Suy tư về ‘Logic - So sánh’

08:13 CH @ Thứ Ba - 07 Tháng Chín, 2010
Tôi khởi suy :

- Hỏi Phật: Bộ phận sinh dục của người gọi là gì ? – Phật cười không trả lời cụ thểmà rằng: Cái Biết ở trong ta, cái Không Biết ở ngoài ta. Nhưng Ta cảm thấy được mọi điều Không Biết. Với Ngươi: dùng kiến thức của mình cố kiến giải cho Cái Không Biết nhưng có cảm thấy được chăng?

- Đi đường A hỏi B: tại sao anh sợ? B: dường như cái xe nào cũng như sắp đâm vào tôi!
A: nhưng điều đó đâu xảy ra ? sự sợ hãi xảy ra trước bên trong anh, còn nếu có rủi ro từ cái xe thì nó luôn xảy ra sau cơ mà! và nhiều khi người ta đâu có biết trước?

- Linh Mục nói với một người phạm nhiều lỗi lầm: Con thấy việc Tốt và Xấu với mình như thế nào? Người kia trả lời: Làm việc Tốt khó lắm Cha ạ !
Linh Mục: Ôi ! Ta hỏi ‘như thế nào’ nhưng Con đã so sánh, nếu thế thì con hẳn phải biết làm việc Xấu là nguy hiểm hơn nhiều làm việc Tốt chứ?
Nếu so sánh thì khi thấy làm Tốt khó, thì Con hãy làm việc ít xấu hơn có được không? Người kia: Dạ thưa Cha được ạ.
Linh Mục: Nếu con đã vướng vào so sánh thì hãy đứng từ Nhân Quả. Khi đã đứng từ Nhân Quả thì không so sánh nữa chỉ có Con làm sao cho Quí thôi

- Hỏi A: Anh có vui không / A trả lời : tôi có buồn bao giờ đâu mà biết vui
Tiếp tục hỏi A: Điều gì có thể khiến anh vui nhất – A Trả lời không có
Hỏi A nữa: thế điều gì khiến anh có thể buồn đau nhất ? – A không dám trả lời

- Một người mẹ tốt bụng, có duy nhất đứa con khuyết tật, chồng bỏ sau đó. Ai cũng thương cho bà ấy, so với Thiên Hạ thấy hai mẹ con họ thật quá thiệt thòi. Nhưng hai mẹ con họ lại coi nhau mình là nguồn sống, niềm hạnh phúc. Họ rất lạc quan, đứa trẻ lớn lên, viết bằng chân nhưng rất đẹp. Một cách tự nhiên họ sống đúng Bản chất cuộc sống: Không xung đột + Thuận theo QL + HĐ hợp lý.

Tôi cho rằng :

Logic chỉ là một phần nhỏ sự thật

- Dựa trên những điều đã nhìn thấy, những công thức khái quát, những điều đã được kiểm nghiệm, mà như thế là rất hữu hạn với Thực của Thế Giới, Ta tư duy logic

- Ví dụ một người buồn, thì theo logic phải có điều gì khiến anh ta như thế, nhưng thực ra có nhiều nguyên nhân chứ không hề có một. Logic là diễn giải nguyên nhân kết quả trong một diễn tiến thời gian, không gian rất hữu hạn

- Tại sao nhiều người nói rằng càng nhiều tuổi, càng bận rộn càng thấy thời gian như ngắn lại…Cái logic nào diễn tả được cái niềm tin mơ hồ của những người học rộng mà thú vị viết ra chuyện Từ Thức lên Tiên Giới mấy năm mà bằng Thiên Hạ trôi đi cả mấy trăm năm

- Mặt trái của tư duy Logic là Tâm lý so sánh. Đỉnh cao của Tư duy là Khái quát còn Logic chỉ là công cụ của tư duy chứ không phải là cái đích nhận thức. Đã sa vào Công Cụ là gặp cái Mâu và cái Thuẫn, vứt nó đi được không?

- Ngay cả so sánh: ‘Một cơn gió Trời hơn cả đời gió quạt’ cũng rất phi logic nhưng rất hay… Tại sao con người khi có điều gì khổ cực lại gọi Giời ơi hoặc Đất ơi chứ không gọi Người ơi. Mà nếu chót gọi Người ơi lại thấy khó giải tỏa, khổ thêm

- Bố so sánh: Bằng tuổi mày Lincon đã giỏi giang như thế nào biết chưa? Con cũng so sánh: Bằng tuổi bố Lincon đã là gì bố biết chưa?

