Toàn cầu hóa văn hóa

08:26 SA @ Thứ Năm - 08 Tháng Năm, 2008

Tiến trình toàn cầu hoá không chỉ liên quan đến lĩnh vực chính trị hay kinh tế, mà cả lĩnhvực văn hoá. Nó liên quan đến sự chung sống giữa các nền văn hoá trên quy mô toàn cầu. Do vậy, suy nghĩ về những điều kiện phát triển của toàn cầu hoá nhằm xây dựng khái niệm chung sống giữa các nền văn hoá để trên cơ sở đó, cho phép nghiên cứu mối quan hệ của tam giác bản sắc - văn hoá - truyền thông là hết sức quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả Dominique Wolton (dịch giả: Đinh Thuỳ Anh, Ngô Hữu Long) đã cho ra mắt cuốn sách Toàn cầu hóa văn hoá.

Về nội dung, ngoài phần mở đầu, cuốn sách có 5 chương, sau mỗi chương đều có phần trích tài liệu tham khảo bằng tiếng Pháp và đã được dịch sang tiếng Việt.

Chương I có tiêu đề thông tin không phải là truyền thông.

Trong chương này, xuất phát từ bối cảnh toàn cầu hoá thông tin hiện nay, tác giả cho rằng toàn cầu hoá thông tin gồm ba thời kỳ: Thời kỳ thứ nhất gắn liền với việc chinh phục lãnh thổ giữa thế kỷ XVI và XVIII. Thời kỳ thứ hai, vào khoảng từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX, là quá trình khai phá các miền đất trên thế giới vốn được coi là "vô hạn". Thời kỳ thứ ba, thời kỳ mà chúng ta đang sống, đặt ra trước mắt chúng ta thực tế là thế giới có hạn, mong manh và do vậy, theo tác giả, vấn đề chung sống giữa các dân tộc và các nền văn hoá từ nay về sau sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng. Ngoài những vấn đề trên, trong chương này, tác giả còn trình bày những vấn đề đáng chú ý khác, như cuộc đụng độ giữa các nền văn hoá, quá trình toàn cầu hoá truyền thông, tính động và bản sắc văn hoá, chủ nghĩa đa nguyên và chủ nghĩa đại đồng... Cuối cùng, tác giả đưa ra nhận định của mình về những việc cần làm trong tương lai, cụ thể là chấp nhận tính đặc thù của các ngành công nghiệp văn hóa, bảo vệ quan hệ xã hội, khuyến khích ý thức phê phán, sử dụng các ngành khoa học xã hội và đề cao vai trò của các nhà báo.

Chương II trình bày bản sắc, văn hóa và truyền thông - tam giác nóng của thế kỷ XXI.

Nội dung của chương dã phân tích cụ thể các vấn đề như các nền văn hoá đó đây, ảo tưởng về chủ nghĩa thế giới, sự quay trở lại của chính trị, những khái niệm trung tâm và đặc biệt là vấn đề về các mối quan hệ giữa bản sắc, văn hoá và truyền thông - một tam giác nóng của thế kỷ XXI, nhất là khi xung đột Đông - Tây kết thúc để lại một thế giới không có sự đối kháng về hệ tư tưởng "chính thức" và chỗ trống này được những nhân tố bị lãng quên trong chiến tranh lạnh thay thế. Tầm quan trọng của những nhân tố này được định đoạt bởi toàn cầu hoá kinh tế và toàn cầu hoá hệ thống thông tin. Theo tác giả, một ý tưởng chính trị sẽ tránh được ba khuynh hướng sau đây: Chủ trương đòi bản sắc văn hoá, chủ trương đa văn hoá và chủ trương cộng đồng. Vì sao như vậy? Vì đưa chính trị vào có nghĩa là buộc bản sắc - ngôn ngừ, tôn giáo, địa lý - với vấn đề chung của xã hội. Chính trị buộc phải đối chiếu và xếp hạng các khát vọng và mâu thuẫn, nghĩa là phải công nhận đây là những vấn đề quan trọng đối với sự cân bằng của các xã hội trong tương lai và chỉ có thể được giải quyết bằng các logic kỹ thuật hoặc kinh tế. Tác giả cũng cho rằng, một vấn đề cần phải làm đó là xây dựng được tầng lớp trí thức trước đây chưa hề có, phù hợp với những mối quan hệ mới giữa truyền thống, văn hoá và bản sắc văn hoá, cho phép phân biệt các thách thức kỹ thuật và kinh tế với các thách thức mang nhiều tính chính trị hơn.

