Nói dối tràn lan đang trở thành vấn nạn xã hội

09:00 CH @ Thứ Tư - 01 Tháng Tư, 2015

Một buổi tọa đàm theo đặt hàng của Bộ VH-TT&DL với chủ đề “Giáo dục với việc hình thành nhân cách, đạo đức con người, văn hóa VN trong bối cảnh toàn cầu hóa” đã diễn ra ngày 22-1 tại Hà Nội.

Buổi tọa đàm thu hút 47 đại biểu thảo luận ở các vấn đề liên quan đến giáo dục trong gia đình, nhà trường, xã hội đối với việc hình thành nhân cách của trẻ em VN.

Người lớn nói dối, trẻ em noi theo

Một điều tra tại châu Á cho thấy 55-57% các bậc cha mẹ không dành nổi thời gian một giờ/ngày cho con cái. Và điều đó cũng dẫn đến hệ quả việc giáo dục con cái họ được khoán trắng cho nhà trường. Nhưmột tâm lý chung, cả xã hội đặt gánh nặng giáo dục thế hệ tương lai chonhà trường, học sinh nặng gánh học hành, thầy cô giáo cũng nhiều áp lực. Theo các chuyên gia, nếu không dỡ bỏ gánh nặng này thì mãi mãi việcgiáo dục nhân cách văn hóa con người VN sẽ trở thành một vòng luẩn quẩn, không có lối ra.

Ông Hoa Hữu Vân

Bà Lê Thị Bích Hồng (phó vụ trưởng Vụ Văn hóa văn nghệ -Ban Tuyên giáo T.Ư) cho biết: “Một khảo sát đã được thực hiện trên đối tượng học sinh, sinh viên tại 30 trường học trong cả nước cho thấy một bức tranh cực kỳ nguy hiểm. Nói dối ngày càng tăng dần. Trẻ em nói dối ít, nhưng càng lớn càng nói dối nhiều hơn”.

Cùng quan điểm, nhà giáo Nguyễn Quang Kính (nguyên chánh văn phòng Bộ GD-ĐT) cho rằng nói dối tràn lan đang trở thành một vấn nạn của xã hội VN. “Đạo văn, tiêu cực thi cử mà gọi là bệnh thành tích thì vẫn là sang miệng quá. Nếu giáo dục không khắc phục được lỗi này thì không còn là giáo dục nữa. Nhà trường sẽ thế nào khi xung quanh xã hội nói dối nhiều quá. Nếu nhà trường không khai tử được bệnh nói dốinày thì thật là một tai họa cho xã hội. Đến chỗ cần nói thật mà vẫn nóidối thì thôi rồi” - ông Kính nói.

Một trong những nguyên nhân được các chuyên gia chỉ ra rằng nếu người lớn vẫn tiếp tục nói dối thì trẻ em tất yếu sẽ theo gương. Một chuyên gia đến từ Viện Khoa học giáo dục VN cho rằng: người lớn phải là tấm gương ở gia đình, nhà trường, xã hội nhưng việc này lại bị chính họ bỏ quên. Ông Bùi Văn Linh (phó vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên - Bộ GD-ĐT) cũng cho rằng: ở ngã tư, đèn đỏ chỉ còn vài giây thì người lớn đã lao lên rồi, họ tước đoạt quyền của người khác mộtcách trắng trợn. Trên xe thì luôn luôn có trẻ em. Dĩ nhiên trẻ em sẽ nhìn vào hành động của bố mẹ để làm theo. Dù là việc nhỏ nhưng sẽ dẫn đến những thói quen, cách cư xử không hề nhỏ. Đó là một thực tế đáng báo động.

Hệ quả của một quá trình giáo dục

Văn hóa xuống cấp, tâm lý bất an ngày càng lan rộng trong xã hội. Ngay giữa đời sống được coi là văn minh này thì có nhiều biểu hiện thô lậu, hoang dã, bạo lực tràn lan. Sáng nếu giở báo ra đọc thì cũng vẫn những câu chuyện này. Nếu lên báo mạng thì còn kinh hơn. Chúng ta đang sống trong giai đoạn mà mọi giá trị đều bị đảo lộn. Nói thì hơi ghê nhưng không quá chút nào” - nhà giáo Nguyễn Quang Kính nhấn mạnh.

