Thành công của làm Người là gì?

08:55 SA @ Thứ Hai - 15 Tháng Hai, 2021

Mọi con người chúng ta cần phải giúp lẫn nhau phát hiện thiên phận của nhau bằng tâm tự nhiên để thành công làm người…

Ở mỗi con người, trời ban phú cho sinh mệnh lực khác nhau. Phát huy được thiên phận này là thành công làm người.


Thành công làm người không liên quan gì đến địa vị xã hội. Bởi vì tùy theo người, nội dung thành công sẽ khác đi.


Mọi con người chúng ta cần phải giúp lẫn nhau phát hiện thiên phận của nhau(1) bằng tâm tự nhiên để thành công làm người.

Mỗi người có cách sống khác nhau

 Từ lúc còn bé chúng ta đã được dạy làm người cần phải lập thân thành công, và mặc dù chính bản thân cũng không hiểu lập thân thành công là gì nhưng vẫn sống mãi với ý tưởng lớn lên phải thành công.

 Và khi lớn lên nghe người đời gọi người có địa vị trong xã hội là người thành công, và lại xem người tạo ra được nhiều tài sản, tiền tài là người thành công, đồng thời qua các hình ảnh họ được tôn kính hoặc được sùng bái dưới nhiều hình thức đưa chúng ta đến với ý tưởng có phải đây là thành công chăng.

  Dĩ nhiên có địa vị xã hội và tiền tài nhất định không phải là việc đáng trách nhưng nếu nghĩ rằng thành công chỉ có vậy thì tôi e rằng cách suy nghĩ này sẽ tạo ra sự không may rất to lớn. Thành công nhất định không phải hạn hẹp như vậy, ý nghĩa của thành công rộng lớn và thâm sâu hơn nhiều (2). Vì vậy, ở đây tôi tạm thử đặt vấn đề và xem xét thế nào là thành công?

 Tất cả mỗi người đều được ban phú cho sinh mệnh lực khác nhau, không ai giống ai. Tôi nghĩ rằng sinh mệnh lực này là nền tảng của mạng sống chúng ta, nội dung gồm có 2 lực (sức mạnh, khả năng) kết hợp thành, một là sức mạnh muốn sống, hai là khả năng cho chúng ta sứ mệnh sống như thế nào. Sinh mệnh lực là lực (sức mạnh, khả năng) mà vũ trụ căn nguyên lực(2) ban phú cho tất cả mọi con người.

Lực thứ nhất, sức mạnh muốn sống có thể nói là bản năng sống(2). Sức mạnh này mọi người đều có giống nhau không khác biệt nhưng lực thứ hai, khả năng thực hiện sứ mệnh nên sống như thế nào thì mỗi người đều khác nhau. Nghĩa là, do khả năng này mà vạn người vạn cách, tất cả đều có cách sống khác nhau, mỗi người được giao phó cho sứ mệnh làm nghề nghiệp, công việc không giống nhau. Do đó, có người được ban phú cho sinh mệnh lực thích hợp nhất để làm chính trị gia, người khác được ban phú sinh mệnh lực làm học giả. Thợ giày thì sinh mệnh lực làm thợ giày, người bán cá thì sinh mệnh lực làm người bán cá, mỗi người được giao phó sứ mệnh khác nhau và được chuẩn bị cho tài năng khác nhau.

  Sinh mệnh lực này do vũ trụ căn nguyên lực (3) ban phú cho con người, cái gọi làthiên dự (4), còn có thể gọi là thiên phận (5). Nói đúng hơn,ý nghĩa chân thật của thiên phận tồn tại ở điểm này (2).

 Do đó, tôi nghĩ rằng phải chăng thành công là phát huy hoàn toàn nguyên vẹn thiên phận đã được ban phú. Trong ý nghĩa này nếu đặt tên loại thành công này là “thành công làm người” thì thành công làm người này là thành công có ý nghĩa chân thật (2).

