Nhiều người bảo: nói lắm mà làm được gì? Phải hành động! Nhưng xưa nay biết bao nhiêu hiền kiệt, nhân sĩ yêu nước vẫn dùng biện pháp NÓI! Phát ngôn tư tưởng hoặc ít nhất là góp ý kiến về kinh bang tế thế! Tô Tần dùng lời nói để 'hợp tung liên hoành Thiên hạ' đó thôi! Phan Chu Trinh từng thế mà khơi dậy khát vọng và định hướng văn minh chính trị....
Không phủ nhận là họ được học nhiều, có vô vàn thông tin,rất nhiều ban tham mưu cố vấn, bộ máy quyền lực hùng hậu, ngân sách dồi dào, ngôi vị quản lý tuyệt vời...quần chúng đông đảo, các tổ chức ngoại vi rất nhiều... ...
Đây là những người lãnh đạo tôt của Trung Quốc:
Hãy nghe Chu Dung Cơ: hãy giành cho tôi một trăm cỗ quan tài và một trăm viên đạn! 99 thứ trong đó tôi giành cho cải cách tiến bộ kinh tế xã hội của đất nước chúng ta, một còn lại sẵn sàng dùng cho chính tôi!
Nghe ông Tập Cận Bình nói gì trong cuộc họp toàn thể TW CCP: chống tham nhũng là cuộc chiến quyết liệt, không khoan nhượng với bất cứ ai! Không phải thanh trừng chính trị mà là sự quyết tâm của chúng ta xây dựng lòng tin về lanh đạo, thúc đẩy phát triển và văn minh của Đất nước!
Gần thôi là Philipine, banh lãnh đạo của họ tuyên bố: chúng ta không đáng đươc tôn trọng nếu không tự cường, tự tôn để bảo vệ đc quyền chính đáng của từng ngư dân, từng mét vuông đá chìm trước dã tâm thôn tính của kẻ khác .... Nhưng...
Ở một số Quốc gia còn lại: nhiều tiềm năng, tài nguyên, dân số, và lịch sử văn hoá lâu đời...thì Thế giới, nhân dân Nước họ phải chứng kiến sự suy thoái và loạn lạc toàn diện... Đất nước Ukraina vốn mạnh, hay như thế...nay lại thế!!!
Myanmar vốn chán như thế, nay cựa mình phát triển từng tuần... Còn một số các nước khác, gần tương tự, ở Châu Phi, Trung Đông, Châu Á nữa... Không gì khác chính là Ban lãnh đạo hèn nhát, thối nát đến cùng cực!!!
Tôi tìm hiểu về những trường hợp đó, thấy rằng những ban lãnh đạo tồi tệ, tàn phá Đất nước, chính là bản thân họ có một 'điều Bị' dưới đây:
Bị thao túng: ngoại bang
Bị kim cô: tư tưởng
Bị âm binh: xô đẩy
Bị hủ hoá: đạo đức
Bị lũng đoạn: bè nhóm
Bị bất tin: chính danh
Bị xâu xé: nguồn lực
Bị bất lực: nội chính
Bị ung thư: hệ thống
Bị xú uế: tư cách
Ngần ấy 'điều Bị' như trên thì lãnh đạo là loại gì? Người dân đều định vị được họ vào các 'tính từ' xấu nhất có thể tìm được trong ngôn ngữ , thuộc mọi giai tầng họ vẫn sử dụng!
Nhưng tại sao những loại người đó lại trèo lên được vị trí lãnh đạo? Câu trả lời là 5 điều:
Họ là sản phẩm của nền văn hoá quản trị đất nước
Họ là kết tụ của trình độ lựa chọn của dân trí
Họ là sự thắng thế của lực lượng xấu trỗi dậy
Họ là sự mất cảnh giác của lương tri dân tộc
Họ là sự thoả hiệp tối của các thể chế chính trị
Chúng ta không hy vọng gì vào những loại lãnh đạo như thế, dù một chút, dù chúng ta Thiện Tâm đến như thế nào! Chúng ta luôn phải tin vào sức mạnh lương tri của Nhân dân!!!
10/04/2016Khánh DuyCuốn sách "Dẫn dắt sự thay đổi" của GS quản trị Đại học Harvard John Kotter vừa được xuất bản ở Việt Nam. Đây là cuốn sách đã tạo ra tên tuổi cho Kotter như một nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực thay đổi chiến lược doanh nghiệp.