- Người Công An dừng xe yêu cầu người lái xuất trình CMT. Ảnh chụp trong đó đã hơn 5 năm, có râu quai nón, còn bây giời nhẵn nhụi… nhưng người CA chấp nhận và trả lại. Tại thời điểm đó người CA trên cả so sánh là nhận Chân

- Vì tâm lý so sánh nên Vợ cằn nhằn: Nhà mình mấy năm chả thay đổi gì!
Chồng cãi: Cô không thấy bao nhiêu thay đổi so với trước hay sao? Trong đó có chính cô đấy, còn tôi vẫn như xưa…

Tôi Tóm lược :

- Kinh Bổn: các Bạn xuất phát từ như cầu Khoa học mà đặt ra câu hỏi Tại sao để nhận thức và thay đổi Thế giới. Với Chúng Ta : Sống như thế nào để hòa hợp. Khoa Học của các bạn đi tới sự so sánh, trong không thời gian tương đối của Trái Đất Bạn đang sống. Kinh Bổn nhìn nhận một ông Vua hay người ăn mày đều là Con Người trong sự hòa hợp vủa Vũ Trụ…nếu có sự khác biệt giữa hai người đó chỉ là một sự thử thách nhất thời với họ ở hai hoàn cảnh mà thôi.

- Khoa Học: hai hoàn cảnh đó khác nhau phải không ? thế là so sánh rồi còn gì ?! Người nói Hai thì rõ ràng là có so sánh với Một rồi còn gì ?

- Kinh Bổn: Có mà Không ! Có là trong một khoảng thời gian ngắn ngủi trong cõi Nhân Gian. Không, là bởi vì hai hoàn cảnh đó là biến thái được chuyển hóa trong dòng thời gian duy nhất mà thôi. Chúng ta nhắc lại : chúng ta không so sánh mà nhìn sự vật theo từng đoạn của nó trong dòng thời gian và từ Hệ Qui chiếu Tuyệt đối

- Khoa Học: Nhưng rõ ràng là ông Vua, người ăn mày là Hai Thực thể sống, cùng thời điểm, và họ khác nhau mọi nhẽ đấy thôi, không so sánh sao được ?

- Kinh Bổn: Bạn hãy hình dung : ở thời điểm một người Mẹ vốn là nông dân được cưới làm Hoàng Hậu, đẻ một đứa Con gọi là Hoàng Tử ( lúc đó đã tiềm ẩn là một ông Vua rồi ), bà ấy từng rất khổ trong quá khứ và đang đau trong hiện tại, nhưng sẽ sung sướng trong Tương lai…Thì có phải là sự chuyển hóa Hai mà Một, Một mà Hai không….đương nhiên là trong dòng thời gian sống đấy. Còn với cách nhìn của Bạn : Ông Vua, kẻ ăn mày, hai người khác biệt, đồng thời trong cùng ngày, tháng năm ấy là hai người khác nhau bởi bố mẹ và chủng tộc… – Cách nhìn đó là bởi cái tư duy so sánh của Bạn mà thôi. Vì suy cho cùng, đến tận gốc….hàng triệu năm trước đó thì cả hai người họ chẳng là Một đó sao…Mà hàng triệu năm cũng là khoảng thời gian hữu hạn trong toàn bộ dòng vô tận của nó mà thôi…

- Khoa Học: dù sao chúng tôi vẫn cần so sánh để mưu cầu, đặt mục tiêu và những thước đo, hình thành nên những hệ tiêu chuẩn và đánh giá, phân xử mọi điều trong Xã hội của chúng tôi và cả Thế giới này nữa. Ngay cả các Đạo Giáo và Tín Ngưỡng ở các nước khác nhau là có sự tôn trọng cao thấp khác nhau

- Kinh Bổn: Vâng ! Vì thế thực ra mọi sự với các Bạn đều là Tương Đối, vì thế nên mới nhất thời, trong từng đoạn thời gian không gian hữu hạn mà thôi ! Nó làm các Bạn day dứt và đó chính là Khổ Nạn trong Tâm thức và Hành trình sống tạm thời…Và đó chính là sự chuyển hóa đi dần đến hiểu sự Tuyệt Đối - ở đó không có sự so sánh nữa…Các Bạn sẽ thấy thoải mái… Chúng ta suy tư bằng Nhân Sinh Quan thay cho Logic

