Lao công của nghề viết?

11:02 SA @ Thứ Ba - 25 Tháng Tám, 2009

Khoảng thập kỷ 80 của thế kỷ trước, văn học nữ giới là một xa xỉ phẩm của xã hội phương Đông, thậm chí còn bị hiểu đơn giản là những người đàn bà viết văn, hoặc chống lại xã hội phụ quyền. Tất nhiên là đàn bà viết văn, nhưng văn học nữ giới không phải chỉ có vậy, và không phải chỉ cần có vậy. Từ lúc nào vị trí người phụ nữ viết và người phụ nữ đọc lại cùng được nhắc tới nhiều hơn, không phải là vào lúc kinh tế phát triển, giáo dục nâng cao, ý thức xã hội đã thừa nhận tiếng nói mạnh mẽ của giới tính nữ hay sao? Và kinh tế phát triển với những người phụ nữ có thu nhập, có khả năng chi tiêu, đã làm cho ngành công nghiệp văn hoá để ý và quyết định kiếm chác trên họ, bằng cách văn hoa nhất là văn học?

Đàn bà mắc mưu những ông trùm sách, cho nên đàn bà trở thành lao công của nghề viết và cũng thành người tiêu thụ sản phẩm hào hứng nhất của văn học nữ giới. Trong quá trình đó, người viết tìm thấy mảnh đất màu mỡ của chuyện tình, lãng mạn, bi kịch, giải phóng khao khát, xác lập lại vị trí và mối quan hệ (trên lý thuyết) với xã hội đàn ông. Và người đọc cũng tìm thấy thú vui, gần như say sưa với những câu chuyện gần gũi với đời sống và quan tâm của mình hơn, về hôn nhân, về tình, về yêu, về làm vợ, về tìm kiếm, về cuộc sống, về tư duy theo cách của giống cái, như thể người đọc và người viết chia sẻ được cuộc sống với nhau.

Có một thời gian, khoảng cuối của thế kỷ 20, những người bình sách và phê bình văn học dường như không hẹn mà cùng, trên nhiều mảnh đất khác nhau của châu Á, quan tâm tới những người viết nữ, những đề tài mang đậm dấu ấn giới tính, mà nổi bật là linglei của Trung Quốc.

Những tập tản văn, tạp bút, du ký, chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm cuộc sống của những cây bút nữ không những tạo được sức hút với số đông bạn đọc nữ mà còn là “con gà đẻ trứng vàng” đối với những nhà kinh doanh sách

Những phát ngôn mạnh mẽ, những hình ảnh và ngôn từ táo bạo trong văn, thật như thể được bê thẳng từ cuộc đời vào, làm những nhà phê bình và cả độc giả đều lập tức nhận ra, không thể chỉ dùng giới tính hay chủ nghĩa nữ quyền để phân tích về văn học nữ giới.

Nhưng đầu óc người đọc thường lười biếng, khi buộc phải xếp văn học nữ giới vào một khoảnh nào đó trong tủ sách (hoặc trong nhận thức) của mình. Thường ta sẽ nhìn nhận nhà văn nữ và tác phẩm văn học nữ giới như sau: đàn bà, sến, đời thường. Tất nhiên ấn tượng chung là người viết nào hoặc tác phẩm nào của văn học nữ giới cũng ít nhiều có một hoặc vài đặc điểm ấy, có vậy mới thu hút được bạn đọc cùng giới. Thế nhưng, thành tựu của văn học nữ giới được giải thích đơn giản vậy thôi sao?

Ưu điểm của văn học nữ giới chính là tinh thần phụ nữ. Những đề tài tưởng như nhàm chán bởi bị thu hẹp quanh quẩn hôn nhân, tình yêu, gia đình, sự nghiệp, con cái... lại được làm phong phú bởi bề sâu cảm xúc và chiêm nghiệm theo cách rất phụ nữ. Văn chương cũng thu hút bởi thân phận người trong đó. Mà còn nhà văn nào nói về thân phận mùi mẫn hơn nhà văn nữ tự kể chuyện đời?

Nhược điểm thì là đây: Trong tác phẩm, nếu nhân vật bỏ việc để ở nhà phụng sự đấng lang quân, bạn là người phụ nữ yếu đuối, bạc nhược. Còn nếu bỏ chồng rồi theo đuổi sự nghiệp cho tới thành công, bạn là người phụ nữ tân tiến, tích cực. Rất nhiều tác phẩm văn học nữ giới đã rạch ròi tốt – xấu, yêu – ghét theo kiểu đó. Sau khi nắm được một sợi dây ý tưởng, người viết rất dễ dàng bê y nguyên những cảm nhận, kinh nghiệm, đời mình vào văn. Và sự mẫn tiệp của người phụ nữ viết không cứu được tác phẩm bị xếp vào loại... sách đàn bà!

Thậm chí trong một số phê bình văn chương tại Trung Quốc và Đài Loan, người ta còn dành thêm một thể loại văn học để phân loại văn học nữ giới, đó là món “đặc sản” mang tên “văn học rẻ tiền”, không phải với ý chê bai, mà là miêu tả thực tế: truyện giải trí, tình tiết đơn giản dễ hiểu, giá trị văn học cũng như giá bìa đều không “đắt”.

