Sách cũ

12:37 CH @ Thứ Tư - 01 Tháng Hai, 2012
Với Cao Huy Thuần thì không phải đến lúc dơ mới đặt vấn đề sạch, tự xưa, vấn đề sạch luôn được đặt ra. Tác giả này trích lục Quốc văn giáo khoa thư như một dẫn chứng qua câu chuyện nhà văn sơn nam đến nói chuyện với một lớp học...

Cô giáo bước vào lớp với một người khách lạ. Cô giới thiệu: “Đây là nhà văn Sơn Nam. Em nào biết nhà văn Sơn Nam?”

Một em giơ tay: “Dạ em biết. Nhà văn Sơn Nam có viết một truyện ngắn nhan đề là Tình nghĩa giáo khoa thư, ông nội ông ngoại em đều thích”.

Cô giáo cắt nghĩa: “Vậy có em nào biết “giáo khoa thư” là gì không? Là sách giáo khoa viết cho thế hệ ngày trước, hồi ông nội ông ngoại các em cũng chỉ mới là… bé ngoan như các em bây giờ”.

Cả lớp cười rộ. Ông khách cũng cười. Cô giáo nói tiếp: “Quyển sách giáo khoa đó hay lắm, nói chuyện tầm thường, chữ nghĩa bình dân, nhưng nó thấm sâu vào lòng học trò để dựng lên một thứ văn hoá vững chắc, đến nay chưa mất. Bởi vậy, hôm nay cô mời nhà văn Sơn Nam đến đây để nói chuyện với các em về quyển sách ấy, các em thích nghe không?”

“Thích! Thích!”, cả lớp cùng reo lên. Nhà văn Sơn Nam cũng thích không thua gì học trò mỗi khi động đến Quốc văn giáo khoa thư. Ông hỏi: “Các em thích nghe chuyện gì nào? Giáo khoa thư ấy kể đủ thứ chuyện mà chuyện nào cũng hay. Tối hôm qua trời mưa, cây bàng giữa sân sạch lá, mình kể chuyện cây bàng sạch lá nghen”.

Có em nào đó giong tay lên: “Thưa nhà văn Sơn Nam, ông nội em nghe nói báo Sài Gòn Tiếp Thị định ra số tết với nhan đề “phát triển sạch”. Em nghe bác nói mưa, liền nghĩ đến sạch. Nhưng “phát triển sạch” là sao, thưa bác? Giáo khoa thư ấy có bàn đến không?”

“Có chớ, có chớ, cái gì cũng có trong đó. Các em đừng tưởng phát triển là chuyện mới mẻ. Nó xưa như từ lúc con người sinh ra, bởi vì phát triển là hiện tượng tự nhiên, bao giờ cũng sờ sờ trước mắt. Ông nội các em, từ bé ngoan phát triển lên thành… già giỏi, ấy là phát triển đấy! Có điều là phải phát triển thế nào để mỗi người đều tốt, bởi vì nếu ai cũng tốt thì xã hội mới tốt. Con người tốt, xã hội tốt, ấy là phát triển sạch. Quyển sách giáo khoa đó dạy cho thế hệ ông nội các em thế nào là sạch. Mình tắm rửa cho thân thể mình sạch thì mình cũng phải tắm rửa cho ý nghĩ của mình sạch. “Đói cho sạch rách cho thơm” là câu cách ngôn nằm trong lòng trong ruột của cha ông các em hồi trước. Câu cách ngôn đó hướng dẫn ý tứ cho mọi câu chuyện sạch trong giáo khoa thư”.

“Chẳng hạn chuyện gì, thưa bác?”, một em hỏi. Nhà văn Sơn Nam không trả lời thẳng mà đọc câu ca dao: “Con cò mà đi ăn đêm…” Ông hỏi: “Em nào đọc tiếp được không?” Cả lớp nhao nhao tranh nhau đọc, từ “Đậu phải cành mềm…” cho đến “Có xáo thì xáo nước trong/Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”.

“Các em thấy chưa, nhà văn nói, con cò đến chết vẫn sợ dơ bẩn. Các em có để ý đến lông con cò không? Nó trắng toát, như tuyết, như bông. Nó hãnh diện với màu trắng của nó, và nó không cần ai biết trong lòng của nó cũng trắng tinh như thế. Cho đến khi chết, nó mới thổ lộ một ước mong, và nhờ ước mong đó, người ta mới biết con cò trắng toát từ trong đến ngoài. Các em nghĩ đó là lý tưởng của con cò hay của con người? Có ai biết phải sống như thế nào để khi chết xã hội đừng đem cái tên của mình ra mà xáo với thứ nước vàng khè chảy ào ào từ mỏ này đến quặng nọ?”

