điều được gọi là ‘TỐT HƠN’ để bắt đầu mỗi ngày…

Tôi có nói lại điều đó với vài quan chức to cấp tỉnh khi gặp trong công việc (với ý: một phụ nữ có thể như thế mà thành đạt trong cuộc sống đầy khó khăn, bất cập này…thì là một người có cương vị to và quyền lực lớn…cứ như chị ấy đi ắt sẽ tìm thấy lời giải cho các bài toán phát triển địa phương) … Lạ thay, họ có nghe nhưng ‘nước đổ lá khoai’ chỉ vài giây sau bằng câu: ‘hê hê… vĩ mô nó khác

Tôi nghiên cứu xã hội, thấy rằng: Muốn phát triển thực sự, cả xã hội Việt Nam, trong nội lực và tiềm năng… phải trỗi dậy tự thắng được 5 trở lực lớn (của / trong chính mình) viết dưới đây. Tôi tin những người Việt trưởng thành hiểu được (căn nguyên / biểu hiện / biến thái. .) tác hại của những vấn nạn từ chúng! Xưa nay từ cá nhân đến Quốc gia, sự phản tỉnh, sửa sai và tự hoàn thiện có ý nghĩa cơ bản nhất, triệt để nhất luôn phát xuất từ nội tại. Mình tự thua mình thì không thể thắng được gì bên ngoài cả ! Phải bắt đầu từ hệ thống chính trị ! (Vì hãy thử hỏi Nhân dân: 5 trở ngại liệt kê sau… thấy ở các quan chức, công chức nhiều hay ít ?…)

  1. NHỮNG TÍNH XẤU về CÁ NHÂN
    Tối: (Vị kỷ / Bản năng / Duy tình / Xê dịch / Lý do)
  2. BAO VÂY XẤU về TẬP QUÁN
    Bế: (Hủ tục / Lệ làng / Tiểu nông / Thói tật / Mê tín)
  3. VƯỚNG MẮC XẤU về QUÁ KHỨ
    Chìm: (Hoang sử / Sai lầm / Điêu giả / Ám mị / Khắc chế)
  4. HŨ TƯƠNG XẤU về QUẢN TRỊ
    Sa: (Phản động / Giáo điều / Bảo thủ / Bè nhóm / Tiểu chủ)
  5. LỆCH LẠC XẤU về PHÁT TRIỂN
    Phi: (Tự do / Chuẩn mực / Tiêu chuẩn / Văn minh / Hội nhập)

Trong 25 ‘cặp từ’ tôi liệt kê ở trên (…) trong 5 Mục trên, nếu đa số chúng ta gạch xóa được nó trong thực tiễn của mình và thấy nó biến mất không hiện hữu trong xã hội thường ngày (do không có sự tồn tại như thế) …thì thật quá phúc đức !!!

Tất yếu rằng, để thắng 5 trở ngại lớn như thế phải trông vào sự thay đổi tích cực, tiến bộ từ thượng tầng Chính trị! Nhưng thực tế ngay cả Chính trị cũng trong cái rọ của 5 điều trên rồi, thì sự thay đổi sẽ từ ‘Người Xuất Chúng’ lịch sử sẽ sản sinh ra…. (có điều, như tuyệt đa số đã từng trên thế giới: thời điểm như vậy thường là trong biến cố bất như ý của toàn xã hội…) . Không phải như vậy, mà sự thay đổi đến từ bên ngoài thì số phận Quốc gia cũng khó có hy vọng gì tốt hơn cả, ngoài thân phận của kẻ ‘nô tài quốc tế’ hoặc ‘tên lính trong bàn cờ chính trị thế giới’ mà thôi.

(Tôi nói thêm: nhiều người cho rằng muốn Quốc gia có tương lai tươi đẹp phải bắt đầu từ cải cách giáo dục ! Đồng ý về vai trò to lớn của giáo dục! Nhưng giáo dục tiến bộ diễn ra thế nào được khi Chính trị hủ bại, người có giáo dục tốt có ít đâu nhưng sử dụng sao, vào chỗ nào khi Chính trị xấu xa nó đẻ ra thứ: ‘nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ…'Dân thường làm sao sinh ra nổi thứ như thế, theo làm sao cho được ?!)

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lãnh đạo Quốc gia

    20/09/2014Nguyễn Tất Thịnh'Nhân kiệt như Sao buổi sớm' nghĩa là luôn có! Vấn đề là Xã hội có thể phát hiện ? Nhân dân có quyền bình chọn? Nền chính trị có tầm định vị được họ vào chỗ xứng đáng? Sau đó mới trở thành 'Lãnh đạo xuất sắc' được! Cho dù có thể một Ngôi Sao nào đó lao thẳng vào Trái Đất gây nên những 'biến động' to lớn với Quốc gia, thậm chí tầm Thế giới! Sao như thế thường là Nhân vật siêu thường , hoặc Thánh nhân! Nếu có thế sẽ luôn gây ra thiệt hại lắm thay!
  • Lãnh đạo hủ bại! Tại sao?

