Thế nào là nền giáo dục mạnh?

08:20 CH @ Thứ Tư - 05 Tháng Tư, 2006

Lấy đâu ra những người thực sự biết việc ở mọi lĩnh vực để bảo đảm tiếp tục được sự phát triển, nếu họ không được “ra lò” từ một nền giáo dục đào tạo lành mạnh?

Một vế trong vấn đề phát triển bền vững là phải có một nền giáo dục đào tạo (GDĐT) lành mạnh. Điều này đã đem ra bàn cãi nhiều rồi, và hầu như đã được sự đồng thuận, bởi vì trong thời đại xã hội tri thức và thông tin này, trong khung cảnh toàn cầu hóa mà sự cạnh tranh luôn luôn hiện diện, “trình độ biết việc” và “giá trị của tay nghề” càng ngày càng là những tiêu chuẩn phân định trong cuộc chạy đua kiếm khách mua hàng, và hơn thế nữa, bao trùm lên cả vấn đề kinh tế, sự cạnh tranh toàn cầu còn là sự tranh đua của chính các xã hội. Nhưng thế nào là lành mạnh?

Theo tôi, nói tóm tắt, một nền GDĐT lành mạnh là một nền GDĐT có sứ mạng rõ rệt, mang mục tiêu khả thi, trung thực, mang tính khoa học, phân minh, bảo đảm được hiệu quả ích lợi cho đất nước, bảo đảm được sự công bằng cho mọi thành viên trong xã hội... Vì giới hạn của câu chữ, trong bài này tôi chỉ xin nêu vài nét chính với thí dụ minh họa tập trung vào nền giáo dục Đại học.

Sứ mạng của Đại học

Sứ mạng của Đại học là gì, và tại sao ở mức độ đó, giảng dạy lại phải gắn liền với nghiên cứu khoa học? (Từ “Đại học” được dùng theo nghĩa bao trùm cả cái gọi là “sau Đại học” như Luật Giáo dục 01/01/2006 đã công nhận trong Điều 4.d/ Chương I).

Nói vắn tắt bằng một câu: sứ mạng của Đại học là mở rộng biên thùy của sự hiểu biết, mang sự hiểu biết (đã, đang và sẽ có được) vào cuộc sống, do đó từ nghiên cứu cơ bản, tìm cách chuyển sang nghiên cứu ứng dụng, rồi sau đó tìm cách đưa vào sử dụng đại trà (thí dụ như khâu công nghệ của một số ngành, có liên kết với các doanh nghiệp), song song với sự chuyển giao hiểu biết. Từ sứ mạng đó, mới định ra mục tiêu, quy chế, mới phân biệt phần kiến thức cơ bản và phần đào tạo nghề nghiệp, mới đưa những phương tiện tài chính và vật chất vào để thực hiện, mới tính toán sao cho cân đối ngành nghề hợp với nhu cầu, mới phân chia vai trò của công lập và tư lập... Sức mạnh của các nước phát triển cao hiện nay chính nhờ ở quan niệm Đại học như vậy, dựa trên cơ sở một niềm tin lành mạnh vào khoa học. Nó khác xa với quan niệm về một nền Đại học là nơi nhắm đào tạo ra những “danh nhân”, mà thời thịnh thì giúp vua trị dân, thời suy thì vinh thân phì gia, thậm chí ngày nay còn có ý kiến đòi hỏi nơi đó phải là nơi có những phương tiện đồ sộ, và tụ tập những nhân vật có chức danh cao quý (!), nhưng mục tiêu thì mơ hồ. Nguy cơ sẽ là: để tồn tại, phải bày ra những công trình nghiên cứu để chứng minh sự cần thiết của mình, và chuyển giao những hiểu biết có thể là vô bổ của mình cho những sinh viên chen đua vào học để có bằng cấp nhằm kiếm được một địa vị xã hội, và rồi cứ quay vòng như vậy… Một quan niệm sai lạc như vậy không thể tạo ra những con người biết việc và những tay nghề có giá trị cần thiết cho sự phát triển.

Thế nào là một nền GDĐT mang tính khả thi?

