Tổ quốc

10:14 CH @ Thứ Sáu - 16 Tháng Mười, 2015

Đứng về phương diện khách quan thì Tổ quốc của người Việt nam chỉ là một dải đất từ Nam chí Bắc, có biển sông chạy dài, có núi cao điểm xuyết có sông lớn chảy ngang, có sông con đi dọc mà thôi.

Nhưng đứng về địa vị chủ quan thì trên cái dải đất đó, mỗi người Việt Nam đều có gửi gắm cái linh hồn đặc biệt của mình, nhờ cái linh hồn đó sát nhập vào núi sông mà núi sông mới có nhiều ý nghĩa.

Thiếu Sơn (1908 - 1978) - Nhà văn, nhà báo, nhà phê bình văn học

Tổ quốc đối với ta khi còn nhỏ, trước hết chỉ châu tuần trong phạm vi một cái nhà, mà đồng bào lúc ấy, ta chỉ biết có cha mẹ, anh em và những thân gia quyến thuộc của ta mà thôi.

Ta yêu cái nhà đó thuần chỉ bằng tình cảm, hễ ai đem ta đi xa thì ta nhớ, mà hễ đem về gần thì ta vui, nhưng tịnh không biết vì đâu mà vui, mà nhớ cả.

Sau tới khi đã biết chạy nhảy, chơi đùa; biết nô giỡn cùng với những trẻ đồng hương, biết kết bạn với anh em trong xóm, thì cái bụi tre đầu lang, cái cây đa trước ngõ đối với ta cũng là quen biết và chịu cái cảm tình của ta.

Rồi theo thời gian mà lớn khôn, nhờ ăn học mà tư tưởng thì cái nhỡn giới của ta cũng càng ngày càng rộng mở, vượt qua được cái ngạch cửa trước nhà, cái bờ rãnh làng xóm mà quan niệm tới đất nước bao la và âu yếm đồng bào đồng chủng.

Ta nhờ có bài học của lịch sử mà biết tới cái quá khứ của Tổ quốc ta, cũng nước non này, cũng phong cảnh ấy, mà ông cha ta đã từng có sinh hoạt, có tư tưởng, có khi thái bình vô sự mà vịnh nguyệt ngâm phong, có khi xã tắc nguy vong mà máu đào dội đất.

Bởi thế nên cái tình ta đối với Tổ quốc có thể gồm được hết cả mọi mối thâm tình khác của ta. Yêu cha mẹ, mến anh em, thương bạn bè, xót vợ con... nhất thiết đều là những bài học dạy cho tâm hồn ta biết yêu mến, thương xót cái giang sơn Tổ quốc của ta vậy.

Những mối tình của ta đối với cá nhân, chỉ là những bực thang đầu cho linh hồn bước qua, mà trèo cao lên mãi để được tự biết mình, tự yêu mình trong một cái linh hồn thanh lương, cao khiết, vô lợi, vô tư, mà người ta gọi là Tổ quốc".

Đến khi ta đã biết tới cái ái tình cao thượng đó, nghĩa là biết yêu mến giang sơn đất nước rồi, thì tự ta sẽ thấy phải yêu mến đồng bào nòi giống một cách thiết tha đằm thắm, tự để mình lên trên những mối nhân dục tư lợi, mà kẻ sang người hèn, kẻ giàu người nghèo, bậc vĩ nhân chí sĩ, kẻ lao động cùng dân, đều vui lòng tay bắt mặt mừng, tự nhận mình là quốc dân mà cùng nhau thờ phụng Tổ quốc.

Vậy thì hồn nước chính là tạo nên bởi hai mối thâm tình: trước là tình đối với ông cha tiên tổ, sau là tình đối với đồng loại đồng thời, mà tiếp nối ngay tới hai cái nghĩa vụ, một là phải gìn giữ cái cơ nghiệp về tinh thần của tiền nhân, sau là đối với đồng bào phải có cảm tình mật thiết, rút lại chỉ là bảo tồn lấy cái thanh giá cho những người đã khuất, bảo vệ lấy cái danh dự cho quốc thể tạm thời, mưu toan lấy cái hạnh phúc cho những cái người hậu tiến.