“Thưa bác Sơn Nam – một em giong tay hỏi – chuyện con cò thì em hiểu, nhưng khi nãy bác nói phải tắm rửa cho ý nghĩ, em không biết tắm thế nào? Em đưa cho bác cái gáo nước, bác xối lên ý nghĩ của em được không? Giáo khoa thư có bày cách tắm nào không?”

“Có chớ, có chớ, cái gì cũng có trong đó hết thảy. Đây nè, em nào biết chuyện đậu đen đậu đỏ không? Nhà kia, có người để ra hai bình, mỗi lần có ý nghĩ gì xấu thì thả một hột đậu đen vào bình thứ nhất, mỗi khi có ý nghĩ gì tốt…”

“… Thì thả một hột đậu đỏ vào bình thứ hai – một học sinh nhanh nhẩu cướp lời nhà văn. Lúc đầu, bình đậu đen đầy ắp, dần dần bình đậu đỏ đầy hơn, và cuối cùng chẳng còn hột đậu đen nào nữa”.

Nhà văn Sơn Nam vui vẻ đồng tình với thành tích lạc quan tuyệt đối của em bé: “Vậy là tắm rửa! Người kia rửa sạch sành sanh ý nghĩ xấu của mình”. Cả lớp đang phấn khởi với đại thắng của đậu đỏ thì, ở cuối lớp, có em giơ tay. “Thưa nhà văn Sơn Nam, có trường hợp nào cái bình đậu đen cứ đầy hoài, trong khi bình đậu đỏ cứ trống rỗng mãi? Có trường hợp nào người kia bực quá, vứt luôn cả hai bình, chẳng đen đỏ gì nữa? Giáo khoa thư có biết trường hợp đó không ạ?”

“Biết chớ – nhà văn khẳng định – chuyện này hay lắm. Một bác công chức kia vừa mua một đôi giày mới, bóng loáng, soi mặt cũng được. Ông mang ra đường, khổ thay, đường lầy lội quá vì mới mưa xong. Ông đi từng bước, cẩn thận, rón rén, nhưng xui quá, vấp cái ổ gà nham hiểm, sa chân xuống đấy, giày dính đầy bùn. Thế là chẳng cảnh giác, chú tâm gì nữa, ông đi bừa, bao nhiêu bùn cũng chẳng thèm đếm xỉa. Giáo khoa thư nhắn nhủ gì với chúng ta? Rằng: bước đầu là quan trọng lắm, lầm lỡ bước đầu thì có khi hỏng cả cuộc đời. Rằng: trẻ thơ là quan trọng lắm, làm hỏng trẻ thơ là làm hỏng cả thế hệ. Rằng: thế hệ này là quan trọng lắm, làm hỏng nó là hỏng luôn cả gia tài ngàn năm”.

Cô giáo xin phép thêm một câu. Cô nói: “Giáo khoa thư đặc biệt tắm rửa cho các ông quan. Cái gáo múc nước trong để tắm cho các ông được đặt tên là “thanh liêm”. Văn hoá xưa nhắm sản xuất ra những cái gáo ấy và sử sách tặng nhiều trang thơm cho các ông quan thanh liêm. Chẳng hạn ông quan này trong giáo khoa thư. Ngày tết, theo tục lệ, có người đem đến biếu ông hai hộp trà. Thấy người ấy thực lòng, biếu chút quà để tỏ lòng cảm phục thôi, ông nhận bất đắc dĩ. Người ấy đi rồi, ông quan mở hai hộp trà ra: quái, dưới lớp trà là cả một thỏi vàng ròng. Ông đóng hộp, gọi người kia đến, trả quà. “Anh làm thế này là không được. Đáng lẽ tôi cho anh vào tù”.

