Toàn cầu hóa một số vấn đề triết học đặt ra ở Châu Á - Thái Bình Dương hiện nay

07:17 CH @ Thứ Tư - 17 Tháng Năm, 2006

Toàncầu hoá là một hiện tượng phức tạp, có tácđộng sâu rộng đến mọiquốc gia, dân tộc trên thế giới. Trongbối cảnhđó, các nước thuộc khu vực Châu Á- Thái Bình Dươngcó tháiđộ như thế nàođối với vấnđề bản sắc văn hoá dântộc, phải giải quyết các vấnđề quốc gia dântộc, chủ quyền dântộc, tínhtự quyết dân tộc, phân tầng xã hội, giátrị người và đời sốngcon người... như thế nào. Đặc biệt, phải làm gì để chống lại sự huỷ hoại về mặt giátrị củatoàn cầu hoá...?Đó là những vấnđề triếthọc cầnđược làm sángtỏ củakhu vực ChâuÁ- TháiBình Dương trongbối cảnh toàncầu hoá.

Toàncầu hoá không phải là hiện tượng mới, mà có cả một quá trình lịch sử lâu dài. Quá trình đó được bắt đầu bằng sự mở rộng thuộc địa và thị trường của chủ nghĩa tư bản từ thế kỷ XV và diễn ra mạnh mẽ hơn ở cuối thế kỷ XIX.

Trong một vài thập niên gần đây, quá trình toàn cầu hoá ngày càng tác động một cách rộng lớn và sâu sắc đến mọi quốc gia dân tộc trên thế giới. Những mối dây trên hệ chằng chịt, trước hết là trên lĩnh vực kinh tế, đã thắt chặt các quốc gia lại với nhau, góp phần tạo nên xu hướng đồng nhất hoá thế giới.

Nói đến toàn cầu hoá, trước hết, người ta nói đến toàn cầu hoá kinh tế. Bởi vì lĩnh vực kinh tế là một trong những lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội. Sự thayđổi nhanh chóng của công nghệ, đặc biệt là công nghệ viễn thông và tính chất của thị trường đã làm cho thị trường không chỉ mang tính quốc gia mà còn mang tính quốc tế. Sau lĩnh vực kinh tế, mọi lĩnh vực khác của đời sống xã hội, từ chính trị đến văn hoá, cũng đều chịu ảnh hưởng với mức độ khác nhau của cơn lốc toàn cầu hoá. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, sự biến động ở một quốc gia này rất có thể ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến hàng loạt quốc gia khác. Có lẽ bản thân những nước đã trải qua cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế ở ChâuÁ năm 1997 hiểu rõ điều đó hơn ai hết.

Hiện nay, toàn cầu hoá là một quá trình diễn ra không đồng đều cả về cường độ nhịp điệu lẫn tính chủ động ở các nước khác nhau. Ngay cả thái độ đối với quá trình toàn cầu hoá cũng hết sức khác nhau. Có một nghịch lý đang diễn ra là, trong khi các chính phủ ở nhiều nước, cả những nước phát triển và đang phát triển, muốn tìm cách đẩy nhanh tiến trình toàn cầu hoá thì ngay tại các nước đó, nhiều người dân của họ lại tìm đủ mọi cách để ngăn chặn quá trình này dưới các hình thức khác nhau, từ tuyên truyền, diễu hành, biểu tình đến đập phá và thậm chí là có cả bạo loạn. Không ít các tổ chức phi Chính phủ, các nghiệp đoàn, các nhà hoạt động xã hội của các nước coi Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế(IMF) như kẻ thù. Không ít các học giả trong và ngoài khu vực ChâuÁ - Thái Bình Dương ngày càng nói nhiều hơn về những mặt trái mà quá trình toàn cầu hóa đang mang lại cho các nước trong khu vực này.