    07/08/2014Nguyễn Tất ThịnhNhiều người bảo: nói lắm mà làm được gì? Phải hành động! Nhưng xưa nay biết bao nhiêu hiền kiệt, nhân sĩ yêu nước vẫn dùng biện pháp NÓI! Phát ngôn tư tưởng hoặc ít nhất là góp ý kiến về kinh bang tế thế! Tô Tần dùng lời nói để 'hợp tung liên hoành Thiên hạ' đó thôi! Phan Chu Trinh từng thế mà khơi dậy khát vọng và định hướng văn minh chính trị....
  • Đạo của người Lãnh đạo

    29/07/2014Nguyễn Tất ThịnhTôi giảng bài ‘Lãnh đạo chiến lược’ cho các Giám đốc doanh nghiệp… sau đó có Bạn nói với tôi : Thày nói : điều gì thuộc về hành động của con người, hơn thế là lao động, muốn hay, có sự nghiệp…thì đều cần đến Đạo ! Vậy Thày có thể cô đọng cho chúng em mấy dòng cơ bản về ‘Đạo của người lãnh đạo’ được không ? Tôi đáp : sẽ viết chia sẻ với về điều đó ( ví các Bạn Giám đốc là thuyền trưởng )...
  • Những điều Lãnh đạo Việt Nam cần làm ngay

    12/05/2014Nguyễn Tất ThịnhTình hình trước sự việc Trung Quốc chủ động kế hoạch và lực lược hùng hậu cùng các âm mưu thâm hiểm, lâu dài toan tính trọn chiếm Biển Đông, đưa giàn khoan HD 981 vào sâu lãnh hải Việt Nam, hơn nữa có cả sự hiện diện của mãy bay quân sự và tàu chiến, không thể nói khác được, đó đã chính là hành vi xâm lược vào lãnh tổ một nước khác có chủ quyền được Luật pháp Quốc tế công nhận!
  • Hành động và phát ngôn của lãnh đạo và cảm hứng công dân

    23/06/2011Nguyễn Quang Thạch... nếu lãnh đạo đất nước biết tạo cảm hứng cho nhân dân bằng tài năng, sự liêm chính, lòng dũng cảm và hành động thì nhân dân sẽ biến những con số 0 vô nghĩa thành những con số vô cùng lớn được đo bằng những chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ, chiến thắng của Khoán 10.., và sự phồn thịnh lẫn nhân văn của dân tộc trong dài hạn.
  • Văn hóa, nhân cách lãnh đạo và vận mệnh đất nước

    31/01/2011Trần Văn ThọNhững quyết định về chính trị hay quân sự của người ở vị trí lãnh đạo thường đưa đến những hệ quả lớn đối với vận mệnh của một đất nước, một dân tộc. Người lãnh đạo nếu có trình độ văn hóa cao, có tố chất nhân văn cao cả hay ít nhất có bên mình những quân sư, cố vấn thông hiểu lịch sử và quy luật vận động phức tạp của xã hội, của tâm tình con người, của biến chuyển trên thế giới thì các quyết định thường đem lại một thời đại xán lạn của dân tộc, của đất nước sau đó, hay ít nhất là tránh được những hiểm họa...
  • Con thuyền nhà nước và các thuyền trưởng “lãnh đạo”

    25/07/2010Minh BùiMột nhóm thủy thủ nổi loạn chiếm đoạt một con thuyền và quyết định làm
    một chuyến đi biển thú vị. Nhưng họ tranh cãi với nhau suốt ngày và đi
    theo một vị lãnh tụ có tài thuyết phục nhưng lại rất ngu xuẩn. Họ bất
    chấp mọi lời khuyên của viên hoa tiêu, kẻ luôn tính toán dựa trên quan
    sát các vì sao, mặt biển… và vì thế chuyến đi kết thúc trong thảm họa...
  • Cường quốc và vai trò lãnh đạo thế giới

    22/12/2009Nguyễn Trần BạtLãnh đạo, là việc xúc tiến sự đồng thuận nhằm đạt được các mục tiêu chính trị - xã hội, nói cách khác, đó là việc tìm kiếm sự chấp nhận đối với hệ thống giá trị của mình như những quy tắc lẽ phải của đời sống, nhằm giải quyết những xung đột và điều hoà lợi ích giữa các quốc gia. Khác với nô dịch về mục đích và phương thức tiến hành, lãnh đạo là một hoạt động nghệ thuật và khoa học...
  • xem toàn bộ