"Sinh đồ ba quan"

09:11 CH @ Thứ Bảy - 07 Tháng Giêng, 2006

Xưa, trường thi của các triều đại phong kiến cũng có lắm người mua bằng để được bổ nhiệm làm quan. Các vị này chẳng học hành gì, bỏ tiền đút lót các quan giám khảo để đỗ đạt. Người đời chê cười những kẻ học giả bằng thật đó là "sinh đồ ba quan". Nhưng thực ra, trò mua bán này không phổ biến lắm vì trường thi ngày xưa rất nghiêm túc.

Lịch sử còn ghi rõ các nền khoa cử nước nhà đã chọn từ trong trăm họ nghèo hèn những kẻ sĩ tài đức vẹn toàn, làm rạng rỡ giang sơn. Nay, tại Hội nghị tuyển sinh sau đại học đầu năm 2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Minh Hiển công bố một số liệu chấn động dư luận, đó là 30% trong số tiến sĩ hiện nay có trình độ yếu. Yếu mà đỗ tiến sĩ thì chắc chắn là không bình thường trong chuyện thi cử. "Sinh đồ ba quan" ngày nay chiếm tỉ lệ quá lớn.

Thật đáng lo cho sự học của nước nhà. Chuẩn mực của học thuật, ở một nơi đúng ra cần phải chính xác, nghiêm túc và trong sáng nhất đã bị vẩn đục. Nạn mua bán bằng cấp, tiêu cực để có học vị, học hàm làm vật trang sức, làm bàn đạp tiến thân đã phổ biến đến mức gần như công khai. Không phải chỉ người trong cuộc, mà cả xã hội quá thừa biết người ta ra giá cho từng loại bằng cấp, và sản xuất luận văn, luận án theo dây chuyền công nghiệp, cung cấp cho nhu cầu của thị trường bằng cấp ngày càng màu mỡ. Người có thực học trọng liêm sỉ, trọng chữ nghĩa bao nhiêu, thì người bỏ tiền mua chữ xem nhẹ bấy nhiêu.

Họ có được tấm bằng, nhưng không hề nghiên cứu, xa lạ với sách vở, nhưng lại tự cho rằng mình là người giỏi, người tài - thế mới đáng sợ. Họ có được những thành công trong đời bằng quan hệ mua bán, để rồi họ vận dụng quan hệ đó khi có vị trí trong xã hội. Hậu quả của nó thì quá rõ, những tồn tại nhiều mặt ở các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học, giáo dục hiện nay có phần ảnh hưởng của những người bất tài nhưng leo cao, luồn sâu đó.

Người xưa cũng nói "Thượng bất chính, hạ tác loạn". Người lớn mà còn coi thường sự học, coi thường phép nước như thế, thì con cháu không có gương sáng để noi theo. Chính vì vậy nên mùa thi ở cấp trung học phổ thông vừa qua, phao ném vào các phòng thi hốt lại hàng tạ, học trò chặn đánh giám thị công khai và hung hãn. Những người quan tâm đến nền quốc học đọc tin trên các báo mà lòng đau như cắt. Bọn trẻ hư hỏng còn có người lớn giáo dục, uốn nắn. Các bậc bề trên hỏng thì biết lấy ai bảo ban?

Nguồn:Lao Động
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cần nhìn sâu hơn vào tệ gian lận trong thi cử

    19/07/2018Một mùa tuyển sinh lại trôi qua và những người chịu trách nhiệm tổ chức công việc muôn phần phức tạp ấy đã có thể thở phào nhẹ nhõm. Nhưng không ít người, trong đó có tôi, lại vẫn thấy có cái gì đó đè nặng trong tâm tưởng khi mà một lần nữa kỳ thi vẫn nổi cộm lên sự gian lận trắng trợn hơn, tinh vi hơn và thậm chí được hiện đại hoá với “những thí sinh VIP, những thí sinh lắm tiền dùng công nghệ cao để trang bị kiến thức ảo cho mình” ...
  • Tham mưu: Kiến thức và trung thực

    16/06/2017Trần Bạch ĐằngGần đây, trong một số sai sót cả về chính sách lẫn điều hành ở tầm mức ảnh hưởng không hay đến xã hội, dư luận có nhắc một tác nhân - những người tham mưu. Tất nhiên, cách đánh giá nào đó sẽ không thực sự công bằng bởi lẽ cũng có những ý kiến tham mưu - ta hiểu, những ý kiến đóng góp cho người ra quyết định cuối cùng - mang lại hiệu quả không nhỏ, thậm chí rất lớn nữa.
  • Tại sao phương Đông đi trước về sau?