Có tiếng cười khúc khích ở cuối lớp. Nhà văn hỏi: “Tại sao em cười?” Em học sinh trả lời: “Dạ, tại vì ông quan này ăn nói không giống ai. Em tưởng ổng nói: Sao chỉ có hai hộp? Lần sau phải bốn hộp nghen”. Nhà văn Sơn Nam cười xoà: “Ông quan nào trong giáo khoa thư đều ăn nói như vậy cả, không giống ai, chỉ giống lương tâm của mình thôi, mà lương tâm thì khi nào cũng sạch. Như ông Tô Hiến Thành. Ông Tô Hiến Thành đau nặng, hoàng hậu đến hỏi ông tiến cử ai để thay ông làm thủ tướng. Bà tưởng ông sẽ tiến cử người hầu hạ, thuốc men ngày đêm cho ông, nhưng không, ông tiến cử người giỏi”.

Suốt cả buổi, nhà văn Sơn Nam đều cười vui vẻ, bây giờ giọng ông bỗng trở nên rắn rỏi, nghiêm trang. Ông nói: “Các em nên ghi câu này của ông Tô Hiến Thành vào tim óc: “Nếu ngài hỏi tôi tiến cử ai giỏi nghề hầu hạ thì tôi tiến cử người này, còn nếu ngài hỏi tôi tiến cử ai giỏi nghề trị nước giúp dân thì tôi tiến cử người kia”. Các em cứ suy ngẫm câu đó thì biết nước thịnh hay nước suy. Rồi suy ngẫm thêm việc này nữa: câu nói của ông Tô Hiến Thành được dạy cho các em học sinh ngày trước ngay ở tuổi từ 10 – 12. Vậy mà em nào cũng hiểu, em nào cũng nhớ mãi trong tâm khảm cho đến già, đến chết. Công dân giáo dục là vậy đó, các em. Học làm người tốt trước, người tốt thì công dân tốt. Mà tính tốt, tính thiện, thì có sẵn trong tim các em, cho nên các em học mà thích. Thích tốt ghét xấu. Thích tự nhiên như thế, không ai bắt buộc. Và thích thì nhớ. Nhớ cả đời. Tự do là vậy đó, các em. Là không ai ép buộc cả, tự các em thích cái tốt. Cho nên văn hoá là tự do đó, các em ạ”.



LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tản mạn về cái sự đọc của người Việt

    12/03/2019Ngân BìnhMồng 9-12 vừa qua, nhìn người Hà Nội nô nức đến Văn Miếu tham gia lễ hội Thơ lần thứ 7, nhiều người lạc quan đã gật gù: hóa ra dân ta vẫn còn yêu văn chương - nói rộng ra là yêu cái sự đọc lắm lắm. Có thật vậy chăng?
  • Nguyễn Khắc Cần - nhà sưu tầm bưu ảnh cổ

    12/02/2018Ông Nguyễn Khắc Cần là người chuyên sưu tầm ảnh cũ và bưu ảnh cổ về nhiều lĩnh vực của xã hội nước ta từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Ông có một bộ sưu tập bưu ảnh cổ quý hiếm, một số in trong cuốn Việt Nam đầu thế kỷ XX qua bưu ảnh xưa. Và từ năm 2001 ông đã trình làng cuốn sách Văn hóa Việt Nam qua bưu ảnh cổ...
  • Đọc sách giá rẻ!

    25/07/2017Giá cả của mỗi cuốn sách lại là vấn đề phải bàn. Rất nhiều người say mê đọc sách không dám bước chân vào các hiệu sách sang trọng. Vậy là các hiệu sách cũ, sách bán trên vỉa hè được dịp bung ra, phục vụ số độc giả ham đọc sách nhưng “hầu bao” hạn hẹp...
  • Sách & văn hóa đọc trong đời sống hôm nay

    21/04/2017Nguyễn Công HoanXuất phát từ vị trí, vai trò, tác dụng của sách báo và nhằm tôn vinh văn hoá đọc mà Tổ chức UNESCO trong phiên họp Đại hội đồng lần thứ 28 (1995) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày Sách và bản quyền thế giới".
  • Người với người

    09/02/2015Bão VũNgười ta thường phàn nàn rằng, bây giờ đạo đức bị băng hoại, bị xuống cấp, bị xói mòn... và bây giờ người ta đối với nhau chẳng ra sao (Xin lưu ý: "Bây giờ '). Chẳng phải là bây giờ mà từ thời cổ, khi bắt đầu có văn tự là con người đã bày tỏ sự bất bình về mối quan hệ không tốt đẹp giữa người với nhau...
  • Sách mới, sách cũ

