Yêu nước không có nhiệm kỳ

09:22 SA @ Thứ Ba - 20 Tháng Bảy, 2010
Nhiệm kỳ là thời hạn chức vụ được quy định khi bổ nhiệm, nhưng lòng yêu nước vốn không có thời hạn nhiệm kỳ. Vậy mà hai khái niệm tưởng chừng như tách rời này lại liên quan chặt chẽ đến nhau.

Có muôn hình vạn trạng cách thể hiện lòng yêu nước, nhưng với một quan chức thì chắc hẳn đó phải là luôn đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi của cá nhân mình. Một khi lòng yêu nước trở thành phụ thuộc vào những lợi ích cá nhân thì lúc đó manh nha tư duy nhiệm kỳ?

Theo ông Bùi Đức Lại, nguyên chuyên gia cao cấp của Ban Tổ chức Trung ương, tư duy nhiệm kỳ có một số biểu hiện sau: “Thích làm các việc hoành tráng, có tiếng, để ghi dấu ấn của cá nhân mình, khóa mình. Những việc đó thường là việc bề nổi, dễ làm, ngon ăn, nhưng không cơ bản. Để làm, họ bất chấp những điều kiện khách quan, những lãng phí gây ra...

Tìm cách né tránh, trì hoãn những nhiệm vụ cơ bản nhưng thầm lặng, hoặc khó khăn cần nhiều tâm lực thời gian. Đùn đẩy trách nhiệm kết luận và xử lý những vấn đề gai góc nảy sinh trong nhiệm kỳ, vin cớ chuyện thuộc nhiệm kỳ trước để đẩy trách nhiệm cho khóa trước, người trước, hoặc vin cớ chưa chín muồiđể gói lại, chuyển giao cho khóa sau. Nếu khóa sau cũng lặp lại cách làm này thì việc giải quyết vấn đề bị đẩy lùi vô thời hạn”.



GS. TS Tô Duy Hợp - Nguyên Trưởng phòng Xã hội học nông thôn - Viện Xã hội học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam chỉ ra một triệu chứng khác của tư duy nhiệm kỳ: “Điều tôi cho là nguy hại nhất là xuất hiệntư duy nhiệm kỳvà thuyết hạ cánh an toàn ở các nhà quản lý.

Nếu ở tư duy nhiệm kỳ là sự vơ vét trước khi kết thúc nhiệm kỳ của một số không ít quan chức, thì sự nguy hại ởthuyết hạ cánh an toàn là vô trách nhiệm đối với dân, với nước. Khi có sự kết hợp giữa tư duy vơ vétthuyết án binh bất động thì điều đó trở nên cực kì nguy hiểm đối với đất nước”.

Đôi khi những gì diễn ra trong cuộc sống khó hiểu đến nỗi, người dân phải tự hỏi: “Đây có phải là biểu hiệntư duy nhiệm kỳ?.

Việc nhiều tỉnh cho nước ngoài thuê rừng trong thời hạn 50 năm có phải là biểu hiện của tư duy nhiệm kỳ? Phải thế không, khi mà một ông Phó chủ tịch một tỉnh biên giới vùng Đông Bắc bị chất vấn về trách nhiệm cho thuê rừng đã phát biểu: “50 năm nữa, ai làm người đó kiểm soát”?

Nhiều đề án quy hoạch dễ thấy hình hài của tư duy nhiệm kỳ bởi mặc dù quy hoạch, nhưng người ta ít nhìn thấy tương lai trong đó, chỉ thấy những lợi ích nhãn tiền về bất động sản về các dự án cho một nhóm lợi ích.



Tư duy nhiệm kỳ chắc chắn không đem đến lợi ích cho số đông, nhưng làm thế nào để thanh lọc nó? Ắt hẳn, sự ngắn hay dài của nhiệm kỳ không phải là thước đo của thành công, mà thước đo đó phải là những gì đã làm được cho dân cho nước. Câu nói của Tổng thống Mỹ Barack Obama đáng để suy ngẫm: “Thà làm một nhiệm kỳ tốt còn hơn hai nhiệm kỳ tồi”.

Khi mỗi công dân có ngay trong mình lòng yêu nước, thì biểu hiện của tư duy nhiệm kỳ ở nghĩa tiêu cực nhất, sẽ hết đất sống. Người lãnh đạo thậm chí hy sinh danh vọng của nhiệm kỳ mình, để vì quyền lợi của dân như đã có tấm gương ông Kim Ngọc, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú trước đây.

