Tái cơ cấu... tư duy

10:59 CH @ Chủ Nhật - 11 Tháng Bảy, 2010
“Nợ nần của Vinashin” - gõ cụm từ này vào công cụ tìm kiếm Google lúc 10 giờ ngày 6.7, chỉ trong 0,19 giây đã cho 47.000 kết quả, trong đó liền sau danh xưng lừng lẫy, hoành tráng Vinashin là “nợ nần chồng chất”, “thua lỗ nặng”, “tái cơ cấu và những ẩn số”...

Xã hội và dư luận đang dành sự quan tâm đặc biệt đối với tập đoàn kinh tế hàng đầu của quốc gia hiện nay và đó là tín hiệu rất đáng mừng, đã tới lúc những người lao động chân tay ở các đồng ruộng, hầm mỏ, nhà máy, công trường... cũng quan tâm, lo lắng đến sự thành - bại, con số nợ nần của nền kinh tế đất nước.

Vinashin (Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam) đang được Chính phủ tái cơ cấu với số nợ lên đến trên 80 nghìn tỉ đồng. Cuộc đại phẫu đối với “con tàu thua lỗ, nợ nần” mang tên Vianashin là vô cùng cần thiết và là việc phải làm ngay đối với nền kinh tế, cơ cấu tổ chức nhân sự, quản trị vốn liếng, doanh nghiệp của chúng ta hiện nay.

Nếu không, những kịch bản tương tự như Vinashin sẽ hiển hiện trong tương lai rất gần. Cần phải gạt bỏ cung cách suy nghĩ, ứng xử theo kiểu chỉ ra những nguyên nhân chung chung không gắn với địa chỉ trách nhiệm cá nhân cụ thể, phải gọi tên những cá nhân, tập thể đã để xảy ra tình trạng “con tàu Vinashin đang dần chìm”.

Một trong những căn nguyên hàng đầu là kiểu làm kinh tế mang bệnh hình thức, phô trương sự hoành tráng trên sự trống rỗng, không thực chất. Hãy lật lại những trang báo địa phương ở khu vực miền Trung chưa hết thơm mùi mực, hãy xem lại những thước phim truyền hình của các đài địa phương về những cuộc ký kết, lễ khởi công của Vinashin nơi miền đất trải thảm đỏ bằng mọi giá để mời gọi đầu tư này để thấy những “chiếc bánh vẽ” kinh tế với hàng ngàn tỉ đồng/mỗi dự án.

Và liền sau những bản tin hoành tráng kiểu đó là hồ sơ vay vốn ở các ngân hàng thương mại nhà nước đóng ở địa phương. Không chỉ ra bản chất của nền kinh tế vay với “công nghệ” đẻ ra dự án sau để được giải ngân đảo nợ cho dự án trước thì việc tái cơ cấu cho các tập đoàn không dừng lại ở Vinashin.

Bắt đầu không bao giờ là quá muộn. Nhưng sẽ là rất muộn nếu ngay từ bây giờ với cơ hội “con bệnh Vinashin” chúng ta không khẩn trương tổng kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hiện trạng tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trên toàn quốc để có ngay những “phác đồ điều trị” nóng và lâu dài. Phải công khai trình Chính phủ tất cả các khoản vốn đã giải ngân cho vay mà không có khả năng thu hồi hoặc đã mất hẳn khả năng thu hồi để Chính phủ có những quyết sách phù hợp.

Đi cùng với nó là hoạt động tái kiểm kiểm toán. Đất nước đã trao cho kiểm toán những trách nhiệm và quyền lực to lớn. Nhưng thực tế cho thấy con dấu “đúng” của kiểm toán đã không thật sự đúng trong một số trường hợp. Con số 80 nghìn tỉ đồng mà Vinashin đang nợ đầm đìa như hôm nay chắc chắn đã phải trải qua rất nhiều chữ ký, con dấu thẩm tra, thẩm định, thanh tra, kiểm toán định kỳ, đột xuất của nhiều tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

Ai, ngành nào đang rung rinh, chống chếnh nhiều nhất trên con tàu Vinashin hiện nay? Xin hãy thật can đảm để nhìn thẳng vào sự thật và chỉ bằng cách đó mới mong có hy vọng cứu được “con tàu đang dần chìm”, cũng như khắc phục, tránh “vết tàu chìm” cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khác.