    05/05/2017Đỗ Kiên CườngTrong Sự thức tỉnh vĩ đại, Ngô Tự Lập cho rằng văn minh xuất hiện là do sự thức tỉnh của con người về quyền tư hữu. Ngô Tự Lập cũng mở rộng vấn đề, khi xem phương Đông tuy thức tỉnh trước, nhưng không triệt để vì vẫn duy trì chế độ công hữu về ruộng đất đến tận thế kỷ XIX. Và đó là lý do văn minh phương Đông đi trước về sau. Còn phương Tây, tuy thức tỉnh muộn nhưng tư hữu triệt để hơn, nên đã vượt xa phương Đông.
  • Công chức thiếu động lực và kỹ năng để làm việc tốt ?

    16/10/2014Theo điều tra của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, 43% cán bộ công chức và 33% công dân và doanh nghiệp cho rằng công chức không đủ trình độ và khả năng giải quyết công việc...
  • Chính trị, quản lý và cơ chế của sự lựa chọn

    09/06/2014Nguyễn Trần BạtViệc sử dụng và lạm dụng thuật ngữ "chính trị" khiến nó thường bị hiểu sai và bị tầm thường hoá. Một trong những sai lầm phổ biến nhất và cũng căn bản nhất, là sự nhầm lẫn giữa chính trị và quản lý, giữa nhà chính trị và nhà quản lý...
  • Giáo dục, trí thức và nửa đường còn lại

    24/09/2012Ngô Tự Lập...việc xây dựng một đội ngũ trí thức, hay nói đúng hơn, việc biến đội ngũ nửa trí thức của chúng ta thành một đội ngũ trí thức thực thụ, đủ khả năng đảm đương vai trò đầu tàu của nó trong sự nghiệp phát triển của dân tộc, cũng chính là chặng đường còn lại của nền giáo dục dân tộc. Ðó là một nhiệm vụ cấp bách và to lớn, không chỉ đòi hỏi nhiều tiền của, thời gian và ý chí, mà còn cả những thay đổi triệt để trong quan niệm và phương pháp giáo dục.
  • Lễ nghĩa

    07/01/2006Đỗ HoàngKhổng giáo lấy sự dạy dỗ con người làm chính yếu nên rất tôn trọng tình cảm, khiến người ta bao giờ cũng hàm chứa trong tâm trí mọi tình cảm nhân hậu và chân thành nhất. Muốn hiểu được mọi lẽ phải trái, biết cách hành xử trong đời thì ai cũng phải biết lễ nghĩa, do vậy Lễ chính là phần đạo đức thực hành của Nho giáo.
  • Bệnh thành tích đã lan rộng!

    07/12/2005Ngọc MinhChạy theo thành tích đã trở thành bệnh - bệnh thành tích. Bệnh này không trực tiếp gây chết người, nhưng có thể làm "chết" một phong trào, làm "chết" sự trung thực, làm "chết" lòng tin và làm "chết" sự phát triển, gây ra tính gian dối, kiêu ngạo...
  • Cơn khát bằng cấp, học hàm, học vị

    14/11/2005GS. Hồ Ngọc ĐạiNhân loại đang cơn khát tư hữu và cơn khát quyền lực. Cơn khát ấy là chuyện tất nhiên, nó thế là nó thế, không nên đặt ra vấn đề tốt xấu, sang hèn (mà có chăng thì chỉ ở cách thức thỏa mãn thôi)...
  • Vấn đề không phải ở tỷ lệ tốt nghiệp

    21/07/2005Ly LamVài tuần trước, khi Khánh Hoà, một tỉnh học có tiếng ở miền Trung và thuộc loại khá so với mặt bằng chung cả nước, công bố tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) là 64,15%, sau một kỳ thi được đánh giá là nghiêm túc từ khâu ra đề thi, chấm điểm, dư luận nhiều lơi đã đồng tình với cách làm và “con số” này. Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) vừa diễn ra cũng có những con số tương tự, nhưng liệu đó có phải là dấu hiệu của sự đoạn tuyệt với căn bệnh thành tích lâu nay hay không.
  • Trồng người thời đại mới

    12/07/2005Thạc sĩ Phạm Xuân PhụngGần đây hiện tượng sa sút phẩm chất đạo đức thông thường của một bộ phận học sinh với nhiều lứa tuổi đã bộc lộ, đặc biệt là phẩm chất đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam...
  • Nạn bằng giả đâu khó giải quyết