Rõ ràng là bên cạnh những cơ hội, toàn cầu hóa đang tạo ra những thách thức vô cùng to lớn cho các nước đang phát triển, không phải mọi quốc gia đều thu được lợi như nhau từ qúa trình này. Sự bất công bằng trong toàn cầu hoá, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch của các nước phát triển cùng với hố sâu ngăn cách dường như không thể xoá nhòa về khoa học - kỹ thuật đã làm trầm trọng thêm khoảng cách giàu - nghèo giữa các quốc gia. Người dân của các nước giàu ngày càng giàu hơn, người dân của các nước nghèo ngày càng nghèo hơn. Chính quyền ở một số nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nhiều khi phải nhượng bộ các tập đoàn kinh tế toàn cầu, trong khi đó, ảnh hưởng của các tập đoàn này đối với các nước ngày càng lớn, thậm chí mang tính chất lũng đoạn. Vì thế, không phải ngẫu nhiên nhiều người phản đối toàn cầu hoá đã từng tuyên bố rằng, toàn cầu hoá và mậu dịch tự do hiện đang trực tiếp làm tổn hại đến nhân quyền, luật lao động và môi trường sống, toàn cầu hoá là nguồn gốc của những thảm cảnh như: nghèođói, bất bình đẳng, tham nhũng và suy thoái văn hoá.Ngoài ra, cùng với xu hướng toàn cầu hoá, hàng loạt vấn đề xã hội bức xúc đang làm đau đầu tất cả các quốc gia dân tộc, nhất là nạn khủngbố, tội phạm quốc tế, tình trạng đi đâu và nạn buôn người xuyên quốc gia.

Chính điều này đang tạo ra những nét khác biệt xã hội căn bản giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển ở ChâuÁ - Thái Bình Dương đang phải chịu một sức ép khổng lồ về tăng trưởng. Nói một cách hoa mỹ thì "tăng trưởng” là chìa khoá vàng để hội nhập với thế giới hiện đại, còn về thực chất, tăng trưởng, thậm chí là tăng trưởng. Với tốc độ tối đa, là cách duy nhất để bảo tồn quốc gia dần tộc. Nhưng các nước nay muốn tăng trưởng đều bắt buộc phải nâng cao khối lượng tư bản bằng cách tăng tỷ lệ tiết kiệm nội địa và nhập khẩu vốn nước ngoài. Cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế ChâuÁ năm 1997 đãchứng minh một điều là tiềm lực tài chính nội địa của phần lớn các quốc gia ChâuÁ còn quá mong manh và quá lệ thuộc vào tư bản nước ngoài. Sự lệ thuộc về kinh tế tất yếu dẫn đến sự lệ thuộc về chính trị. Các nước phát triển sau không chỉ phải thay đổi các điều luật mà còn phải thayđổinhanh chóng một phần tự chế chính trị lẫn cách thức sinh hoạt chính trị để phù hợp với hệ thống tư bản toàn cầu. Đây cũng là một cánh cửa mà toàn cầu hoá mở ra cho các nước tư bản xen vào nội tình của các nước khác. Đồng thời, khi nền kinh tế cùng với hệ thống chính trị của nó thay đổi, thì kết cấu văn hoá và thang giá trị của xã hội bị phá vỡ, đảo lộn là điều khó tránh khỏi. Đến lúc đó, việc nhập khẩu các mô thức văn hoá, giá trị cũng sẽ dễ dàng như việc nhập khẩu tư bản vậy.

Nói tóm lại, toàn cầu hoá trong bối cảnh hiện nay là một hiện tượng vô cùng phức tạp, do vậy đã và đang trở thành đối tượng nghiên cứu của tất cả các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Bất cứ dưới góc độ nào, dù làkinh tế học, chính trị học, sử học, văn hoá học, hay xã hội học...thì việc lý giải bản chất đặc trưng của quá trình toàn cầu hoá cùng như tác động của nó đối với mọi mặt của đời sống xã hội cũng đều rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, bức tranh đa diện về toàn cầu hoá chỉ có thể biểu hiện khi có sự góp mặt của mọi khoa học, trong đó phải kể tới triết học.Vậy triết học có thể đóng góp nhũng gì khinghiên cứu quá trình toàn cầu hoá?