29/07/2014Nguyễn Tất ThịnhTôi giảng bài ‘Lãnh đạo chiến lược’ cho các Giám đốc doanh nghiệp… sau đó có Bạn nói với tôi : Thày nói : điều gì thuộc về hành động của con người, hơn thế là lao động, muốn hay, có sự nghiệp…thì đều cần đến Đạo ! Vậy Thày có thể cô đọng cho chúng em mấy dòng cơ bản về ‘Đạo của người lãnh đạo’ được không ? Tôi đáp : sẽ viết chia sẻ với về điều đó ( ví các Bạn Giám đốc là thuyền trưởng )...
10/06/2014Nguyễn Tất ThịnhCác tiềm năng Dân Tộc, các năng lực của Nhân dân là muôn con số (0) : còn phân tán, chưa được tập hợp, và sử dụng…..Thì lãnh đạo, đặc biệt trong những tình huống nan nguy và tình huống cần đột phát phát triển sẽ là con số (1) : định hướng mục tiêu, thiết lập trật tự, tạo sự thống nhất, thổi hồn khí phách… sẽ vĩ đại! Nhưng muôn con số (0) ấy chính là giữ trong mình khả năng lựa chọn được Ai, định vị họ vào đâu trong hệ thống quản trị Nhà nước …
30/05/2014Nguyễn Tất ThịnhQuần chúng Nhân dân chính là Số Lớn Vĩ đại ! Bất cứ điều nào muốn trở thành Lớn Lao, có giá trị với thời gian phải đi được vào Số Lớn, được Số Lớn chấp nhận, cộng hưởng… Ai thuyết phục được Nhân dân, người đó đã chứa trong mình chất ‘chính nhân quân tử’ , có lực lượng để làm chuyện Lớn. Bằng không anh có thể đang là Lớn sẽ bị sự định vị lại của Nhân dân nghiền nát thành cám lợn!
12/05/2014Nguyễn Tất ThịnhTình hình trước sự việc Trung Quốc chủ động kế hoạch và lực lược hùng hậu cùng các âm mưu thâm hiểm, lâu dài toan tính trọn chiếm Biển Đông, đưa giàn khoan HD 981 vào sâu lãnh hải Việt Nam, hơn nữa có cả sự hiện diện của mãy bay quân sự và tàu chiến, không thể nói khác được, đó đã chính là hành vi xâm lược vào lãnh tổ một nước khác có chủ quyền được Luật pháp Quốc tế công nhận!
23/01/2013TS. Quang ADự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được công bố từ ngày 2.1 để lấy ý kiến nhân dân trong ba tháng. Nhiều người lẫn giữa việc lấy ý kiến của nhân dân và việc trưng cầu dân ý. Hãy thử làm rõ sự khác biệt này...
12/06/2012Thăng LongHội đồng nhân dân huyện, quận, phường một lần nữa nằm trong quyết tâm bị bỏ khi mà Tổng kết bước hai thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường sáng 6.6.2012
31/07/2011Nguyễn Trần BạtTôi nhớ rằng tạp chí Thông tin và Lý luận của Học viện có đăng một bài của tôi cách đây nhiều năm rồi, đấy là bài bàn về "Lý thuyết Phi Cách mạng". Phải nói rằng lúc đầu tôi nghĩ ra và tôi tưởng rằng đấy là ý nghĩ của một anh nhà quê Việt Nam ngẫu hứng, nhưng nhiều năm sau khi đọc lại các khuynh hướng, các trào lưu tư tưởng trên thế giới thì tôi hiểu rằng phi cách mạng là một trào lưu tư tưởng. Hoá ra những ý nghĩ có khi có những sự giống nhau trên thế giới mặc dù không quen biết nhau...
23/06/2011Nguyễn Quang Thạch... nếu lãnh đạo đất nước biết tạo cảm hứng cho nhân dân bằng tài năng, sự liêm chính, lòng dũng cảm và hành động thì nhân dân sẽ biến những con số 0 vô nghĩa thành những con số vô cùng lớn được đo bằng những chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ, chiến thắng của Khoán 10.., và sự phồn thịnh lẫn nhân văn của dân tộc trong dài hạn.
31/01/2011Trần Văn ThọNhững quyết định về chính trị hay quân sự của người ở vị trí lãnh đạo thường đưa đến những hệ quả lớn đối với vận mệnh của một đất nước, một dân tộc. Người lãnh đạo nếu có trình độ văn hóa cao, có tố chất nhân văn cao cả hay ít nhất có bên mình những quân sư, cố vấn thông hiểu lịch sử và quy luật vận động phức tạp của xã hội, của tâm tình con người, của biến chuyển trên thế giới thì các quyết định thường đem lại một thời đại xán lạn của dân tộc, của đất nước sau đó, hay ít nhất là tránh được những hiểm họa...