Hình thức thành công của mỗi con người khác nhau

 Tôi đã thưa với quý vị rằng phát huy được trọn vẹn thiên phận đã được ban phú là thành công có ý nghĩa chân thật; ý nghĩa thành công làm người tồn tại ở chỗ phát huy được trọn vẹn thiên phận. Một khi đã quan niệm như thế thì hình thức thành công của mỗi con người sẽ khác nhau. Có người làm được bộ trưởng mới là thành công trong khi đó có người sống làm người bán sữa cũng là thành công. Nghĩa là, địa vị xã hội, danh dự hoặc tiền tài không phải là tiêu chuẩn để đánh giá thành công. Tiêu chuẩn của thành công là có đáp ứng, có sống thuận theo với thiên phận của bản thân hay không (2).

Hơn nữa, con người có sống thuận theo thiên phận thì mới có thể hưởng được hương vị của hạnh phúc chân thật(2).Cho đến nay bởi vì có người cho rằng có địa vị xã hội, danh dự, tiền tài là thành công duy nhất. Vì cho rằng có được chúng mới gọi là thành công, nên họ đã cố gắng nỗ lực đến mức vô lý, và có rất nhiều trường hợp họ bóp méo, làm thương tổn đến cả thiên phận, thiên tính của bản thân. Có nghĩa là, quan niệm về thành công từ trước đến nay đã bỏ qua yếu tố hạnh phúc (2). Hoặc nói cách khác là họ đã xem địa vị xã hội, danh dự, tiền tài tự nhiên đi đôi với hạnh phúc (2) .

 Tuy nhiên, hạnh phúc không nhất thiết phải có địa vị, danh dự, tiền tài mới có được. Sống với thiên phận đã được ban phú, nghĩa là, có thành công làm người thì mới hưởng, nếm được hương vị của hạnh phúc (2). Do đó, tiêu chuẩn đúng ý nghĩa chân thật của thành công là có sống theo thiên phậncủa mình không, và đồng thời điều này cũng là ranh giới phân định có được hạnh phúc chân thật hay không.

 Ngoài ra, thành công làm người không quan hệ gì đến địa vị xã hội, và đồng thời hạnh phúc cũng không liên quan đến địa vị này. Một con người đang phát huy được thiên phận của mình, dù địa vị xã hội thấp kém hoặc không có tài sản cũng có thể sống an định, năng động, vui vẻ, tràn đầy sức sống với lòng tự tin vào lẽ sống đang có của mình (2).

Mong muốn thiết tha và tâm tự nhiên (6) giúp tìm ra thiên phận của mình

 Trong phần trên, tôi đã thưa cùng quý vị rằng phát huy được thiên phận của mình là thành công chân thật, và đồng thời mọi người cùng nhau có hạnh phúc hay không cũng bắt đầu từ việc làm này. Nhưng làm thế nào để có thể tìm ra được thiên phận của bản thân đây? Đây là vấn đề kế tiếp (2). Đó là việc đương nhiên bởi vì nếu không nắm biết rõ thiên phận thì làm sao có thể phát huy được. Tuy nhiên thiên phận của mình là gì, ở đâu không phải là việc dễ biết. Bởi vì thiên phận đó được ban phú cho chúng ta với một hình thức không đơn giản tìm ra được (2). Điều này có lẽ quý vị thấy hơi vô lý. Nhưng đó mới là điều thú vị hoặc hương vị của đời người (2). Nếu như dễ dàng biết được thì không còn gì là thú vị. Bởi vì không dễ dàng biết nên cần phải nỗ lực tìm kiếm, hương vị hiếm có của nhân sinh tiềm ẩn ở điều này (2).

Trước hết cần biết trước sự khó khăn tìm ra thiên phận như nói trên, bây giờ nếu hỏi nỗ lực như thế nào để tìm ra được, điều quan trọng hơn tất cả là cần phải có lòng mong ước thiết tha tìm ra được thiên phận của mình (2). Lúc nào cũng có ý tưởng mạnh mẽ thiết tha tìm cách này cách nọ để tìm ra là điều cần thiết trên hết. Với lòng mong ước thiết tha mạnh mẽ này tự nhiên giúp chúng ta tìm ra được thiên phận của mình trong cuộc sống hàng ngày.

