Sự tự kiểm soát yếu kém

Giảng viên xã hội học, ĐH Mở TP.HCM
09:32 SA @ Thứ Ba - 11 Tháng Giêng, 2011

Gần đây truyền thông liên tiếp phản ánh hiện tượng bạo lực, giết người chỉ vì một cú va quẹt xe, một cái nhìn không thân thiện, tiếng nẹt pô xe hoặc nhạc mở quá lớn... Đọc những dòng tin tức như vậy có cảm giác con người ta hình như ngày càng trở nên hung hãn hơn, tính “người” có vẻ ngày càng bị lấn át bởi tính “con”.

Có một số ý kiến cho rằng sở dĩ người ta dễ dàng “hạ thủ” vì những lý do cỏn con như thế là vì ngày nay con người phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống khiến họ không còn bình tĩnh để suy xét mọi chuyện trước khi hành động.

"Những người có sự tự kiểm soát bản thân yếu kém sẽ có khuynh hướng rơi vào các hành vi tội phạm mang tính chất bạo lực rất cao"

Nhìn bên ngoài có vẻ là như thế, nhưng nguyên nhân sâu xa hơn có lẽ xuất phát từ điều mà trong lý thuyết xã hội học tội phạm gọi là “sự tự kiểm soát bản thân yếu kém” (low self-control). Theo nhãn quan của lý thuyết này thì những người có sự tự kiểm soát bản thân yếu kém sẽ có khuynh hướng rơi vào các hành vi tội phạm mang tính chất bạo lực rất cao.

Sở dĩ như thế là vì những người này gần như không có tầm nhìn xa, do đó họ chỉ hành động theo cái trước mắt và muốn có kết quả ngay tức thì. Chính vì vậy, những cá nhân này thường hành xử theo kiểu bột phát và thường quy chiếu vào cảm xúc của mình để hành động chứ không hề nghĩ đến hậu quả trong dài hạn cũng như xúc cảm của người khác. Do đó không lạ gì khi họ sẵn sàng lao vào “ăn thua đủ” với người khác chỉ nhằm giải quyết nhu cầu duy nhất trước mắt là giải tỏa cơn nóng giận của mình.

Người có sự tự kiểm soát bản thân yếu kém cũng là những người thiếu kiên nhẫn nhất khi rơi vào tình huống mâu thuẫn. Đối với họ, việc sử dụng lời lẽ, sự phân tích duy lý ai đúng ai sai là không cần vì điều này “chậm” mang lại kết quả, trong khi đó bạo lực lại đưa đến kết quả nhanh và tức thì nên họ thường sử dụng công cụ này trong giải quyết bất đồng.

Vậy sự tự kiểm soát hình thành khi nào và đến từ đâu? Theo các nhà nghiên cứu thì ở giai đoạn 6-7 tuổi và nếu trong giai đoạn này cá nhân không được giáo dục, uốn nắn để có sự tự kiểm soát cao thì trong tương lai họ sẽ hành xử như người có sự tự kiểm soát yếu kém. Phương cách giáo dục của gia đình, mối quan hệ gắn kết giữa cha mẹ là rất quan trọng trong việc hình thành khả năng tự kiểm soát nơi cá nhân đứa trẻ.

Nếu trong giai đoạn này những đứa trẻ bị người lớn giáo dục theo phương pháp “nhanh gọn” là đánh đập (không ăn nhanh thì đánh, không nghe lời cũng đánh...) thì sau này khi lớn lên chúng cũng sẽ áp dụng cùng một cách thức như thế khi gặp bất đồng hoặc những tình huống không mong muốn. Bởi nếu cha mẹ không dạy cho con cái biết đúng, sai thông qua biện pháp phân tích so sánh thì làm sao chúng có được kỹ năng đó khi trưởng thành.

Vì vậy, có lẽ các hành vi bạo lực cần phải được nhìn như là kết quả của một tiến trình giáo dục trước đó và cái cách con người hành động trong hiện tại là sự phản ánh kết quả của những gì đã được truyền dạy từ rất lâu trước đó chứ không phải là một sự thay đổi tính cách trong nhất thời.


Chữ Nhẫn trong cuộc sống

Hiện nay trong cuộc sống bộn bề nhiều người đã đánh mất cái tâm, bạo lưc xảy ra chỉ vì những va quẹt nhỏ. Nhìn nhận sự việc có thể đánh giá ở nhiều góc độ tâm lý, xã hội, tập tục... nhưng quan trọng hơn cả là đạo đức, là tư tưởng, nhận thức của con người.