Đó là một nền GDĐT mà mục tiêu phù hợp với khả năng thực hiện. Một nền giáo dục Đại học và nghiên cứu khoa học mang tính khả thi ở nước ta hiện nay không mơ tưởng đến những lĩnh vực khoa học mà mình chưa cần với tới (thí dụ: các dự án nghiên cứu về năng lượng hạt nhân như ITER, trung tâm CERN, thám hiểm vũ trụ...), mà tập trung vào những lĩnh vực không cần đầu tư tốn kém lắm và chỉ cần những công nghệ trong tầm tay của mình, với một đội ngũ chuyên gia có đủ hiểu biết: thí dụ như những lĩnh vực về năng lượng tái tạo... để nâng mức sống, mà không gây ra tai họa.

Tính trung thực của một nền giáo dục

Mộtnền GDĐT mang tính trung thực là nền GDĐT mà bằng cấp đánh giá đúng được trình độ hiểu biết, danh hiệu phù hợp với chức vụ, với nhiệm vụ. Nền GDĐTđó không chạy theo thành tích với bất cứ giá nào. Có những con số thống kê mà người ta đem ra để đánh giá trình độ của một Đại học. Phải hiểu đó là một phần những tiêu chí để đo một thực trạng, chứ không phải là điều kiện đủ để đạt trình độ. Không thể dùng những con số đó như những mục tiêu, với sự khù khờ hay ẩn ý bên trong: Cần đạt tỷ lệ “bao nhiêu sinh viên/10.000 dân”? Cứ mở vung vãi nhiều “Đại học”, tuyển sinh cho nhiều dù có phải giảm điểm sàn, thì cũng đạt được. Cần đạt tỷ lệ “bao nhiêu sinh viên/một nhà giáo”? Cứ tuyển bừa nhà giáo có trình độ hay không, thì cũng đạt được. Cần bao nhiêu tiến sĩ, thạc sĩ cho những năm tới? Nếu coi bằng cấp chỉ là những mảnh giấy có đóng dấu, thì giấy tờ và con dấu rất dễ tạo. Nhưng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ không đơn giản như vậy.

Thế nào là sự rạch ròi của một nền GDĐT lành mạnh?

Đó là sự phân biệt vai trò hệ công lập và hệ tư lập. Tư nhân mở trường là một sự lựa chọn cá nhân, kể cả trong mục tiêu thiện chí. Nhà nước mở trường là một bổn phận, bảo đảm được cho GDĐT vai trò “lò nung đúc trí tuệ của dân tộc” trong sự liên tục và có kế thừa, bảo đảm công bằng xã hội cho mọi công dân trong việc học tập, bảo đảm được hướng đi lên, đại trà và/hoặc tinh hoa, bảo đảm chất lượng cũng như số lượng người có trình độ hiểu biết, có nghiệp vụ cao... Ngay trong khung cảnh giả thuyết tư và công đều vô vị lợi, tư nhân mở trường phải tính toán để tồn tại, cho nên trường tư có thể chọn những ngành đầu tư ít mà chóng có hiệu quả, còn Nhà nước, nơi “cầm trịch”, có bổn phận phải (ít hay nhiều) đảm nhiệm mọi ngành, đặc biệt là các ngành cần đầu tư lớn, dài hạn, hoặc mang tính chất chiến lược - ở đây, đừng lẫn lộn với chuyện bao cấp vô tội vạ - liên quan đến cả vấn đề độc lập tự chủ và thống nhất của đất nước. Vì vậy, khẳng định rằng “công lập” và “tư lập” cũng như nhau, là một khẳng định khiên cưỡng. Lại có vấn đề tham gia của doanh nghiệp vào GDĐT. Có ý cho rằng doanh nhân sử dụng nhân công đã được đào tạo, vậy thì họ phải gánh mảng đào tạo nghề nghiệp kỹ thuật. Ý này có phần đúng mà cũng có phần không đúng, bởi vì doanh nghiệp phát triển thì doanh nhân, dù có lợi riêng, cũng góp phần làm giàu cho đất nước, họ được hưởng, nhưng cũng có phần đóng góp. Nhưng cũng như đã nói trên, họ không có vai trò chủ trì như Nhà nước, cho nên sự tham gia của doanh nghiệp tuy là cần thiết (về mặt nội dung đào tạo cũng như về mặt tài chính - ở một số nước có thứ thuế mà doanh nghiệp phải đóng đặc biệt cho quỹ đào tạo nghề nghiệp), nhưng không thể hoàn toàn giao phó hẳn một mảng đào tạo cho doanh nghiệp.