 Thí dụ, có trường hợp chúng ta nghe câu trả lời trong tâm mình, cũng có trường hợp do động cơ hoặc sự kiện gì đó, chúng ta bất ngờ biết được thiên phận. Ngoài ra cũng có trường hợp người khác chỉ cho mình biết. Đối với trường hợp này, nếu lòng mong ước của chúng ta càng mạnh mẽ thì chúng ta có thể lĩnh hội được, còn nếu như lòng mong ước yếu ớt thì sẽ như “đàn gảy tai trâu”, có may mắn nghe được lời khuyên nhưng chẳng thấm vào đâu. Do đó, trước hết tự bản thân chúng ta cần phải có nhiệt tâm thành ý mạnh mẽ muốn tìm ra được thiên phận của mình.

  Để biết nghe đúng ý kiến của người khác, tâm của chúng ta cần phải luôn luôn ở trạng thái tự nhiên (2). Nếu không có tâm tự nhiên chúng ta sẽ đánh giá bản thân quá đáng, hoặc bóp méo lời khuyên của người khác và trở nên tiến theo con đường sai lầm. Tóm lại, hai thứ chúng ta cần phải chuẩn bị là lòng mong ước thiết tha mạnh mẽ muốn tìm ra thiên phận của mình và tâm tự nhiên.

Hãy cùng nhau xây dựng một xã hội mà mọi người dễ tìm ra được thiên phận của mình

 Tuy nhiên điều quan trọng là mỗi người cùng có nguyện vọng như nói trên, từ lúc con cái còn ấu thơ chúng ta dạy cho chúng có ý nghĩ này, đồng thời những người chung quanh cũng tạo điều kiện, hoàn cảnh để cho trẻ em dễ tìm thấy thiên phận của chúng (2). Trong gia đình cần phải tạo ra bầu không khí nói trên, và giáo dục ở học đường cũng cần phải theo phương hướng này, và toàn thể xã hội cũng cần phải có nhiệt tâm và tạo dựng nên môi trường sao cho mọi người phát hiện được thiên phận của mình (2).

Khi mỗi người phát hiện được thiên phận của mình và nỗ lực cố gắng phát huy nó, chắc chắn tất cả mọi người sẽ thành công, và hạnh phúc sẽ đến với mọi người. Không những vậy, mọi người sống theo thiên phận của mình, không làm điều vô lý quá sức mình, không cạnh tranh vô ích đồng thời phát huy trọn vẹn vai trò được giao phó thì hoạt động của toàn thể xã hội sẽ thành một hoạt động sống động ngày càng phồn vinh.

  Dĩ nhiên quan niệm về thành công mà tôi vừa thưa với quý vị có lẽ không phải là nội dung mới mẻ hoặc chưa có ai đề cập tới. Tuy nhiên, điều đó không phải là vấn đề quan trọng, bởi vì tôi nghĩ rằng để thực hiện hạnh phúc, hòa bình và phồn vinh nhất định cần phải có quan niệm như trên về thành công nên tôi đã mạo muội đề nghị ở đây và thiết tha mong mỏi mọi người cùng nhau thành công làm người, nghĩa là cùng nhau nỗ lực phát huy trung thực sinh mệnh lực của bản thân.

Nguyễn Sơn Hùng

(DĐKP nhận được ngày 6-2-2021)

Nguồn: “Thành công của làm người là gì?” trong sách “Triết học của Matsushita Kônosuke”(tiếng Nhật), cơ quan phát hành: Viện nghiên cứu PHP, năm 2002, trang 128~135.  Bài thứ 26 được đăng đầu tiên vào tháng 2 năm 1950 trong nguyệt san của Viện nghiên cứu PHP trong 40 bài “Lời ngỏ của PHP” sau được tổng hợp thành sách với tựa “Lời ngỏ của PHP” xuất bản năm 1953, cải biên năm 1975, vào năm 2002 được biên soạn lại và xuất bản với tựa mới là “Triết học của Matsushita Kônosuke”. Sau đó sách này được tái bản vào năm 2009. Phiên bản dùng để dịch là phiên bản năm 2002.