Tuy vậy, những ông trùm sách không bao giờ bỏ rơi con gà đẻ trứng vàng này. Bán chạy hàng đầu trên thị trường sách văn học, cho dù ở bất kỳ quốc gia nào, không phải là những tác phẩm đoạt giải Nobel văn học, mà là những tập tản văn, tạp bút, du ký, chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm cuộc sống của những cây bút đàn bà.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • ''Nhục cảm yếu đuối'' của văn nghệ Việt Nam

    20/01/2018Tiểu PhươngĐến tận thế kỷ XXI, các nhà phê bình của chúng ta vẫn cứ loay hoay bàn bạc, tranh cãi xem chủ đề sex là cao quý hay thấp hèn, là mục đích hay là phương tiện của nghệ thuật... Đây chính là lúc chúng ta cần đến hướng đến một thứ “nhục cảm lành mạnh” trong đời thường cũng như trong nghệ thuật...
  • Lịch sử - văn hóa và sex trong văn chương

    26/11/2015Nguyễn HòaSự có mặt một cách bất thường của sex trong đời sống văn chương vài năm gần đây đã được lý giải qua những nguyên cớ khác nhau, nhưng tựu trung, những người tán thưởng đều vô tình (cố tình?) lẩn tránh việc còn cần phải xem xét sex từ các quy chiếu văn hóa...
  • Hai nhà văn già và cô gái trẻ

    08/07/2009Minh NguyễnMấy năm gần đây, hai nhà văn già Trang Thế Hy – Nguyên Ngọc thường hò hẹn mỗi năm có một ngày ngồi với nhau để uống ly rượu hội ngộ. Năm nay, một ngày hè, con đường đất vào nhà ông Trang Thế Hy hoa mua tím như dày hơn. Cuộc gặp gỡ giữa hai nhà văn già chỉ xoay quanh chuyện - tình - yêu - văn - chương - chữ - nghĩa. Câu chuyện của họ trở nên hào hứng khi cả hai đều “ham” một người, người đó là cô gái trẻ: Nguyễn Ngọc Tư
  • Nữ sinh và văn học đô thị

    24/04/2009Trần Hoàng HoàngCó người đã chê văn học Việt Nam chưa phản ánh được nhịp sống đô thị. Không hẳn vậy, thân phận nữ sinh đô thị Việt Nam trong văn học chí ít đã phản ánh nhịp sống ấy, hoặc ngược lại. Có thể thấy xã hội đô thị Việt Nam mỗi thời kỳ qua thân phận các thế hệ nữ sinh trên các trang văn.
  • Văn chương tính dục - adua hay tất yếu

    18/03/2009Vũ HuyềnSự xuất hiện bất thường của sex trong văn học gần đây đã làm tốn không ít giấymực của báo chí và gây khá nhiều tranh cãi trong công chúng, khiến người không muốn quan tâm cũng phải quan tâm.
  • Phê bình văn học nữ quyền

    04/03/2009Lý LanTrong nửa thế kỷ qua, các học viện trên khắp thế giới, nhất là ở Âu Mỹ, đã chứng kiến những chuyển biến quan trọng liên quan đến giới tính. Chẳng những số lượng nữ giáo sư và nữ sinh viên tăng nhanh trong các học viện, mà học thuyết nữ quyền còn ảnh hưởng đến nhiều bộ môn học thuật khác, từ triết học, lịch sử, đến ngôn ngữ học, xã hội học, nhân chủng học, truyền thông đại chúng, kinh tế, luật…
  • Trang Hạ: “Văn học mạng vẫn là cuộc chơi xa xỉ”

    16/10/2008Quỳnh PhươngNghe Trang Hạ - một đại biểu của các nhà văn mạng – một người không chỉ miệt mài với văn học mạng Việt Nam mà còn mê mải với những trang dịch nước ngoài – tự bắt bệnh mình...
  • Trí tưởng tượng mang đôi cánh ướt

    11/10/2008Đỗ Minh TuấnVăn hóa Việt Nam không khuyến khích thái độ cực đoan, mà luôn hướng đến sự dung hòa, giao thoa và cộng sinh giữa các chiều kích, các thế lực và các giá trị. Vì thế, nhà văn Việt Nam ít có những cảm xúc và suy nghĩ cực đoan làm động lực cho một trí tưởng tượng sáng tạo mãnh liệt, đi đến tận cùng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cá tính sáng tạo của nhà văn thường mờ nhạt.
  • Văn chương trải nghiệm đàn bà

    30/07/2008Ngô BenLessing được xem là biểu tượng của phong trào bình đẳng giới. Những trang viết của bà thấp thoáng những trải nghiệm từ cuộc sống riêng với 2 lần kết hôn rồi ly dị, có 3 đứa con…
  • Về tự truyện “Lê Vân yêu và sống”

    06/03/2007Hồng NyChỉ là một cuốn tự truyện của một nghệ sĩ không còn trẻ, vậy điều gì đã tạo nên hiện tượng trên. Qua các ý kiến độc giả mà báo chí đăng tải có thể thấy "Lê Vân yêu và sống" gây "sốt" và "sốc”, bởi trong cuốn tự truyện này Lê Vân đã đề cập đến hai vấn đề rất tế nhị, chưa thuận tai nếu không muốn nói là kiêng kỳ đối với tâm lý và đạo lý người Việt. đặc biệt là phụ nữ...
  • xem toàn bộ