Thế nào là một một nền GDĐT mang tính khoa học (theo nghĩa rộng)?

Xin lấy vài thí dụ tóm tắt thay cho câu trả lời:

a) Trong một nền GDĐT mang tính khoa học, không có chỗ cho những tình trạng phi lý, dẫn tới sự tồn tại những công trình nghiên cứu mà kết quả được khẳng định nhưng không có chứng minh.

b) Trong một nền GDĐT mang tính khoa học, không có những quy định kỳ lạ để đánh giá công trình khoa học theo kiểu hành chính, dùng số lượng để đánh giá chất lượng, thí dụ như muốn thành giáo sư thì phải có bao nhiêu ấn phẩm, dài, ngắn thế nào. Ai đã từng thực sự hành nghề khoa học đều biết là giá trị phụ thuộc vào nội dung công trình. Có những giải thưởng lớn (như giải Nobel) được trao mà nội dung công trình chỉ chứa đựng trong một vài ấn phẩm. Thời gian phát minh cũng không cứ phải dài, trong khi có những ấn phẩm được rặn ra cả mớ mà không mang lại được ích lợi gì. Trong một nền GDĐT mang tính khoa học, cũng không thể có chỗ cho một quy định loại: muốn là giáo sư thì phải thạo tiếng Mỹ và chỉ tiếng Mỹ thôi - tại sao một chuyên gia về văn hóa Tây Ban Nha, hay văn hóa Pháp, hoặc văn hóa Chăm lại phải chịu tiêu chuẩn đó? Không nên lẫn lộn “nên” và “phải”. Thiết tưởng những nhà quản lý chỉ nên có những quy định về cơ cấu - thí dụ như có hay không có “Hội đồng nhà nước công nhận tư cách ứng viên giáo sư”, “Hội đồng khoa học tuyển chọn giáo sư của từng Đại học” - còn về nội dung đánh giá thì cứ để cho các nhà khoa học là thành viên các hội đồng đó quyết định với nhau, như ở các nước đã phát triển vẫn làm.

c) Trong một nền GDĐT mang tính khoa học, tất nhiên cũng không có chỗ cho sự nhập nhằng, lẫn lộn về khái niệm chức vụ và hàm-chức danh cho nhà giáo, giải thích, bàn cãi cả mấy năm vẫn chưa tỏ.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • So sánh giáo dục Đại học Việt - Mỹ

    17/12/2017TS. Vũ Quang ViệtBài viết tóm tắt những khác biệt cơ bản giữa giáo dục đào tạo cấp cử nhân (BA) ở Mỹ và ở Việt Nam hiện nay. Những nét cơ bản này dựa vào so sánh chương trình học kinh tế ở VN và chương trình học khoa học cơ bản, xã hội hoặc nhân văn (trong đó có kinh tế, toán, vật lý, hoá học, văn chương, tâm lý học…)
  • Ông thầy và thời đại

    27/03/2016Phan ĐăngMột trong những nguyên tắc giáo dục đại học ở Singapore là người thầy phải luôn cập nhật và giúp SV nắm bắt những thông tin thời sự mới nhất của lĩnh vực tin mình phụ trách...
  • Giải pháp nào cho giáo dục đại học?

    01/04/2006Giáo sư Hoàng TụyCuộc cách mạng công nghệ và xu thế kinh tế tri thức từ vài thập kỷ lại đây càng nêu cao vai trò của giáo dục đại học, không chỉ đối với các nước tiền tiến mà cả đối với các nước khác(2). Cho nên tuy hiện nay dư luận xã hội đang quan tâm nhiều nhất về chất lượng giáo dục phổ thông, tôi vẫn nghĩ giáo dục đại học mới là cái đáng lo hơn cả.
  • Tự chủ đại học

    25/12/2005Nguyên NgọcBao nhiêu điều kiện để xây dựng được một đại học “ngang tầm quốc tế”? Nào vật chất tài chính, nào trang thiết bị hiện đại, nào thầy thật giỏi, nào điều kiện hợp tác quốc tế tốt...
  • Giáo dục đại học Việt Nam: Một vài con số