Ghi chú

(1) Tại sao “Mọi con người chúng ta cần phải giúp lẫn nhau phát hiện thiên phận của nhau?”.Đọc “Quan điểm về kinh doanh” trong quyển “Cách nhìn và xem xét sự việc” (1963)cùng tác giả, chúng ta có thể hiểu lý do là bởi vì người ngoài dễ khách quan nhận ra năng khiếu (xem ghi chú (5) phía dưới) hơn chính bản thân mình. Thí dụ cha mẹ đối với con cái, cô thầy đối với học sinh, bạn bè đối với nhau, cấp trên đối cấp dưới. Đặc biệt nếu không có quan hệ lợi hại được thua, tính khách quan sẽ cao.

(2) Trong nguyên bản tác giả dùng rất nhiều câu “tôi nghĩ”, có thể với mục đích tỏ bày lòng khiêm tốn của tác giả và thích hợp với thính giả hoặc độc giả vào thời điểm đó nhưng gây ấn tượng tác giả thiếu tự tin đối với độc giả ngày nay và chiếm giấy nên ở đây dịch giả tích cực bỏ bớt và ghi chúvới ký hiệu (2)

(3) Vũ trụ căn nguyên lực: có thể hiểu là trời hay tạo hóa.

(4) Thiên dự: những gì mà trời cho

(5) Thiên phận: tiếng Nhật có 2 nghĩa, (1) tính chất con người bao gồm tài năng (năng khiếu), tính tình do trời phú, (2) thân phận, sứ mệnh, vai trò do trời định, giao phó gần như số mệnh, vận mệnh. Trong bài này tác giả chỉ đề cập đến ý nghĩa (1) nhưng ở những tác phẩm khác như “Cách nhìn và xem xét sự vật”, 1963 tác giả có khuyên nên chấp nhận thân phận và cố gắng nỗ lực trong thân phận đó. Nói cụ thể hơn là phải thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh trước mắt để vượt lên chớ không phải theo đuổi năng khiếu mà bất chấp điều kiện trước mắt. Do đó ở đây dịch giả dùng “thiên phận” không dùng năng khiếu hay thiên tư để độc giả lưu ý ý này. Shibusawa Eiichi cũng khuyên nên xem xét điều kiện thân phận khi lập chí.

(6) Tâm tự nhiên (nguyên văn là sunao na kokoro) là một khái niệm triết học quan trọng của Matsushita Kônosuke, nghĩa gốc gần giống như “chân tâm”, “tâm bẩm sinh”, “tâm vô nhiễm” nhưng hàm chứa nhiều ý tưởng khác nên ở đây tạm dịch là “tâm tự nhiên” để phân biệt. Tâm tự nhiên tương tự như “phật tánh” của Phật học, “tâm bất sinh” của thiền sư Bankei Eitaku (Bàn Khuê Vĩnh Trác, 1622~1693), “lương tri” của Vương Dương Minh (1472-1528). Mười đức tính của tâm tự nhiên là không vị kỷ, biết lắng nghe ý kiến người khác, khoan dung, nhìn thấy thật tướng của sự vật, hiểu biết đạo lý của sự việc, hiếu học, thung dung tự tại, điềm tĩnh, biết giá trị sự vật, bác ái (Theo “Để có được tâm tự nhiên”, Matsushita Kônosuke (2004, 2006), Viện nghiên cứu PHP).

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cái ‘tôi’ của người Việt

    19/05/2020Từ ThứcTại sao cái tôi, cái “égo” của người Việt lớn thế? Tôi gặp không biết bao nhiêu người vỗ ngực, tự cho mình là vĩ nhân. Không phải chỉ vỗ ngực, còn trèo lên nóc nhà gào khản cổ: tôi giỏi quá, tôi phục tôi quá, tại sao tôi tài ba đến thế?
  • Cái học của người học thức và cái học của kẻ vô học

    17/02/2017Thu Giang Nguyễn Duy CầnCó kẻ học đậu năm ba cấp bằng, có người đậu cử nhân, tiến sĩ… thế mà cũng còn bị người ta mắng cho là đồ “vô học”. Như thế thì “người có học” là người như thế nào?
  • Về sự ra đời của Bản tuyên ngôn phổ quát về quyền làm người (10-12-1948)