    12/07/2014Hai vợ chồng làm cùng ngành xuất bản sách. Ðêm tân hôn của họ thật thơ mộng. Họ nói với nhau đủ chuyện, từ chuyện yêu đương, gia đình, bè bạn, nghề nghiệp...
  • Sống giữa sách

    15/04/2014Nhị LinhSống giữa sách, trước tiên, cũng có hai loại. Sống giữa những cuốn sách là kiểu của Don Kihote nhà quý tộc tài ba xứ Mantra, còn sống giữa những quyển sách là kiểu của Mendel người bán sách cũ của Stefan Zweig. Như bạn cũng đã nhận ra, sống giữa những cuốn sách là sống trong bầu không khí, trong không gian vô hình, tưởng rằng những câu chuyện trong sách là có thật. Còn sống giữa những quyển sách, là sống trong không gian vây quanh là nhiều quyển sách thực, có thể sờ mó, động chạm được.
  • Thú chơi sách nghệ thuật

    22/04/2010Phạm Công LuậnSách nghệ thuật với hình thức in ấn cao cấp, chất liệu giấy từ tốt đến hảo hạng và số lượng in có hạn đã trở thành một thú chơi tao nhã và kén chọn, bởi ngoài túi tiền rộng rãi, người chơi cần một trí tuệ ham hiểu biết, một tâm hồn biết rung động trước cái đẹp và cả thời gian tìm tòi nữa.
  • Sách không bao giờ cũ

    20/11/2006Hoài ThuBạn là "tuýp" người hoài cổ và muốn tìm lại những cuốn truyện xưa để hồi tưởng và để cho các con cháu mình học? Bạn muốn tìm một cuốn sách nhân bản cách đây vài năm nhưng không còn "ăn hàng" nữa nênngười xuất bản không còn "mặn mà”.Bạn là dân kỹ thuật và muốn tìm những cuốn sách "độc”?
  • Người Hà Nội đọc

    30/09/2006Thành NamHà Nội những ngày oi bức cuối hè. Dông lúc nào cũng như dọa dẫm ở một góc trời, chỉ trực chờ đổ nước làm ngập đường phố. Vậy mà đi qua các phố sách, nhất là các phố Đinh Liệt, Nguyễn Xí, vẫn ghé thấy kẻ ra người vào đông đúc lắm. Hình như độc giả Hà Nội chưa bao giờ quay lưng hay thờ ơ với sách?
  • Sách cũ – hành trình chinh phục

    08/06/2006Tố TâmNhà văn Phan Thị Vàng Anh từng nói: "Thời gian đi không bao giờ trở lại, chỉ có lòng người quay lại với thời gian" và quả như thế thật: Trên đôi tay, trong những chiếc túi… sách cũ có cuộc hành trình dài không mỏi… cho những khuôn mặt luôn ánh niềm vui. Từ đó, sách cũ trở thành người bạn khó khước từ với nhiều người...
  • "Mọt sách" ét-vê

    21/02/2006Hoàng Quỳnh - Thanh KiềuThà nhịn một bữa cơm, bớt đi một ly cà phê để “tậu” về cuốn sách mà mình thích, đó là phương châm sống của những sinh viên “nghiện sách”.
  • Lời khuyên người mua sách

    31/12/2005Phan Điều AnhCuốn sách nào mà bạn đang cần mà không thể dễ dàng mượn được hoặc khả năng được tặng là không chắc chắn, thì hãy mua ngay nếu đủ tiền. Đừng nấn ná đợi dịp khác, vì chưa hẳn cơ hội sẽ đến với bạn...
  • Xin lỗi, nếu 8X chúng tôi không đọc!

    09/07/2005Theo HHT2Trong suốt thời gian qua, nhiều tờ báo không ngừng rung chuông báo động: văn hóa đọc của giới trẻ ngày càng xuống cấp. Nhưng thế nào là văn hoá đọc của người trẻ?
  • Bao giờ sách là vàng?

    12/11/2003Ánh NgọcNói đến sách, người ta được gợi ngay đến cảm giác về sản phẩm thiêng liêng của trí tuệ, về "túi khôn" của cả loài người. "Sách quý như vàng", câu thành ngữ này thể hiện phần nào sự trân trọng của con người dành cho sách. Nhưng có mấy ai biết nâng niu giá trị của từng bụi vàng làm nên một kho tàng tri thức quý báu?
  • xem toàn bộ