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã chọn những việc khó trong nhiệm kỳ của mình khi chỉ ra những việc cần làm ngay và chèo lái công cuộc Đổi Mới. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh chỉ làm một nhiệm kỳ, nhưng nhiệm kỳ gây dấu ấn không thể phai trong tâm thức người Việt Nam.

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt dù lúc đương chức hay đã về hưu, lúc nào cũng thể hiện trọn vẹn một tấm lòng và trách nhiệm với đất nước và thời cuộc.

Với những người lãnh đạo ái quốc, nhiệm kỳ với họ được hiểu đến trọn đời.

Nguồn:Tiền Phong
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Yêu nước

    30/04/2016GS. Tương LaiKhi “sơn hà nguy biến” trước giặc ngoại xâm thì phải bằng súng gươm để hóa giải, nhưng khi đất nước đối diện với nghèo nàn và lạc hậu, với tham nhũng và thoái hóa của một bộ phận không nhỏ cán bộ có chức quyền, thì phải bằng bản lĩnh và trí tuệ của tuổi trẻ để giúp nước. Cuộc chiến đấu này không có gươm súng, không dàn thành trận tuyến nhưng...
  • Tư tưởng cải cách qua tờ sớ năm Tân Sửu của một viên quan yêu nước, thương dân

    10/01/2016PGS.TS. Bùi Xuân ĐínhSuốt thời kỳ phong kiến, đã có biết bao trí thức tiến bộ, gồm các quan lại, văn thân, sĩ phu giàu lòng yêu nước, thương dân, có tinh thần trách nhiệm cao với dân, với nước, luôn trăn trở về tình trạng quan liêu của bộ máy công quyền các cấp - một trong những tác nhân quan trọng làm giảm nhịp độ phát triển của đất nước, nên đã chủ động đóng góp các ý kiến thông qua các tờ khải, tờ sớ, lời tâu…với các nhà cầm
    quyền, để cải cách nền hành chính nước nhà đưa đất nước tiến lên...
  • Con tàu tổ chức và văn hóa của người lãnh đạo

    13/10/2014Nguyễn Tất ThịnhNếu ví doanh nghiệp như con tàu và vai trò của người lãnh đạo như thuyền trưởng, chúng ta có thể xem xét sự thành công và phát triển của doanh nghiệp nhìn từ phương diện vai trò của người lãnh đạo...
  • Cá nhân và Lịch sử: Mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng và người lãnh đạo

    14/05/2014Nguyễn Trần BạtNgười ta thường nói rằng sự nghiệp là của quần chúng. Điều đó không sai, nhưng nếu nói sụ nghiệp chỉ là của quần chúng thì hoàn toàn không đúng. Những bước ngoặt trong lịch sử các dân tộc thường gắn liền với các tên tuổi lớn: ở Nhật Bản là Minh Trị, ở Nga là Pie đại đế, ở Việt Nam là Hồ Chí Minh... Bởi vì thửa ruộng cày được không phải do công lao của cái cày. Nếu chúng ta phân tích theo logic, rằng những người lao động trực tiếp tạo ra sự nghiệp, tạo ra lịch sử, thì chúng ta cũng buộc phải phân tích tiếp: con trâu còn quan trọng hơn cả con người...
  • Lương thiện: Sức mạnh của người lãnh đạo

    28/11/2013Sông ThươngĐối với mỗi người dân, nhà lãnh đạo không chỉ là người có tài quản lý mà trước hết đó phải là một công dân lương thiện, trung thực. Luôn có cơ hội để các nhà lãnh đạo biểu thị sự gây ảnh hưởng về đạo đức của mình, nhưng điều quan trọng là họ có biết vận dụng mọi cơ hội chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo vĩ đại.
  • Lãnh đạo phi cách mạng

    18/10/2010Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupLịch sử phát triển của nhân loại đã trải qua những bước chuyển mình đầy ý nghĩa như là hệ quả của rất nhiều cuộc cách mạng vĩ đại và tất yếu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, người ta đã buộc phải nhìn lại vai trò của những cuộc cách mạng bằng một đầu óc tỉnh táo và một con mắt khách quan hơn, toàn diện hơn. Điều này phản ánh những thay đổi về chất không chỉ của thế giới mà cả của tư duy lãnh đạo...
  • Lãnh đạo thời đại kinh tế tri thức

    15/12/2009GS. Chu HảoNgoài tiêu chuẩn Hồng và Chuyên mà từ lâu chúng ta thường nói đến, trong thời đại kinh tế tri thức theo quan điểm “hiện đại”, cán bộ lãnh đạo cần có thêm những tiêu chuẩn gì?
  • Mỗi người có cách yêu nước riêng