    21/10/2005LTS. Nhà báo Lê Hạnh, trên Lao Động số ra ngày 23.06.2004, đã ghi nhận từ hội thảo quốc tế " Đổi mới giáo dục đại học và hội nhập quốc tế ", tổ chức trong hai ngày 22 – 23.6.2004 tại Hà Nội, một vài thông tin so sánh đại học Việt Nam và thế giới. Chúng tôi xin trích đăng dưới đây một số đoạn của bài báo – dù biết rằng các so sánh thường khó tránh khỏi phần khập khiễng !
  • Cần một phương pháp học ở đại học

    31/08/2005Nguyễn PhanĐã nộp xong luận văn và chỉ hơn một tuần sau sẽ bảo vệ tốt nghiệp tại khoa xây dựng (ĐH Bách khoa, ĐHQG TP.HCM), nhưng SV Đ.H.T. (khóa 99) đã đột ngột ra đi. Kết luận sau khi giám định pháp y cho thấy SV T. đã chết vì nhồi máu cơ tim. Hậu quả tất yếu của việc học căng thẳng và không khoa học. “Bình thường T. học đến 3g30 sáng và hôm sau ngủ bù đến khi ăn cơm trưa.
  • Trồng người thời đại mới

    12/07/2005Thạc sĩ Phạm Xuân PhụngGần đây hiện tượng sa sút phẩm chất đạo đức thông thường của một bộ phận học sinh với nhiều lứa tuổi đã bộc lộ, đặc biệt là phẩm chất đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam...
  • Giáo dục đại học: phải cải cách triệt để!

    12/07/2005Nguyễn PhanHội thảo “Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục đại học”, do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Báo Giáo dục & Thời đại tổ chức ngày 5-11-2004, đã thu hút gần 50 tham luận của các đại biểu.
  • Giáo dục đại học: Cần một hệ tư duy quản lý khác?

    04/01/2004Chất lượng đào tạo (ở đây tôi chỉ xin trình bày ý kiến của mình trong giới hạn lĩnh vực đào tạo đại học) liên quan đến nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất, chương trình cùng phương pháp giảng dạy và bao trùm trên hết là chất lượng quản lý. Các yếu tố khác đã được đề cập nhiều. Ở đây, chúng tôi chỉ xin nhấn mạnh đến yếu tố bao trùm. Nhưng vì sao quản lý là yếu tố bao trùm?
  • Một số việc phải chấn chỉnh để nâng cao chất lượng đại học

    20/10/2003Quy mô và chất lượng đào tạo không phải lúc nào cũng song hành với nhau, chưa nói hiện nay đang ở xu thế phát triển trái ngược nhau. Để nâng cao chất lượng đại học, cần phải chấn chỉnh các hiện tượng..
  • Vinh quang đại học hay áp lực tù đày: Những khác biệt từ quan niệm

    20/08/2003Có một sự khác biệt rất lớn trong giáo dục phổ thông giữa Việt Nam và các nước phương Tây. Vì nhiều lý do, mục tiêu tối hậu của đại đa số các gia đình ở Việt Nam là làm sao để con em có thể vào được đại học. Chính vì thế, áp lực "đậu đại học" năm này qua năm khác cứ liên tục đè nặng lên vai những cô cậu học trò trẻ tuổi.
  • Cần đẩy mạnh cải cách giáo dục đại học

    23/07/2003Trong cải cách giáo dục (CCGD), có lẽ do quan niệm phải cải cách tuần tự từ lớp 1 trở đi đến lớp 12 nên trong những năm qua ta đã chú trọng quá nhiều đến bậc PT, còn việc CCGD đại học (ĐH) cho đến hiện nay vẫn chưa được chú trọng ngang bằng...
  • Minh triết đại học đến từ đâu?

    28/05/2003Đã từ lâu, bất cứ ai quan tâm đến nền giáo dục đại học đều nhận thấy rằng lối giảng dạy như hiện nay không thể nào kích thích được năng lực tư duy độc lập, phát triển óc phê phán, biết hoài nghi khoa học, biết và dám không phục tùng ngụy lý, biết và dám phê phán cái lạc hậu, cái sai lầm nơi người học Tức là lối giảng dạy đó không thể mang lại sự "minh triết” cần phải có của một nền giáo dục đại học "chính danh". Tại sao lại như thế vậy, cái gốc của tình trạng này hệ tại ở đâu?
  • xem toàn bộ