    10/12/2017Nguyễn Ngọc LanhĐể vĩnh viễn loại trừ thảm hoạ chiến tranh, điều tiên quyết là phải tôn trọng phẩm giá từng con người, đồng nghĩa với phải bảo vệ và mở rộng QUYỀN LÀM NGƯỜI (human rights) của mỗi cá nhân. Rốt cuộc phải có một Bản Tuyên Ngôn phổ quát về QUYỀN LÀM NGƯỜI.
  • Người Việt hời hợt (phần 11)

    18/04/2020Trong chiến tranh, trí thông minh và sức mạnh tiềm ẩn của người Việt có đất để phát huy tối đa nhưng khi ở thời bình, người Việt lại trở về an phận thủ thường với con trâu cái cày hoặc cảm thấy tự mãn với quan chức bổng lộc...
  • Người Việt hời hợt (phần 1, 2)

    26/12/2019Barry Huỳnh Chí ViễnNếu bạn đã từng tiếp xúc với nhiều người đến từ các nền văn hóa hoặc quốc tịch khác nhau, bạn sẽ thấy được rằng đa phần người Việt Nam có lối tư duy khá hời hợt, thiếu chiều sâu...
  • Con người đang phát triển "ngược"

    05/04/2019Trong thời buổi này, đa số người làm việc đều gắn với máy tính và những chức năng online của nó...
  • "Người Việt trẻ đang đánh mất khả năng sống chung với người khác"

    21/10/2018Lê VănKhá bất ngờ khi trong cuốn sách của mình, Hoàng Đạo Thúy coi việc lấy vợ là một trong những việc mà thanh niên Việt Nam cần phải làm...
  • Nếu cứ không phải việc của mình sẽ không làm thì xã hội sẽ đi đến đâu?

    10/10/2018Phan TuyếtCó nhiều người tự đặt ra tiêu chí sống cho mình theo kiểu: Luôn làm tốt những phần việc của mình, ngoài ra không quan tâm đến bất kì việc gì khác cho lành...
  • Đạo làm Người

    14/04/2018Nguyễn Khắc ViệnĐiều tôi tâm đắc nhất trong đạo Nho là tính “vừa phải”, không cực đoan. Đạo này cũng dạy lòng nhân, nhưng Phật thì mở rộng từ bi cho mọi sinh vật, cả con ong cái kiến cũng như con người, Giê-su thì kêu gọi yêu mọi người như bản thân, vì đều là con của Chúa như nhau. Thầy Khổng Tử không cực đoan như vậy, mà bảo yêu mọi người, nhưng ...
  • Tử tế à, tử tế ơi, hãy quay lại với người Việt!

    27/02/2018Trương Trọng NghĩaPhải chăng, sự tử tế chưa bao giờ thiếu vắng đến thế trên đất Việt, trong người Việt? Như những đàn chim thiên di, sự tử tế cứ lần lượt bay đi, ngày càng nhiều hơn, và không biết bao giờ trở lại. Và càng thiếu vắng thì người ta càng hoảng hốt, càng báo động, càng khao khát.
  • Con người hiện đại đi về đâu

    02/02/2018Vương Trí NhànVì thế, có thể nghĩ được rằng người “hạ cấp” là một người vong thân, đã đánh mất chính họ, không chấp nhận được bản thân mình, và buộc phải phơi bày ra bên ngoài một hình ảnh về mình, một hình ảnh rất xa với con người thực của mình...
  • Ai cho họ làm người tử tế?