Theo số liệu từ Văn phòng Chính phủ, tổng tài sản của Vinashin là hơn 90 ngàn tỷ đồng và số nợ hiện là 80 ngàn tỷ đồng tương đương khoảng 4 tỷ USD. ( so với tổng tài sản của Vinashin là 90 ngàn tỷ đồng và so với nợ quốc gia khoảng hơn 60 tỷ USD). Số nợ này lớn gấp bốn lần tổng số tiền Nhà nước tung ra cho gói kích cầu hỗ trợ lãi suất 4% cho cả nền kinh tế trong đợt suy thoái kinh tế vừa qua. Nó cũng gấp khoảng từ 2 tới 3 lần tổng số vốn Nhà nước đầu tư cho cả chương trình xóa đói giảm nghèo - một chương trình mục tiêu quốc gia.
Nguồn:Lao Động
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thu hút và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam

    28/03/2014Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển vượt bậc, được dư luận trong nước và quốc tế thừa nhận rộng rãi. Những thành tựu đó có được là nhờ một phần đóng góp rất quan trọng của viện trợ phát triển. Nhân sự kiện hội nghị CG (hội nghị nhóm các nhà tư vấn tài trợ cho Việt Nam) giữa kỳ tổ chức tại Kiên Giang, chương trình Đối thoại hôm nay bàn về chủ đề "Thu hút vốn ODA tại Việt Nam".
  • Vinashin, kết quả thí điểm

    06/07/2010Sáu NghệDư luận đang đặc biệt quan tâm đến Tập đoàn Vinashin không chỉ vì kết quả kinh doanh. Nhớ lại, ngày 15-5-2006, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 103/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Kinh tế Vinashin, trên cơ sở tổ chức lại Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam. Trong năm 2006 còn ra đời nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước khác...
  • Vấn đề Vinashin – nhìn từ nhiều phía

    06/07/2010PGS TS Vũ Trọng KhảiCác tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam, theo quy định của Chính phủ, đột nhiên phải thu gom hàng chục, thậm chí hàng trăm doanh nghiệp con. Các doanh nghiệp này từ trước đến giờ “không quen biết” gì nhau, nằm ở rải rác khắp nơi, nay cùng “chui” vào một “rọ quản lý” của tập đoàn...
  • Tập đoàn nhà nước và cỗ xe kinh tế Việt Nam

    30/06/2010Nguyễn Trần BạtNền kinh tế VN hiện nay được vận hành như một cỗ xe ngựa. Cỗ xe ấy phải loại bỏ những yếu tố đã quá lạc hậu để tạo điều kiện cho con ngựa chạy với tốc độ phát triển mà đời sống đòi hỏi. Ngược lại, con ngựa cũng phải lường hết được những "ổ gà" trên đường...
  • Các siêu dự án và nguy cơ nợ nần

    25/06/2010Nguyễn Quang AMột người, một doanh nghiệp thiếu vốn mà vay được tiền để làm ăn là một điều không dễ, song rất nên làm nếu công chuyện làm ăn có hiệu quả. Nếu các dự án có hiệu quả, tức là sau khi hoàn thành và trừ mọi chi phí vẫn còn lời, thì vay được càng nhiều để thực hiện các dự án như vậy càng tốt.
  • Về những con số đầu tư đường sắt cao tốc

    13/06/2010TS. Nguyễn Quang ANgày 4.6.2010 Chính phủ đã có báo cáo giải trình bổ sung về “dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - TP.Hồ Chí Minh” gửi Quốc hội. Về cơ bản Chính phủ vẫn giữ nguyên chinh kiến của mình và đưa ra những giải thích thêm cho những lựa chọn đề nghị Quốc hội thông qua vào ngày 16.6 tới...
  • Dân và chính phủ

    04/06/2010Tạ Duy AnhCó rất nhiều điều chúng ta phải thay đổi khi mong muốn trở thành công dân thế giới. Ở đây tôi chỉ đề cập đến một thay đổi rất nhỏ trong tư duy về quan hệ giữa người dân và chính phủ. Suốt một thời hễ cứ mở miệng ra là dân ta lại nói "ơn chính phủ". Thậm chí "ơn chính phủ" đã được đưa cả vào một bài hát khá cảm động. Nó xác định rõ người ban ơn và kẻ nhận ơn.
  • Việt Nam có tránh được lời nguyền tài nguyên?

    27/05/2010Phạm Duy HiểnNước ta giàu tài nguyên khoáng sản đến mức nào? Về việc này có lẽ nên nhắc lại một phát biểu dựa trên khoa học địa chất và ý tưởng thống kê của A. P. Aleksandrov, nguyên chủ tịch viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, theo đó trữ lượng khoáng sản của một nước nói chung tỷ lệ thuận với diện tích của nước ấy.
  • xem toàn bộ