Trong nhà trường, tính cưỡng chế, áp đặt của giáo dục nhiều quá. Chúng ta hướng đến việc giáo dục con người độc lập nhưng thầylại muốn trò học theo, nói theo, nếu nói chệch ra ngoài ý thầy thì sẽ bị điểm kém. Bệnh này không chỉ có ở nhà trường nhưng nếu nhà trường không thoát ra được thì hỏng bét” - ông Kính nói.

Câu đầu tiên của rất nhiều ông bố bà mẹ hỏi khi con từtrường học về là hôm nay được mấy điểm. Cả xã hội coi trọng bằng cấp, thành tích và lao vào cuộc đua theo nó mà quên mất những điều đơn giản nhất, kể cả việc dạy cho đứa trẻ cách thưa gửi, chào hỏi. Còn ở trường, chương trình giáo dục đạo đức trong hơn 30 năm nay lãng quên giáo dục những điều thiết thân. Thầy cô dạy những điều quá lớn lao mà quên đi những vấn đề nhỏ nhất, đó là học về nhân cách. Để tình trạng như hiện nay cũng là hệ quả của một quá trình giáo dục dài trong gia đình và nhà trường” - ông Hoa Hữu Vân (Vụ Gia đình - Bộ VH-TT&DL) khẳng định.

Theo nhà giáo Nguyễn Quang Kính, thực trạng này chỉ có thể thay đổi khi có sự thay đổi toàn diện trên các lĩnh vực: “Đổi mới giáo dục là yếu tố cần nhưng chưa đủ. Muốn đủ thì phải đổi mới căn bản các lĩnh vực khác. Phải đổi mới rộng hơn mới giải quyết được vấn đề, nếukhông chúng ta lại lâm vào tình trạng múa tay trong bị”.

Nguồn:Tuổi Trẻ
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • 3 câu hỏi của ông Vương Trí Nhàn giúp giới trẻ tránh “vết xe gian dối”

    07/07/2021Hoàng LựcNhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn cho rằng để không dẫm vào “vết xe gian dối”,  thế hệ người Việt trẻ nên chấp nhận sự thật, chấp nhận mình làm lại từ con số không. Thay vì vui mừng với tấm bằng đẹp nhờ gian dối các bạn trẻ nên làm lại bằng cách học thật, dám nhìn vào thực chất vấn đề, đặt ra câu hỏi cho riêng mình: Mình đã làm được gì? Mình đang làm gì? Và sẽ làm gì cho tương lai của chính mình…?
  • Sự thật của ngày nói dối

    01/04/2019Nguyễn Việt HàKhông phải ngẫu nhiên, nhân loại có nhiều đau đớn để trưởng thành đã tự dành riêng cho mình một ngày "Cá tháng Tư", thoải mái cho phép rồi sâu xa nâng niu những lời mang vẻ nói dối. Con người đã lầm lạc và con người chân thành muốn phản tỉnh. Ở cái ngày này mọi người được quyền đem đạo đức đem chân lý đem tình yêu tình bạn, những thứ bất khả xâm phạm ra cay đắng trêu đùa. Còn có cách gì nhân văn hay hơn, khi những điều thực sự thiêng liêng được thanh thản hài hước phản biện.
  • Nói dối: đáng ghét và đáng yêu

    31/03/2017Minh DuyCuộc sống luôn tồn tại nghịch lý tốt và xấu. Dù dân gian đúc kết “Thật thà là cha dối trá” song không phải lúc nào và ai cũng cần và muốn nghe lời nói thật. Dẫu thế, con người vẫn mải miết kiếm tìm sự thật và mong muốn nói dối không thuộc về mình. Vì sao có thực tế này?
  • ‘Life is Beautiful’, lời nói dối vĩ đại

    31/03/2020Thịnh JoeyCó những lời nói dối gây tổn thương, có những lời nói dối vô hại nhưng cũng có những lời nói dối trở thành vĩ đại và đi vào lịch sử, như câu chuyện của ‘Cuộc sống tươi đẹp’.
  • Sự Thật và Dối Trá

    01/04/2018Một hôm, sự thật và dối trá gặp nhau tại một ngã ba đường. Hai bên trao đổi với nhau về cuộc sống....
  • Báo động đỏ về sự dối trá

    31/03/2017Nguyễn Khắc PhêVấn đề đáng”báo động đỏ” trước hết của xã hội hiện nay (chứ không chỉ đối với ngành giáo dục) là phải bằng mọi biện pháp chống lại sự giả dối, gian trá, đề cao tính trung thực như là tiêu chuẩn đầu tiên để xem xét một con người...
  • Nói dối ngày nói thật