    07/01/2018Xuân BaỞ kỳ trước cùng chuyên gia Nguyễn Trần Bạt luận về khái niệm con ông cháu cha thời hiện đại. Kỳ này, chúng tôi tiếp tục mổ xẻ vấn đề này từ cách tiếp cận, vậy, cơ hội nào cho họ làm người tử tế?
  • Đời người, đơn giản chỉ là 10 câu nói, hiểu được rồi nhất định sẽ thảnh thơi

    28/11/2017Tuệ Tâm biên dịchĐời người, vì có quan tâm, nên có thống khổ; có hoài nghi, nên mới tổn thương; có xem nhẹ, nên mới vui vẻ. Chúng ta đều là những vị khách qua đường, rất nhiều sự tình, chúng ta đều không thể làm chủ được, hết thảy đều nên để tùy duyên…
  • Jack Ma: 'Sống trên đời là để làm người chứ không phải để làm việc'

    16/06/2017Trương YếnLà một doanh nhân đẳng cấp toàn cầu, nhưng Jack Ma luôn coi việc sống quan trọng hơn công việc và đề cao một lối sống cũng như kinh doanh có đạo đức...
  • Giàu có nhưng không thành người

    29/05/2017Vương Trí NhànTrong số những cách hành xử của đám nhà giàu trọc phú khiến dân tình phải bàn tán, tôi nhớ mấy năm trước có chuyện họ mang việc đấu giá làm từ thiện ra đùa cợt. Đùa cợt trên sự cùng cực của người nghèo...
  • Học để làm người tự do

    26/03/2017Giáp Văn DươngTôi cho rằng, mục tiêu của giáo dục là giúp cho người học vượt thoát khỏi những giới hạn do chính giáo dục mang lại. Học lại là hoạt động trọng tâm của giáo dục. Vì thế, câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi “Học để làm gì?” sẽ là: Học để trở thành con người tự do...
  • Sống để làm gì?

    03/06/2016Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta, có mấy ai chịu ngồi lại để giải quyết câu hỏi: Sống để làm gì? Người ta luôn tránh xa câu hỏi này như một căn bệnh dịch, thế nhưng căn bệnh này không buông tha cho bất kì ai, và cái gì đến cũng sẽ đến...
  • Con người - Đời người - Làm người

    28/03/2016TS. Hồ Bá ThâmĐây thật sự là vấn đề triết học nhân văn mà chưa thấy bàn nhiều ở nước ta với một tư cách là một chuyên đề độc lập trong các giáo trình và các chuyên luận. Hồ Chí Minh cho rằng: mọi vấn đề qui đến cùng là vấn đề ở đời và làm người. Các triết học và tôn giáo ít hoặc nhiều đều động chạm đến vấn đề đó với các góc độ, khía cạnh khác nhau...
  • Các trích dẫn giúp hiểu hơn về người giàu nhất thế giới Bill Gates

    10/02/2016Thu ThảoVới giá trị tài sản ròng 87,4 tỉ USD, tỉ phú Bill Gates có nhiều hơn người giàu thứ nhì thế giới Amancio Ortega 20 tỉ USD. Làm thế nào để người đàn ông giàu nhất thế giới có được vị trí ngày hôm nay?
  • Học làm người là việc học suốt đời, không bao giờ tốt nghiệp

    28/12/2015Dalai LamaHạnh phúc không phải là thứ có sẵn, Nó đến từ chính hành động của bạn... Tín ngưỡng của tôi rất đơn giản. Không cần có các chùa chiền, không cần các triết lý cao siêu. Tim và óc của tôi là các chùa chiền; triết lý của tôi là lòng tốt.
  • Chúng ta làm sao mới trở thành một người lương thiện?

    07/12/2015LisaNếu vô tình gặp một người vô gia cư hay một người ăn xin trên đường, bạn có sẵn lòng chia sẻ với họ những gì bạn có? Nhiều người có ý muốn giúp nhưng lại hay “đợi”, đợi rằng khi có nhiều thì mới cho đi, thực ra đó vẫn là chưa hiểu thấu hai từ “lương thiện”...
  • 8 tính cách của người có giáo dục

    29/10/2015Nam Nguyễn sưu tầm, bổ sung lời dịch của Đoàn Tử HuyếnThế nào là người có giáo dục? Nhiều khi “vô học” lại là những kẻ chữ nghĩa đầy mình, cũng như những người nông dân ít học lại vô cùng sáng suốt và tinh tế...Liệu người ngày xưa và ngày nay có hiểu khái niệm “con người có giáo dục” khác nhau không, hãy xem qua câu chuyện cách đây gần một thế kỷ rưỡi này...
  • Tứ cốt tử làm người