Trước hếtnhư chúngta đều biết, nếu như kinh tế học tập trung nghiên cứu các quy luật kinh tế của toàn cầu hoá kinh tế, nhìn nhận. toàn cầu hoá như một sự vươn xa của kinh tếhàng hoá còn xã hội học chú trọng phát hiện những biến đổi xã hội trongcơn lốc toàn cầu hoá thì triết học nhìn nhận toàn cầu hoá như một chỉnh thể. Dưới góc độ triết học, toàn cầu hoá được xem xét không đơn thuần chỉ là toàn cầu hoá kinh tế, mà con là tiến trình phát triển trong tổng thể những mối liên kết chằng chịt giữa các quốc gia về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, giá trị... trong một chỉnh thể thế giới thống nhất. Do đặc trưng của tư duy triết học là chú ý tôi tính toàn diện của các mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng và sự phát triển của chúng cho nên quá trình toàn cầu hoá được triết học xem xét không chỉ trong tính chỉnh thể, mà còn trong sự vận động, biến đổi và phát triển của nó. Vấn đề đặt ra là, các quốc gia trong khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng không chỉ cần tăng trưởng, mà hơn nữa, cần sự phát triển. Một sự phát triển bền vững trong trật tự hệ thống toàn cầu không thể không tính đến bài toán phát triển toàn diện, đồng bộ về cả kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, giá trị...

Thứ hai,như trên đã trình bày, toàn cầu hoá hiện đang đặt ra cho con người những vấn đề hết sức cấp bách cần phải giải quyết, như vấn đề nghèo đói và sự phân hoá giàu - nghèo, vấn đề chiến tranh và hoà bình, vấn đề chủ quyền quốc gia dân tộc, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, vấn đề tội phạm quốc tế...Trật tự thế giới, sự công bằng về mặt. Thực ra, đó là những vấn đề mang tính kinh tế dưới tác động của toàn cầu hoá, toàn cầu trong bối cảnh toàn cầu hoá. Những vấn đề này đã tồn tại từ lâu, song trong trong bối cảnh toàn cầu hoạ, nó trở nên cấp bách và trầm trọng hơn bao giờ hết. Chính những vấn đề đó đang đe dọa hoặc có nguy cơ đe doạ đến sự tồn tạicủa nhân loại và vì thế triết học không thể lảng tránh. Nói cách khác, đó là những vấnđề thế giới mà triết học phảiđối mặt.Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà chủ đề của Đại hội triết học lần thứ XXI được tổ chức vào tháng 8/2003 tại Istanbul là Triết họcđối mặt với những vấnđề thế giới.

Hàng loạt vấn đề đang đặt ra, đòi hỏi các nhà triết học của Châu Á - Thái Bình Dương phải giải quyết, như các nước trong khu vực này có thái độ như thế nào trước sự xói mòn của bản sắc văn hoá dân tộc khi đang phải chạy theo một mô hình kinhtế của các nước đi trước, phải nhập khấu do toàn cầu hoá đặt ra sẽ rất bổ ích đối với công nghệ từ bên ngoài và đi kèm với nó là quá trình hội nhập ngày càng sâu rộngcủa văn hoá và văn minh phương Tây?Các vấn đề nền tảng trong hệ tư tưởng truyền thống, như vấn đề quốc gia dân tộc, vấn đề chủ quyền dân tộc, bản sắc văn hoá dân tộc tính tự quyết dân tộc, phân tầng xã hội, khoảng cách giàu - nghèo... cần phải được giải quyết thế nào trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay? Đặc biệt, khi không một chính phủ nào kiểm soát được quá trình toàn cầu hoá, thì vấn đề con người, cá nhân con người nổi lên như một vấn đề nóng bỏng nhất. Con người, giá trị người, đời sống con người sẽ phải như thế nào trong bối cảnh toàn cầu hoá? Các nhà triết học sẽ phải làm gì để chống lại sự huỷ hoại về mặt giá trị của toàn cầu hoá? Đâu là đặc trưng của quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra ở khu vực ChâuÁ - Thái Bình Dương?

