Nước Mỹ thời ông Trump và ứng xử của Việt Nam qua góc nhìn của ông Bùi Quang Vinh
Nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh đã có những phân tích về cục diện thế giới sau khi Donald Trump làm tổng thống và tác động của điều này đến kinh tế Việt Nam...
Nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh.
.
“Nhiều ý kiến khác nhau về TPP, tôi nghĩ dứt khoát việc dừng TPP có ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam trong nhiều mặt, kể cả thể chế, phát triển doanh nghiệp", nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh nói tại tọa đàm “Doanh nghiệp Việt Nam trước cục diện thị trường Mỹ và thế giới sau Trump” do BSA tổ chức ngày 10/12.
"Không còn TPP nữa, hàng loạt luật phải thay đổi lại bị “đóng băng” trở lại. TPP tạo ra nhiều động lực để cạnh tranh quốc tế và ngay trong sân nhà, nếu đóng cửa lại, kinh tế sẽ trì trệ… Đó là những vấn đề tôi rất lo lắng”, ông Vinh nói thêm.
Không còn cách nào khác là củng cố nội lực
Ông Vinh nhận định: “Chính sách bảo hộ của Trump rất cao, không muốn chia sẻ quyền lợi của nước Mỹ cho ai khác như không khuyến khích hiệp định tư do Bắc Mỹ, hủy bỏ TPP, dựng hàng rào thuế quan… Thứ hai, là bài ngoại, phân biệt chủng tộc, chống người nhập cư, chủ nghĩa cực đoan của Trump rất khó dự đoán".
“Không có dân tộc nào phát triển mà bỏ lại người nghèo ở phía sau, Trump đã chọc đúng vào điểm này, đi vào những bang có nhiều người nghèo để vận động tranh cử, đưa ra những thông điệp về giải quyết nạn khủng bố, xây dựng một nước Mỹ số 1 thế giới, những người nghèo có cuộc sống tốt đẹp hơn hôm nay", ông Vinh đánh giá.
"Chúng ta cần phải coi những phát biểu tranh cử của Trump để mị dân thôi, vì ông biết mong muốn của dân Mỹ, nhưng khi trúng cử sẽ điều chỉnh lại. Bên cạnh đó, ông ta còn có cả một bộ máy để giúp ông ta điều chỉnh lại, dù nội các ấy đa số là do ông đề cử. Những đời tổng thống Mỹ trước đây cũng không dại gì tẩy chay Trung Quốc, các chuyên gia quân sự, kinh tế sẽ không dại gì để ông ta làm như thế. Thể chế Mỹ không cho tổng thống quyết định tất cả. Không nên dựa vào lời nói của Trump để phiên ra chính sách”, ông Vinh nói thêm.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng dự đoán: “Trump chắc chắn sẽ trúng cử trong cuộc bỏ phiếu quốc hội sắp tới, bởi người dân đang mong một cuộc đổi mới cho đất nước bằng một doanh nhân thẳng thắn, đầy bất ngờ. Nhưng chắc chắn mối quan hệ giữa Mỹ với Nga, Nhật Bản, Trung Quốc là vấn đề rất quan trọng. TPP nếu được thông qua sẽ rất dài, không hy vọng gì trong nhiệm kỳ này. Trump muốn dồn tất cả động lực để cho nước Mỹ".
“Nhiều ý kiến khác nhau về TPP, tôi nghĩ dứt khoát có tác động đến kinh tế Việt Nam trong nhiều mặt, kể cả thể chế, phát triển doanh nghiệp. Không còn TPP nữa, hàng loạt luật phải thay đổi lại bị “đóng băng” trở lại. TPP tạo ra nhiều động lực để cạnh tranh quốc tế và ngay trong sân nhà. Nếu đóng cửa lại, kinh tế sẽ trì trệ, đó là những vấn đề tôi rất lo lắng. Về độ mở, chúng ta còn mở gấp 4 lần so với Trung Quốc, không thể nói khi Mỹ thay đổi quan điểm lại không ảnh hưởng gì đến Việt Nam”, ông Vinh nói.
Theo ông Vinh, trong điều kiện thế giới thay đổi chóng mặt đó, không còn cách nào khác là củng cố nội lực.