    30/03/2017Phạm Bích SanSự thật mất lòng, điều này ai cũng biết. Nói dối còn làm người ta mất lòng hơn, thậm chí căm ghét như một thói hư tật xấu tệ hại nhất, điều này mọi người lại càng biết. Nhưng tại sao lại có ngày nói dối mà không có ngày nói thật? Điều này quả là ít ai biết, chỉ biết bên trời Tây hàng năm người ta có ngày Cá tháng Tư để mọi người tha hồ nói dối mà không phải chịu trách nhiệm đạo lý đối với nó
  • Sự giả dối không tạo dựng một nền khoa học lành mạnh

    24/11/2015Lê Ngọc Sơn thực hiệnGiáo sư đạo văn của đồng nghiệp nhưng làm ngơ như mình không có “dây thần kinh xấu hổ”, những cổ đông xem việc mở trường đại học như những thương vụ hơn là sứ mệnh trồng người… SVVN đã có cuộc trò chuyện với GS.TSKH Nguyễn Văn Trọng về gốc rễ sâu xa của những vấn nạn này.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: giả dối, khao vong nặng nề

    20/03/2015Vương Trí NhànĐọc báo hàng ngày, thỉnh thoảng lại thấy xã hội Việt Nam sản ra những bọn người giả. Giả mật thám, giả lính đoan, giả làm người của Sở nọ, Sở kia. Hạng người nào cũng có kẻ giả, trừ ra một bọn ăn cướp...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: bán quẩn buôn quanh, bôi bác giả dối

    28/01/2015Vương Trí NhànViệc buôn bán của ta không được thịnh vượng bằng các nước khác cũng bởi nhiều cớ. Dân ta nhát tính không dám đi xa. Nhiều người cậy có dấn vốn, chỉ ngồi một xó, cái gì cũng chờ người ta mang đến tận nơi, mua tranh bán cướp với nhau, chớ một bước cũng không dám đi đâu cả...
  • Chữa bệnh "giả dối"

    11/09/2014Phan Bội Châu (1927)Bởi vì có tính ỷ lại mới nảy ra các chứng bệnh nữa: một chứng là hay giả dối...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Thật như dối, Hợm hĩnh, Voi nan

    25/06/2014Vương Trí NhànVăn chương ta từ trước từ nay vì bó buộc quá đỗi nên luôn luôn đi bên cạnh sự giả dối, sự bịa đặt. Nhà văn chỉ lo viết thế nào cho đúng với lẽ phải của xã hội mà không cần đúng với sự thật tự nhiên...
  • Vũ khí lợi hại nhất là... dối trá

    31/03/2014Quái ĐaoPV: Xin ông cho biết... bí quyết để trở thành một quan tham là gì?
    Quan tham: Không có bí quyết. Bởi một khi đã "quyết" rồi thì không để cho mình bị "bí"!
  • Giả, dối

    31/03/2008Cấn Thị Phương (Nha Trang, Khánh Hòa)Sáng sớm, nhà đài thông báo trong chương trình thời sự nghe đến giật mình: “Qua kiểm tra của cơ quan chức năng, 70% mũ bảo hiểm lưu thông trên thị trường là giả!”. Một con số ai nghe cũng sợ, giật mình hỏi: “Ban quản lý thị trường đang ở đâu?
  • Nhỏ: dối trá, lớn lên: sao thành người tử tế!

    23/07/2006H. VinhNền giáo dục ngày nay, mục đích thi cử rõ ràng là để lựa chọn những người đủ tâm, đủ tài cho đất nước. Nhưng chúng ta không khỏi băn khoăn, trăn trở qua những kỳ thi nhiều khi bị biến tướng, không phản ánh thực chất của việc học hành và trình độ các thí sinh hiện tại, không phản ánh đúng thực chất của tình hình giáo dục hiện nay...
  • Thầy - trò thản nhiên gian dối trong học tập, thi cử

    26/12/2003Nhiều năm qua, nạn gian dối trong thi cử ngày một phổ biến, không chỉ ở học sinh mà cả giáo viên và các cán bộ giáo dục, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Điều đáng nói là tất cả đều thản nhiên như không khi bị bắt gặp có hành vi “quay cóp” hay “bố trí giúp đỡ” thí sinh...
  • xem toàn bộ