Những nội dung mà triết học bao quát là vô cùng lớn. Song, có thể coi những vấn đề sau đây là những vấn đề cơ bản:

  • Nội dung và đặc điểm của quá trình toàn cầu hoá trong bối cảnh ChâuÁ - Thái Bình Dương,
  • Trật tự thế giới, sự công bằng về mặt kinh tế dưới tác động của toàn cầu hóa.
  • Những cơ hội và thách thức về mặt triết học về mặt triết học của quá trình toàn cầu hóa trong bối cảnh ChâuÁ - Thái Bình Dương.
  • Sự tác động của toàn cầu hoá đối với bản sắc và nhân cách.
  • Sự phát triển của các hình thái dân chủ hoá đời sống trong bối cảnh toàn cầu hoá ở ChâuÁ -Thái Bình Dương.
  • Quyền tự quyết, các quyền con người và sự đa dạng văn hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá.

Ngoài những vấn đề trên đây, theo chúng tôi, chúng ta còn cần phải chỉ ra cả những bài học kinh nghiệm ở tầm khái quát triết học được rút ra từ thực tiễn sinh động của các nước bạn trong quá trình hội nhập quốc tế dưới sự tác động của toàn cầu hoá. Những bài học kinh nghiệm của các nước bạn trong việc giải quyết các bài toán do toàn cầu hóa đặt ra sẽ rất bổ ích đối với quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cải cách hướng tới một Việt Nam tự do và trí tuệ

    03/08/2014TS. Lê Đăng DoanhNếu không có cải cách mạnh mẽ sẽ rất khó có một xã hội phát triển. Chỉ có dân mới cải cách được bộ máy nhà nước, bộ máy nhà nước không thể tự cải cách được chính mình...
  • Muốn vươn lên, chúng ta phải vượt qua đại dương trí tuệ

    29/12/2010Lê HùngĐã từng cố vấn kinh tế cho nhiều lãnh đạo cao cấp (như cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh) nên không ngoa khi ví ông như “cuốn từ điển sống” về kinh tế Việt Nam trong 20 năm đổi mới...
  • Ra biển, phải bắt đầu từ bờ

    16/05/2006Hà Văn ThịnhVòng đàm phán thứ 12 Việt - Mỹ là vòng đàm phán cuối cùng để bước vào "con tàu" WTO mà Việt Nam sẽ trở thành thành viên chính thức của "thuỷ thủ đoàn" thương mại thế giới. Có thể nói, "duyên nợ" Việt - Mỹ luôn kịch tính đến phút chót...
  • WTO - Bao nhiêu “nhà” là đủ

    15/05/2006GS. Võ Tòng XuânMột loạt cơ hội trước mắt sẽ dâng đến cho mọi người Việt Nam làm giàu, với một điều kiện tiên quyết: có khả năng cạnh tranh cao và lành mạnh. Việc này đòi hỏi từng nhà quản lý ở từng cơ sở, từng ban ngành trong mọi lĩnh vực kinh tế, phải biết người biết ta và biết nâng cao trình độ và khả năng cạnh tranh của mình để không bị thua trên sân nhà mình...
  • Toàn cầu hóa, được và mất

    09/05/2006GS. Văn Như CươngToàn cầu hóa về bản chất là sự mở rộng thị trường ra ngoài biên giới quốc gia, một mong muốn hiển nhiên của những quốc gia có nền kinh tế mạnh hơn, sản xuất được nhiều hàng hóa hơn so với các nước khác. Quy luật muôn đời vẫn là: có thị trướng rộng lớn hơn, có nhiều khách hàng hơn thì lợi nhuận càng cao hơn.
  • Thế giới phẳng hay không?