    29/06/2015TS Phan Quốc Việt“Ai ai cũng có ước mơ giàu sang. Để muốn thay đổi cuộc sống này” (Khát vọng thượng lưu – Nguyễn Đình Vũ). Đấy là một ước nguyện chính đáng. Nhưng làm thế nào để đạt được mơ ước của mình? Nhiều người chờ ngày lễ ngày tết tìm đến cầu xin Tứ Bất Tử (Tản Viên Sơn thần, Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh Công Chúa). Có người ngày ngày luôn tự hỏi mình 4 câu hỏi cốt tử: Ta là ai? Khát vọng của ta? Ta cần làm gì? Ta đang làm gì?
  • Sách dạy làm giàu còn ta phải tự làm giàu!

    27/06/2015Thu PhanLà fan ruột của sách dạy làm giàu và mê đọc sách hơn bất cứ thứ gì trên đời, vậy mà tôi chưa từng nếm mùi thành công trong kinh doanh.
  • Để được làm người tử tế

    22/05/2015Hồ Quốc TuấnTrong một thời gian dài, Việt Nam đã chọn mô hình tăng trưởng kinh tế có tính “đi tắt đón đầu”, chọn cái dễ mà làm, dựa vào nguồn ngoại lực và tài nguyên sẵn có, và hệ quả là đã làm triệt tiêu nội lực, thỏa hiệp với tiêu cực và chèn ép người tử tế...
  • Người ta nghèo đi có thể là vì tiền

    12/04/2015Nguyễn Tất ThịnhĐã từ rất lâu người ta biết rằng Tiền là cực kì quan trọng, là thước đo của giá trị trong sự trao đổi của thị trường, dường như là cái có thể mua được mọi thứ đến cả Tiên cả Phật, làm người ta mạnh bạo lên…
  • Người với người

    09/02/2015Bão VũNgười ta thường phàn nàn rằng, bây giờ đạo đức bị băng hoại, bị xuống cấp, bị xói mòn... và bây giờ người ta đối với nhau chẳng ra sao (Xin lưu ý: "Bây giờ '). Chẳng phải là bây giờ mà từ thời cổ, khi bắt đầu có văn tự là con người đã bày tỏ sự bất bình về mối quan hệ không tốt đẹp giữa người với nhau...
  • Sách dạy làm người: “Xào nấu” tầm phào

    03/08/2014Muốn giữ gìn sự trinh trắng, các bạn gái phải tránh sa vào những tình cảm sướt mướt và những va chạm như mặc quần áo lót vải dày hay sử dụng yên xe máy... Một cuốn sách dạy làm người đã chỉ dẫn như thế (!)
  • 'Bây giờ người ta không khuyến khích đọc sách nữa'

    16/04/2014Thanh Xuân (thực hiện)Người Việt nổi tiếng ham học nhưng không ham... đọc. Nhưng chắc hẳn nhiều người vẫn không khỏi "giật mình" về con số thống kê vừa được công bố mới đây...
  • Tự do sinh ra con người

    21/03/2014Nguyễn Trần BạtCó nhiều cách lý giải về nguồn gốc hình thành con người, nói đúng hơn là quy luật hình thành các giá trị con người. Tôi cho rằng, con người được sinh ra bởi hai quy luật: quy luật tự nhiên và quy luật xã hội. Quy luật tự nhiên là quy luật sinh học, còn quy luật xã hội là quy luật của tự do. Không phải quy luật tự nhiên sinh ra con người thì đó đã là con người theo đúng nghĩa. Chính tự do sinh ra tất cả các quyền làm người, tự do hoàn thiện con người...
  • Làm người khó hơn làm quan

    02/07/2009Quang DươngQuan trọng nhất, cha mẹ, người lớn phải làm gương. Cha mẹ, người lớn nói hay mà làm dở, nói tốt mà làm xấu… thì con cái, dù có được hưởng thụ nhờ cha, mẹ “làm quan” nhưng lớn lên, nó sẽ khó làm người cho ra con người.
  • xem toàn bộ