Nhìn lại, có thể thấy rõ chi ngân sách nợ công tăng lên, kinh tế Việt Nam đang phát trển không vững. Doanh nghiệp Nhà nước đang sở hữu nguồn vốn lớn nhất nhưng hiệu quả thấp nhất và đang giảm dần. 97% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng quy mô ngày càng nhỏ đi, do Nhà nước chưa tạo đủ điều kiện môi trường cho doanh nghiệp phát triển.
"Chính phủ cứ kêu gọi đất nước khởi nghiệp, nhưng lại không có chính sách cụ thể để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Tỷ lệ doanh nghiệp phi sản xuất quá lớn, chủ yếu dịch vụ “mỳ ăn liền”. Ngay cả những tập đoàn lớn top đầu không biết giữ được thương hiệu bao nhiêu năm, vì nguồn nợ quá lớn. Điểm lại những thương hiệu có tuổi đời 30 năm, không biết tương lai còn bao nhiêu thương hiệu. Nếu không thúc đẩy môi trường kinh doanh thì lấy đâu ra thay đổi về năng suất lao động?", ông Vinh tỏ ra băn khoăn.
Doanh nghiệp Việt cần có sự chuẩn bị
Ông Vinh cho rằng doanh nghiệp Việt phải luôn trong tâm thế sẵn sàng và cần lưu ý một số điểm. Thứ nhất, vấn đề Mỹ rút khỏi hiệp định TPP sẽ tạo sức ép rất lớn đến quan hệ kinh tế, chính trị với Việt Nam. Nhập siêu Việt Nam với Trung Quốc hiện giờ là lớn nhất. Tham gia vào TPP sẽ giảm điều này. Tất cả nguyên liệu dệt may, da giày nếu không xuất xứ từ 12 nước TPP sẽ không hưởng thuế suất bằng 0%. Nhưng khi TPP dừng lại, vai trò Trung Quốc lại trở thành trung tâm, đây là vấn đề rất lớn, nếu không chủ động sẽ lún sâu vào việc ngày càng phụ thuộc hơn vào kinh tế Trung Quốc.
TPP ít nhất nhiệm kỳ này không bàn, rất khó khăn. Việt Nam phải tìm giải pháp mới để mở rộng thị trường ưu đãi vào Mỹ, dù kém ưu đãi hơn so với TPP, nhưng chiếm lĩnh rộng hơn vào thị trường thế giới bằng các hiệp định song phương.
Thứ hai, phải quan tâm nhiều hơn đến thị trường trong nước nhân cơ hội này. Trung Quốc phát triển rất mạnh thị trường nội địa. Việt Nam phải xây dựng thị trường trong nước từ sản xuất đến thương mại, phân phối… làm sao để hàng Việt Nam tốt hơn, đừng để mất thương hiệu vào tay nước ngoài.
Thái Lan đang xâm chiếm thị trường bán lẻ nội địa, doanh nghiệp phải nâng cao sức cạnh tranh tại thị trường nội địa, có khát vọng vươn lên để đổi mới làm chủ thương hiệu, làm chủ thông tin, làm chủ công nghệ, nắm bắt được công nghệ trong lĩnh vực của mình.
Thứ ba, đổi mới và sáng tạo trên cơ sở phân tích, so sánh với quốc tế, để chọn đường đi riêng. Về quản trị nội bộ, phải có đội ngũ chuyên gia phân tích sản phẩm, nhân sự chuyên sâu. Hãy đi nhiều, hãy quan sát, nghiền ngẫm, để tạo ra sức khác biệt. Phải có quyết tâm rất cao cùng với đất nước để đổi mới phát triển.
“Năng suất lao động là điều quan trọng. Chi phí đầu vào cho sản xuất của Việt Nam đang ở mức cao, đang tăng dần so với các năm, đó là điều rất đau lòng. Tỷ lệ tiết kiệm trên GDP luôn thấp hơn tỷ lệ đầu tư, và ngày càng giảm. Lạc hậu về công nghệ là thách thức rất gay go. 85 % tất cả công nghệ của doanh nghiệp thuộc loại trung bình, thấp, chỉ ở năm 1970 trở về trước, chỉ 12% tham gia công nghệ cao. Trong 12% công nghệ cao, Việt Nam cũng không được hưởng trọn vẹn, chỉ được hưởng ở phần lắp ráp”, ông Vinh lưu ý.
Nguồn:BizLive
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu MaiHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015