" Một cái ký vãng vẻ vang của những danh nhân hào kiệt, ấy là cái căn bản để đặt cái ý niệm quốc gia vào đó. Tiếp ngay tới cái sự vẻ vang quá khứ, lại phải có cái ý chí công cộng hiện đại, đã gây nên được những sự nghiệp trọng đại, lại phải cố theo mãi mà làm, ấy là những thể cách thiết yếu của một dân tộc".

Những lời trên đây là của nhà triết học Ernest Renan.

Ông là một nhà sử học, nên ông chú ý mật thiết đến lịch sử trong chủ nghĩa quốc gia. Ông là một nhà tư tưởng, nên ông cho Tổ quốc không thuộc thể hữu hình mà thuộc thể vô hình.

Quốc dân phải cống hiến cho Tổ quốc công việc của mình, của cải của mình và cả cuộc đời của mình nữa”, ta không thấy làm lạ, vì Tổ quốc đã sống trong tâm hồn của ta và đã đem ta mà sáp nhập vào với tâm hồn thiêng liêng của Tổ quốc.

(1945)

Tổ Quốc Ơi Ta Đã Nghe
(La Hữu Vang)
Ôi tổ quốc ta đã nghe lời réo gọi trong tiếng hờn, trong máu lửa ngập trời.
Từng giây nghe quê hương xót xa đầy trong cơn thê lương.
Thù quân reo đau thương bao suối lệ tràn dâng muôn phương.
Tổ quốc ơi ta đã nghe lời sông núi, hận thù này tràn đầy sục sôi trong tim gan nồng.
Ta đi chiến đấu quyết đánh tan quân bạo tàn, bảo vệ Việt Nam quê hương ta.
Ôi tổ quốc bao tiếng ca giờ lên đường, đem máu hồng tô thắm đẹp cuộc đời.
Lời xưa vang đâu chí kiêu hùng muôn phương tung bay.
Đường ta đi hôm nay bao xác thù gục ngã tan thây.
Tổ quốc ơi bao thiết tha lời sông núi, thề nguyện cả cuộc đời trọn dâng cho quê hương này.
Muôn hoa tươi thắm ngát hương trên bao nụ cười, gian khổ nề chi ta ra đi
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa

    02/02/2010Mai Thị QuýTinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. “Tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam" và “chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại...
  • Thể diện quốc gia

    28/11/2019Trần Thị Thanh HươngCó khá nhiều câu chuyện cho thấy chúng ta khi ra nước ngoài hay tiếp xúc với những cơ quan, cá nhân hay đoàn thể nước ngoài, trong các dịp nghiêm túc hẳn hoi lại bộc lộ những yếu kém và sơ suất trong ứng xử ngoại giao, tạo ra nhiều tình huống dở khóc dở cười, và xấu hổ cho những ai còn có thể diện dân tộc.
  • Ngày Quốc khánh ngẫm về bản tuyên ngôn lập quốc

    02/09/2018GS NGND Nguyễn Ngọc LanhNhững ngày này, mỗi người Việt Nam chúng ta thường bồi hồi nhớ về chặng đường đã qua, và nghĩ tới tương lai của dân tộc, nghĩ đến những gì còn trăn trở, còn phải làm tốt hơn để tương lai Việt Nam đạt được những di nguyện của Bác Hồ, xây dựng một nước Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc...
  • Yêu nước

    30/04/2016GS. Tương LaiKhi “sơn hà nguy biến” trước giặc ngoại xâm thì phải bằng súng gươm để hóa giải, nhưng khi đất nước đối diện với nghèo nàn và lạc hậu, với tham nhũng và thoái hóa của một bộ phận không nhỏ cán bộ có chức quyền, thì phải bằng bản lĩnh và trí tuệ của tuổi trẻ để giúp nước. Cuộc chiến đấu này không có gươm súng, không dàn thành trận tuyến nhưng...
  • Phiếm bàn về trình độ của mỗi quốc gia