    09/07/2005Tiến sĩ Nguyễn Quang ANạn bằng giả là một câu chuyện nhức nhối ở nước ta. Từ tháng 10 đến tháng 12. 2004, cục hải quan TPHCM phát hiện 120 văn bằng chng chỉ giả, xử lý kỷ luật trên 100 cán bộ; 73 cán bộ Sở thương mại Hà Nội dùng văn bằng giả; trong số 1,28 triệu trường hợp được Bộ GDĐT kiểm tra phát hiện 7.425 (0,58%) văn bằng chứng chỉ không hợp pháp. Nếu tính chi phí xã hội cho việc kiểm tra văn bằng chắc không nhỏ. Nếu tính cả tác hại do người có bằng giả gây ra thì có thể rất khủng khiếp, đó là chưa nói đến ảnh hưởng băng hoại đạo đức nó gây ra cho toàn xã hội.
  • Kiếm tiền bằng viết luận án thuê

    26/06/2005Một bài tập lớn, thiết kế môn học thuê làm trong vòng 4-5 ngày khoảng trên dưới 300.000 đồng. Một đồ án tốt nghiệp thuộc khối kỹ thuật làm trong một tháng rưỡi, giá 3 triệu đồng.
  • Cuộc rượt đuổi bằng cấp

    01/06/2005Ra trường thất nghiệp, chưa biết về đâu thì... làm cái cao học (nghe thật sang). Có việc rồi nhưng trốn việc, cao thủ nhất là xin cơ quan cho đi học.
    Bất mãn sếp, đi học! Thấy đứa trẻ hơn ngồi ghế trên mình, ngứa mắt, cũng đi học!
    Tóm lại, cứ bị ức chế thì nên đi học. Một công đôi việc, rất văn minh! Nhưng đi học để làm việc, hay chỉ là rượt đuổi bằng cấp?
  • Đổ xô kiếm “mác” tiến sĩ để thăng tiến

    14/01/2004Tiến sĩ là học vị cao nhất trong khoa học. Tuy nhiên, tại Việt Nam, bằng tiến sĩ “hấp dẫn” chủ yếu đang chỉ bởi tư cách là “giấy thông hành” bắt buộc cho sự thăng tiến. Số người dự định theo học sau đại học với toan tính có bằng cấp cao để dễ bề tiến thân mà không phải vì thực sự đam mê nghiên cứu khoa học ngày càng nhiều.
  • Sôi động chợ luận văn tốt nghiệp

    16/12/2003Không nhãn mác, không tiêu đề, không xuất xứ... nhưng lại không ít người mua. Đó là những đặc điểm đầu tiên để chúng tôi nhận diện những chiếc đĩa CD luận văn đang được bày bán tràn lan tại khắp các cửa hàng ở TP.HCM. Chỉ mất chưa đến 10.000 đồng, người ta đã có thể mua được cả khối luận văn từ những chiếc đĩa CD như thế. Dẫu vậy, đó vẫn chưa phải là nguồn cung cấp luận văn duy nhất cho khách hàng...
  • Chất lượng giáo dục qua những con số!

    24/11/2003Có thể nói sau mỗi đợt thi tú tài và đại học hàng năm thì lại có một con số được đưa ra tranh cãi để đánh giá chất lượng giáo dục hiện nay. Sự thật chất lượng giáo dục ra sao đằng sau những con số đó? Có thể nói ngay như giải trình của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trước Quốc hội mới đây: Không thể lấy kết quả của kỳ thi tuyển sinh ĐH để đánh giá chất lượng giáo dục ở bậc phổ thông. Vậy chất lượng giáo dục phổ thông nằm ở đâu nếu không phải ngay ở kỳ thi tú tài?
  • Thách thức với nền giáo dục thi cử

    06/11/2003Ngày 20/10/1999, bài báo “Giáo dục thi cử gặp phải vấn nạn – cô bé thiên tài văn học thi không đủ điểm”, đăng trên tờ “Thời đại thương báo” ở Thẩm Dương, Trung Quốc đã gây nên những phản ứng xã hội mãnh liệt. Hiện tượng này liệu có xảy ra ở Việt Nam và giống như thực trạng giáo dục của chúng ta không?
  • Về “con người có giáo dục”

    11/02/2003Đẩy lùi thế kỷ XX, cái “thế kỷ ngang ngạnh, cái thế kỷ nổi loạn” như có người đã đặt tên, loài người bước vào thế kỷ XXI dường như còn “ngang ngạnh” hơn, “nổi loạn” hơn ! Hai năm đã trôi qua trong những sự biến “ngang ngạnh”, “nổi loạn” với những sắc thái mới.
  • xem toàn bộ