12/01/2011Nguyễn Tất ThịnhQuan điểm ‘Đặt con người vào trung tâm của mọi quá trình’ ( để thuận tiện cho bài viết tôi gọi là ‘Thuyết X’ ) không biết từ ai, từ bao giờ đã có vẻ như đương nhiên ngự trị trong quản trị - dường như là một định đề không cần bàn cãi. Nhưng thực ra nếu không làm sáng tỏ mà chấp nhận một cách chung chung, đại trà sẽ nảy sinh hoặc gây ra rất nhiều hệ quả bất như ý – đặc biệt, có thể trở thành rào cản trong chính sách Nhân sự...
04/01/2011Nguyễn Tất ThịnhThủ Tướng Nga V.Putin đã có những ngày làm việc vô cùng khẩn trương và căng thẳng cuối năm, thậm chí thông qua giao Thừa bằng tinh thần tận tụy và quyết liệt như bản lĩnh vốn có của Ông. Với ánh nhìn thẳng thắng cương trực và không khoan nhượng, Ông dằn từng tiếng với các Quan chức cấp cao trong Chính Phủ : ‘Không có bất kì ngày nghỉ lễ nào cho đến khi có lệnh mới...
20/10/2010GS. Nhà giáo ND Nguyễn Ngọc LanhCách hành văn trong dự thảo Cương Lĩnh khiến mọi người buộc phải hiểu rằng khi nào ở VN có CNXH hiện thực, các tiêu chí trên cũng mới hiện thực. Trong khi đó, dự thảo Cương Lĩnh lại nhấn mạnh (một sự thật) là: Thời kỳ quá độ sẽ rất dài, rất phúc tạp, phải dò dẫm và tất nhiên rất gian khổ… Liệu có vì thế mà sinh nản lòng cho mọi người?
25/07/2010Minh BùiMột nhóm thủy thủ nổi loạn chiếm đoạt một con thuyền và quyết định làm một chuyến đi biển thú vị. Nhưng họ tranh cãi với nhau suốt ngày và đi theo một vị lãnh tụ có tài thuyết phục nhưng lại rất ngu xuẩn. Họ bất chấp mọi lời khuyên của viên hoa tiêu, kẻ luôn tính toán dựa trên quan sát các vì sao, mặt biển… và vì thế chuyến đi kết thúc trong thảm họa...
12/06/2010Nghĩa Nhân - Thu HằngTrò chuyện cùng GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng, về kết quả giám sát việc quản lý giáo dục đại học.
31/05/2010Nguyễn Ngọc HàoBài viết đề cập đến mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính nhân dân của nhà nước xét từ mối quan hệ “thuần khiết giữa hai giai cấp: giai cấp có tư liệu sản xuất và giai cấp không có tư liệu sản xuất, trong một xã hội “thuần khiết chỉ có hai giai cấp đó. Từ quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác -Lênin, tác giả đã đưa ra những ý kiến của mình về vấn đề này để trao đổi với độc giả, với những ai quan tâm tới tính giai cấp, tính nhân dân của nhà nước và mối quan hệ của chúng.
27/03/2010Trực NgônĐùa dai với dân là hiện tượng tưởng phải là chuyện cũ rồi hoá ra vẫn mới nguyên hôm nay; còn những văn bản luật cũ giờ đều không xử được hai tên tội phạm mới xuất hiện.
22/12/2009Nguyễn Trần BạtLãnh đạo, là việc xúc tiến sự đồng thuận nhằm đạt được các mục tiêu chính trị - xã hội, nói cách khác, đó là việc tìm kiếm sự chấp nhận đối với hệ thống giá trị của mình như những quy tắc lẽ phải của đời sống, nhằm giải quyết những xung đột và điều hoà lợi ích giữa các quốc gia. Khác với nô dịch về mục đích và phương thức tiến hành, lãnh đạo là một hoạt động nghệ thuật và khoa học...
15/12/2009GS. Chu HảoNgoài tiêu chuẩn Hồng và Chuyên mà từ lâu chúng ta thường nói đến, trong thời đại kinh tế tri thức theo quan điểm “hiện đại”, cán bộ lãnh đạo cần có thêm những tiêu chuẩn gì?