Người xưa có nói "một điều nhịn chín điều lành" là đúc kết kinh nghiệm cư xử trong đời sống con người. Nhẫn không được làm cho lý trí sai lệch, hành vi bôc phát nhằm thỏa mãn sự bực tức đưa đến những hậu quả khó lường mà sau này suy nghĩ lại chính bản thân người thực hiện cũng cảm thấy ân hận, hối tiếc sao mà lúc đó minh không ráng nhịn một chút. Mà nghĩ lại cũng tại phía bên kia làm quá mình nhịn không được.

Suy ra thì cái gì cũng do luật nhân quả, có lửa mới có khói, nhưng quan trọng nhất là cái tâm của con người không giữ được chữ Nhẫn (ở đây là nhẫn nhịn). Làm cho tí lửa lòng nhen lên đám lửa bốc đồng làm mờ đi lý trí.

Trần Thanh Tùng

Nguồn:Tuổi Trẻ
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Phản văn hóa" - trách nhiệm là ở người sản xuất, truyền bá

    03/10/2014Nguyễn HòaKhi mà khái niệm "sốc văn hóa" ngày càng được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt xã hội ở Việt Nam thì câu hỏi "sốc văn hóa" là gì, "sốc văn hóa" có ý nghĩa như thế nào... lại cần đặt ra và trả lời. Vì chỉ có như vậy, khái niệm này mới được sử dụng đúng với ý nghĩa của nó, nhất là đối với các hiện tượng gây "sốc" mà bản chất của chúng lại là "phản văn hóa"...
  • Trình độ sống của người Việt còn thấp!

    21/10/2018Minh Phương (thực hiện)"Bạo lực nằm sâu trong di sản văn hoá cộng đồng. Người Việt chúng ta không có niềm tin đủ mạnh vào cái thiện, đủ để làm cho họ tránh phạm điều ác. Bạo lực chứng tỏ trình độ làm người thấp của cả cộng đồng. Chúng ta còn phải phấn đấu nhiều để vượt lên một trình độ sống khác".
  • "Nữ sinh đánh bạn, tung clip": Khủng hoảng giá trị sống?

    30/08/2018Thông Chi"Trước mắt, chúng ta nên chấp nhận sống chung với nó như sống chung với bao điều rối ren, phi lý trong cuộc sống thường ngày", TS Trịnh Hòa Bình, Viện Xã hội học, trao đổi với Bee.net.vn...
  • Con người hung dữ hay xã hội bất minh?

    14/07/2018Lê Minh TiếnCàng lúc, xã hội càng phải chứng kiến nhiều hành vi bạo lực mới với mức độ ngày càng nghiêm trọng, nào là chuyện truy sát trên đường Láng-Hòa Lạc, chuyện bắn nhau trên đại lộ Đông-Tây hay những vấn đề bạo lực học đường...
  • Tính nhân bản và cái gốc văn hóa

    15/09/2017G.S Tương LaiĐể bứt lên khỏi thân phận của một nước kém phát triển với mức sống của đại bộ phận dân cư vẫn còn thấp và quá thấp, thì dồn sức phấn đấu cho sự tăng trưởng kinh tế là đòi hỏi sống còn. Những để đất nước phát triển một cách bền vững...
  • Môi trường sống không để “trồng người”?

    22/04/2016Nguyễn HoàngBài viết đi sâu một số bất cập phản lại bản tính tự nhiên của con người trong môi trường sống của người Việt hôm nay. Đó một môi trường sống, một văn hóa ở không có chỗ cho tuổi thơ mà các hệ lụy nặng nề, lâu dài của nó đối với giáo dục con trẻ hình như còn bị coi nhẹ, còn chưa được đề cập tới một cách đúng mức. Đây cũng có thể là một trong những hệ nguyên nhân trực tiêp gây ra hiện tượng “bạo lực học đường” mà cả xã hội chúng đang phải chiụ đựng và cùng phải trả giá đắt bằng cả các thế hệ tương lai!
  • Cảm giác có lỗi

    29/10/2015Vương Trí NhànKhiêm tốn, biết điều có vẻ như là một cái gì xa lạ trong tâm lý con người đương thời. Có thể bạn cho rằng tôi đã quá lời ư? Hãy thử lướt qua báo chí và các chương trình truyền hình hàng ngày. Có phải nhìn đâu chúng ta cũng bắt gặp những nụ cười tự mãn, những lời hoa mỹ khoe tài khoe giỏi.
  • Người Việt sống bằng hành động nhiều hơn suy nghĩ

    15/10/2015Minh Phương (thực hiện)Một đặc tính của dân Việt là sống hời hợt, thường phản ứng vội, theo phong trào, ra quyết tâm nhưng ít đi tới cùng. Quan niệm ăn sâu “nói thì dễ, làm mới khó”, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn đề cao hành động hơn suy nghĩ, không có sự nghiền ngẫm sống…
  • Bạo lực có mầm mống trong xã hội Việt

    16/05/2014Clip nữ sinh bạo lực khuấy động dư luận. Nhiều người sửng sốt vì tình trạng bạo lực học đường. Nhiều người khác giật mình chất vấn giáo dục, xã hội. Trong khi đó, nhà nghiên cứu văn hoá Vương Trí Nhàn cho rằng: Bạo lực có mầm mống trong xã hội Việt mà ta không tự thấy.
  • Đâu là điểm dừng?