    27/05/2009Hàm ĐanVượt qua mục đích ban đầu là bộ phim tài liệu độc lập của gia tộc, Mạn đàm về “người man di hiện đại” đã dựng chân dung một người “khổng lồ” đầu thế kỉ XX: Học giả Nguyễn Văn Vĩnh.
  • Lãnh đạo trước hết là con người

    07/05/2008Huyền ChiTrở thành Tổng thống Nga ở tuổi 43, ông Dmitry Medvedev đang cố gắng hoàn thiện sao cho xứng với danh hiệu thần tượng của giới trẻ - người kế nhiệm xuất sắc của Tổng thống Vladimir Putin. Khác với vẻ ngoài nghiêm nghị, cứng rắn của một nhà lãnh đạo, ông thật sôi nổi, trẻ trung, hiện đại và dí dỏm trong cuộc sống đời thường...
  • Tân văn - Tân thư và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng yêu nước ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

    07/11/2006PGS, TS Lê Thanh BìnhTân thư góp phần giúp cho trí thức Việt Nam tiêu biểu thời đó học được phương pháp mà sau này người ta thường gọi là: “Tự thức tỉnh, tự phê phán" để nhìn nhận rõ các ưu khuyết, nhất là các nhược điểm trầm trọng của chính tầng lớp mình, của nhân dân mình, dân tộc mình đặng sửa chữa, khắc phục...
  • Đi tìm chân dung nhà lãnh đạo hiện đại

    01/01/1900Phạm NguyễnNhững ngày này, các thuật ngữ "thế giới phẳng", "toàn cầu hóa", "hội nhập", "WTO"... xuất hiệnvới mật độ chưa từng có trên báo chí và trong cả những cuộc thường đàm. Điều ấy cho thấy rằng trong tình hình hiện nay, những vấn đề trên đang là mối quan hàng đầu, thương trực củagiới kinh doanh trong nước. Một lần nữa, buổi hội thảo" CEO trong thế giới phẳng" lại thổi bùng lên mối quan tâm này. Ở đây, vấn đề được khubiệt trong vai trò lãnh đạo doanh nghiệp...
  • Điều nhà lãnh đạo tầm cỡ biết và làm

    21/04/2006Xuân NguyễnBạn đã từng lèo lái một bộ phận hay một tổ chức vượt qua những thời kỳ khó khăn, tưởng chừng như đứng bên bờ vực phá sản? Bạn đã đưa Công ty của mình từ chỗ vô danh thành một tên tuổi lớn trên thương trường? Bạn rất tự hào với những trải nghiệm đó. Nhưng một nhà lãnh đạo thì không chỉ có thế...
  • 8 lời khuyên cho người lãnh đạo dũng cảm

    31/10/2005Huỳnh Hoa lược dịch, Alice DragoonNgười lãnh đạo dũng cảm cần giữ được thăng bằng giữa việc thúc đẩy cải tổ và sự bảo đảm rằng tổ chức của mình sẽ chấp nhận. Dưới đây là những chiến lược mà nhiều người trong 100 giám đốc công nghệ thông tin (CIO) được tôn vinh năm nay đã sử dụng...
  • Ba cấp độ của sự lãnh đạo

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt,Bản chất của hoạt động chính trị là lãnh đạo, nói cách khác, cốt lõi của hoạt động chính trị là lãnh đạo. Tuy nhiên, khái niệm lãnh đạo được hiểu khác nhau trong các hệ thống chính trị khác nhau và tuỳ theo sự phát triển của hệ thống chính trị. Chúng ta không được phép đồng nhất chính trị và lãnh đạo, nhưng cần phải hiểu rằng bản chất của lãnh đạo là tạo ra hiệu quả của hoạt động chính trị...
  • “Tư duy lãnh đạo trường tồn và phát triển...”

    02/07/2005Tuấn AnhLần đầu tiên tại VN, ông Brian Bacon - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Học viện lãnh đạo Oxford (Anh Quốc), một diễn giả hàng đầu thế giới về kỹ năng lãnh đạo đã có buổi nói chuyện trước 200 doanh nhân, các nhà nghiên cứu khoa học quản lý với chủ đề "Tư duy lãnh đạo để trường tồn và phát triển trong một thế giới đầy biến động". DĐDN đã có cuộc PV ông xung quanh nội dung này...
  • xem toàn bộ