- Khoa Học: Mệt hết cả người !!!
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • So sánh giáo dục Đại học Việt - Mỹ

    17/12/2017TS. Vũ Quang ViệtBài viết tóm tắt những khác biệt cơ bản giữa giáo dục đào tạo cấp cử nhân (BA) ở Mỹ và ở Việt Nam hiện nay. Những nét cơ bản này dựa vào so sánh chương trình học kinh tế ở VN và chương trình học khoa học cơ bản, xã hội hoặc nhân văn (trong đó có kinh tế, toán, vật lý, hoá học, văn chương, tâm lý học…)
  • Người Việt hiện đại và tư duy logic, tư duy triết học

    12/02/2017Nguyễn Thu Phương thực hiệnRất nhiều bài học về tư duy logic, PGS Hồ Sĩ Qúy đã học từ bà nội mình, một bà cụ nông dân không được học tập bài bản qua các trường lớp. Theo ông, bây giờ có không ít người thiếu một nhãn quan tư duy triết học tối thiểu, trong khi đó trước kia thì bất kỳ cụ già nào cũng như một nhà thông thái...
  • Logic học - sợi dây liên kết giữa toán học và văn học

    06/06/2009Nguyễn Cung Hoàng NamThế giới toán học và văn học tuy khác nhau nhưng lại có những nét tương đồng.
  • Khi ta so sánh chuyện đời...

    25/09/2008Lê Ngọc Sơn (thực hiện)(SVVN) Ở đời, khi ta làm những phép toán so sánh, cuộc đời sẽ có những đáp án khác nhau, có thể dẫn đến việc thấy mình "thiếu thốn" và "ganh tỵ" với người khác. Theo PGS.TS Trần Nam Bình, giảng viên Khoa Luật, Trường Thuế vụ Australia (Đại học New South Wales) thì "thiếu thốn tương đối" và "ganh tỵ" cũng là hai biểu hiện, hai trạng thái của một nền kinh tế. Nếu đẩy hai trạng thái này đến cực điểm sẽ gây ra tình trạng chênh lệch giàu nghèo, bất bình đẳng và vô số những bất ổn.
  • Mọi sự so sánh đều "què quặt"

    03/01/2007Trần ThanhTrước thông tin vở "Hồn quê" đạo 70% từ Những giấc mơ... ông Biên nói: Lê Quý Dương chưa bao giờ làm múa rối... Từ câu chuyện nhạt nhẽo trong kịch bản, tôi quyết định đẩy lên, đưa sắp đặt vào. Phần sắp đặt hoàn toàn là của tôi.
  • Tìm hiểu logic của sự hình thành khái niệm

    10/12/2006Trần Thị Ngọc AnhĐây là một vấn đề mà người nghiên cứu phải đặt ra khi muốn đi đến cội nguồn của một khái niệm nào đó và sử dụng nó có hiệu quả trong quá trình tư duy và hoạt động thực tiễn...
  • Tiêu chuẩn logic trong nhận thức chân lý

    01/01/1900Nguyễn Khắc ChươngCó thể nói, bằng sự tổng kết toàn bộ tiến trình phát triển lịch sử của nhận thức, Hêgen đã xác định rõ trình độ của mỗi giai đoạn nhận thức và vai trò của các học thuyết logic: "Phép biện chứng: phép biện chứng bên ngoài, sự suy luận không đâu vào đâu, mà trong đó linh hồn của bản thân sự vật không được hoà tan.
  • Vài so sánh giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây

    11/11/2006Bài này chia sẻ những điểm khác biệt về triết học, triết lý Đông - Tây, từ đó quyết định xem cân đối kiến thức sao cho hợp lý, hiệu quả cho cuộc sống...
  • Nguyên lý so sánh

    08/10/2005CTV Hồng HảiNguyên lý so sánh thể hiện ở sự khác biệt giữa cách đánh giá một vật theo những cách nhìn khác nhau, so sánh với vật khác...
  • So sánh cách tiếp cận tư duy phân tích và tư duy theo hệ thống

    04/05/2003Hai cách tiếp cận này bổ sung lẫn nhau hơn là phủ định nhau, làm mất sức mạnh của cách tiếp cận khác...
  • xem toàn bộ