    06/04/2006Nguyễn Vạn PhúSau thành công với cuốn Chiếc Lexus và cây ôliu, Thomas Friedman lại vẫn là tác giả viết về đề tài “toàn cầu hóa” thành công hơn cả khi tung ra cuốn Thế giới là phẳng vào tháng tư năm ngoái và đến cuối năm bán được trên 1,1 triệu cuốn. Tuy nhiên, giới học giả nghiên cứu và giới phê bình, điểm sách lại không ngớt chê bai đủ điều về cuốn sách này. Vì sao có chuyện lạ thế?
  • “Thế giới phẳng” và Việt Nam chúng ta

    31/03/2006Nguyễn Trung“Thế giới phẳng” của Thomas L. Friedman giống cái bánh mỳ nóng mới ra lò, người mua háo hức như đã từng háo hức với “Chiếc xe Lexus và cây ô-liu” cũng của ông ta cách đây dăm năm. “Phẳng” với ý nghĩa quá trình toàn cầu hóa kinh tế kéo theo quá trình toàn cầu hóa mọi mặt đời sống xã hội loài người trên hành tinh này đi vào “luật chơi chung”...
  • Toàn cầu hóa và vận hội của Việt Nam

    28/03/2006Vũ Thành Tự AnhToàn cầu hóa không phải là một hiện tượng gì mới lạ trong lịch sử phát triển của loài người, có mới đi chăng nữa chỉ là ở chỗ làn sóng toàn cầu hóa thời nay xảy ra với tốc độ cao hơn, cường độ mạnh hơn, và phạm vi rộng lớn hơn rất nhiều so với trước đây mà. Và dân tộc ta đã có ý thức chủ động hòa mình vào làn sóng ấy...
  • Năng lực tư duy toàn cầu

    23/03/2006TS Nguyễn Sĩ Dũng (thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng)Trong một đất nước đang xây dựng hòa bình và chủ động hội nhập, thì việc nâng cao sức chiến đấu không biết sẽ cần thiết và hữu ích đến đâu, nhưng việc nâng cao năng lực lãnh đạo đúng là một đòi hỏi hết sức cấp bách...
  • Sống trong thế giới hôm nay

    28/01/2006Nguyên NgọcThomas Friedman, tác giả cuốn sách Chiếc Lexus và cây ô-liu, hiểu ra rằng, khác với thời Christopho Colombo, trái đất ngày nay không còn tròn nữa. Từ tròn chuyển sang phẳng là đặc điểm lớn nhất của thời đại ngày nay, và cái đó người ta gọi là toàn cầu hóa...
  • Trò truyện thời hội nhập

    27/01/2006Trần Đăng Khoa ghiCâu chuyện chúng tôi là chuyện về thời hội nhập. Một vấn đề lớn, mang tính toàn cầu. Bởi thế không thể nói qua quýt trong mấy vốc chữ...
  • Bài toán hội nhập

    16/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngKhoảng thời gian từ nay đến lúc nước ta chính thức gia nhập WTO và hội nhập thật sự vào nền kinh tế thế giới còn lại không nhiều. Những cơ hội và thách thức to lớn đang chờ ở phía trước. Vấn đề đặt ra là phải tận dụng được những cơ hội và hóa giải được những thách thức nói trên. Và đây là bài toán không ai có thể giải thay được cho chính chúng ta...
  • Cái giá của việc "lỡ tàu" WTO

    25/12/2005Việt LâmChúng ta không vào WTO bằng mọi giá nhưng cái giá ở đó là gì không thấy ai nói đến. Và cũng chưa ai trả lời xác đáng câu hỏi: VN phải trả giá như thế nào nếu tiếp tục chậm chân...
  • Triết học và cuộc sống

    07/09/2005Lê ThiTrước đây, C.Mác đã nói: "Vũ khí vật chất của triết học là giai cấp vô sản cũng giống như vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản là triết học" (1). Vấn đề đặt ra cho chúng ta ngày nay là làm sao cho triết học Mác - Lênin thật sự trở thành vũ khí tinh thần của nhân dân...
  • xem toàn bộ

Nội dung khác