    01/10/2015Nguyễn Tất ThịnhTôi cho rằng, trình độ của mỗi Quốc gia phụ thuộc vào Ba yếu tố cơ bản : ( Dân Trí + Chính trị + Giá trị văn hóa Dân tộc ) đạt đến đâu trong mặt bằng Văn minh Nhân loại và có khả năng mạnh hay yếu để đưa con Tàu Quốc Gia tiếp tục phát triển như thế nào.
  • Danh văn ngoại quốc: Ta với tổ tiên ta

    10/11/2010Đinh Gia Trinh, Thanh Nghị số 20, 1942Theo nền nếp cũ hay là phá hủy nền nếp ấy để tiến hóa theo những luật lệ mới, hòng đạt được những kết quả mới? Xưa nay phái người trọng nền nếp cũ và phái ưa tiến hóa quá khích vẫn xung đột nhau luôn luôn về tư tưởng...
  • Tổ quốc và "Giai điệu tổ quốc"

    02/09/2010Nguyễn Đăng TấnAi cũng có một tình yêu tổ quốc trong tim. Tổ quốc chính là mỗi ngọn núi dòng sông, mỗi làng quê thân thuộc… Mỗi người ở mỗi cương vị khác nhau đều thể hiện tình yêu đó đó bằng cách riêng của mình.Đối với nghệ thuật, đây là lĩnh vực có đặc thù riêng để người nghệ sỹ nói lên tình yêu của mình...
  • Yêu nước không có nhiệm kỳ

    20/07/2010Phùng NguyênNhiệm kỳ là thời hạn chức vụ được quy định khi bổ nhiệm, nhưng lòng yêu nước vốn không có thời hạn nhiệm kỳ. Vậy mà hai khái niệm tưởng chừng như tách rời này lại liên quan chặt chẽ đến nhau...
  • Lòng yêu nước không là độc quyền của riêng ai

    25/02/2010Chu LaiLâu nay, người ta hay có thói quen suy nghĩ trên một lộ trình đường ray rằng, cái gì đã định hình thì mãi mãi định hình, bất biến, không thay đổi. Ví như lòng yêu nước.
  • Bàn về quốc học

    23/11/2009Phạm QuỳnhQuốc học không phải là một vật có thể giấu giếm đi được hay là cần phải tìm tòi mới ra. Nếu quả có thật thì nó sờ sờ rõ rệt ra đó, ai còn chối được, mà phải đến người nọ nói có, người kia nói không!
  • Mỗi người có cách yêu nước riêng

    27/05/2009Hàm ĐanVượt qua mục đích ban đầu là bộ phim tài liệu độc lập của gia tộc, Mạn đàm về “người man di hiện đại” đã dựng chân dung một người “khổng lồ” đầu thế kỉ XX: Học giả Nguyễn Văn Vĩnh.
  • Tân văn - Tân thư và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng yêu nước ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

    07/11/2006PGS, TS Lê Thanh BìnhTân thư góp phần giúp cho trí thức Việt Nam tiêu biểu thời đó học được phương pháp mà sau này người ta thường gọi là: “Tự thức tỉnh, tự phê phán" để nhìn nhận rõ các ưu khuyết, nhất là các nhược điểm trầm trọng của chính tầng lớp mình, của nhân dân mình, dân tộc mình đặng sửa chữa, khắc phục...
  • Chấn hưng giáo dục - chấn hưng quốc gia

    10/02/2003Trong bài viết này, tôi muốn phân tích một nguyên nhân cơ bản đã làm hỏng nền giáo dục của ta trong hai mươi năm qua mà hậu quả của nó bây giờ đã bắt đầu nặng và trong tương lai nếu tiếp tục thực hiện như bây giờ thì chưa lường hết được thảm họa của nó.
  • xem toàn bộ