    28/12/2010Nguyễn Quang ThânNăm 2010 sắp qua. Khoan hãy nói tới những vụ “gây nhức đầu” kiểu Vinashin, bàn cãi nảy lửa quanh những vụ trọng đại khác như bôxit, cho thuê rừng hay đường sắt cao tốc, những vấn đề xã hội như tham nhũng, ách tắc giao thông hay biến đổi khí hậu...
  • Sa sút đạo đức, nỗi đau xã hội

    13/06/2010Tương LaiNhững clip video của những tay quay không chuyên nghiệp được tung lên mạng về “nữ sinh đánh nhau” đang gây bức xúc trong dư luận xã hội. Và rồi các báo liên tục đưa tin về bạo lực học đường: Một học sinh lớp 10 dễ dàng đâm chết bạn với một con dao thủ sẵn trong cặp sách vở.
  • Suy nghĩ tốt: Ít trả giá và hạnh phúc hơn

    08/06/2010Kim Yến (Chân dung hội họa Hoàng Tường)Hơn 30 năm theo đuổi nghiên cứu và giảng dạy phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (PPLST&ĐM), TS khoa học Phan Dũng (*) xuất hiện đều đặn trên các tạp chí chuyên ngành của thế giới như một nhà khoa học hàng đầu, được mời giảng dạy tại các nước và tham dự nhiều hội thảo quốc tế… nhưng ông lại khá đơn độc ngay trên đất nước mình.
  • Chúng ta không vô can

    29/05/2010Tương LaiTrong số báo trước, tác giả Tương Lai đã đề cập đến vấn đề “sa sút đạo đức”, và gọi đó là một “nỗi đau xã hội”. Ông nhấn mạnh, để xảy ra nỗi đau này, chúng ta không hề vô can! Bài viết sau đây làm rõ hơn những liên quan trách nhiệm từ gia đình đến trường học và cả luật pháp.
  • Tản văn về Đạo Đức

    01/04/2010Nguyễn Tất ThịnhĐạo Đức là vòng cương tỏa con người trong Cộng đồng của họ, một dạng ‘hôn phối đồng chủng’ về tư tưởng. Đạo Đức cũng dẫn đến phân thân, đến sống hai mặt – là điều cũng bị chính nó gọi là vô Đạo Đức...
  • Nỗi buồn từ người trẻ

    25/03/2010Nguyễn Thế ThịnhThời gian gần đây, mật độ xuất hiện của cụm từ "nữ sinh đánh nhau" ngày càng dày đặc. Gõ vào Google cụm từ này sẽ hiện lên hơn 3,2 triệu kết quả. Đó là một con số khủng khiếp ẩn chứa nhiều điều khủng khiếp...
  • Giới trẻ ngày nay: Tôi hay chúng ta?

    10/07/2009Hải PhongGiới trẻ ngày nay có nhiều ưu điểm không thể phủ nhận. Được tiếp xúc với một cuộc sống đầy đủ hơn về vật chất, phong phú hơn về tinh thần, họ phát triển toàn diện hơn những thế hệ trước, theo một cách nhìn nào đó. Giới trẻ ngày nay cũng tự tin hơn khi thể hiện "cái tôi", tự tin hơn với năng lực bản thân, dám làm những điều họ cho là đúng. Thế nhưng, việc thể hiện "cái tôi" thái quá cũng dẫn đến một hệ quả khác: Đó là sự ích kỷ, bệnh yêu và tôn sùng bản thân, không biết quan tâm tới "chúng ta".
  • Thế nào là con người có văn hóa

    05/10/2008Nguyễn Ân ThànhCon người có văn hóa luôn kết hợp hài hòa hai yếu tố căn bản gồm: Một - Hành vi ứng xử đúng mực, luôn nhã nhặn lịch thiệp, kính trên nhường dưới, biết tôn trọng thuần phong mỹ tục, cổ vũ cái tốt và đấu tranh chống cái xấu, có trách nhiệm công dân; Hai - Hành động thiết thực nhằm quảng bá lối sống đẹp, có tri thức cao nhưng phải biết khuếch tán giá trị tri thức với cộng đồng...
  • xem toàn bộ