Chương III trình bày sự chung sống giữa các nền văn hoá - một toàn cầu hoá khác với những vấn đề đặt ra là nên suy nghĩ như thế nào về sự chung sống giữa các nền văn hoá trên thế giới?

Làm thế nào để tránh nhầm lẫn sức mạnh của các ngành công nghiệp văn hoá với đa dạng văn hoá? Nên suy nghĩ như thế nào về văn hoá và truyền thông trong nền kinh tế? Làm sao để chấp nhận được rằng, trước một thách thức mang tính chính trị mới, thách thức của sự tôn trọng đa dạng văn hoá, các nước nghèo có thể được sánh ngang tầm với các cường quốc? Theo tác giả, không có "bản sắc văn hoá nhỏ", cũng không có "văn hoá thiểu số” và những người dân trên thế giới càng nắm được nhiều thông tin thì họ càng có phản ứng tốt hơn trước sự bóc lột mà các ngành văn hoá nhắm vào ho. Như vậy, họ trở thành những tác nhân hoàn chỉnh của toàn cầu hoá truyền thông và từng bước trở thành những tác nhân hoàn chỉnh trong trật tự chính trị. Tác giả cũng cho rằng, thế giới hiện nay đang bị thông tin và truyền thông thống trị và do vậy, sẽ phức tạp hơn, khó hiểu và khó điều hành hơn trước đây, khi những nhân tố này vẫn còn thưa vắng và là của riêng của một số ít người. Chính vì điều này mà sự chung sống giữa các nền văn hoá vừa là một thực tế - cần phải tổ chức sự chung sống này trên quy mô toàn cầu - vừa là một thách thức chính trị - cần tránh việc văn hoá và truyền thông trở thành những nhân tố bổ sung gây ra chiến tranh - lại vừa là một quan niệm - cần phải suy nghĩ về toàn cầu hoá.

Chương IV có tiêu đề nước Pháp

Là một xã hội đa văn hoá với 5 triệu dân có nguồn gốc từ các lãnh thổ, các nước thuộc địa cũ, các nước trong khối Pháp ngữ và từ nhiều nền văn hoá khác trên thế giới, Pháp phải đối mặt với sự đa dạng văn hoá. Đứng trước thách thức này, nước Pháp có may mắn đặc biệt bởi đã tiếp cận với sự đa dạng văn hoá từ ba logic và theo tác giả, không nên nhìn nhận tách biệt ba logic này. Trước hết, là mối liên hệ hợp tác giữa Pháp và các nước thuộc địa cũ, sau đó, là mối liên hệ hiện tại giữa Pháp và mười cộng đồng thuộc các tỉnh và lãnh thổ Pháp ở hải ngoại, sau cùng, là mối liên hệ giữa nước Pháp và cộng đồng Pháp ngừ. Điều này tạo ra những thách thức là: Cách tôn trọng lẫn nhau, ngăn chặn một thế giới mà truyền thống bị mai một dần, phát huy giá trị nguyên tắc chính trị dân chủ, một nguyên tắc vượt trên cả sự tôn trọng những bản sắc văn hoá.

Chương 5 có tiêu đề Châu Âu làm gì?

Theo tác giả, Châu Âu là bài học kinh nghiệm dân chủ đầu tiên trong thời đại hiện nay về sự chung sống giữa các nền văn hoá và tính đa dạng của các nền văn hoá hải ngoại là hình ảnh phản chiếu về tính đa dạng của Châu Âu, là con đường tắt để kiểm nghiệm cuộc sống chung giữa các nền văn hoá trong lòng Châu Âu. Các lãnh thổ hải ngoại cũng chính là bài học về lòng khiêm tốn cho Châu Âu. Bởi, có thể có một tiềm lực kinh tế mạnh nhưng Châu Âu phải tỏ ra khiêm tốn trên bản đồ văn hoá. Chính ở đó, thách thức về sự sống chung giữa các nền văn hoá là một vấn đề dân chủ cơ bản. Đứng trước thách thức ấy, tác giả cho rằng, không có những "ông lớn" hay những "thằng lùn” văn hoá, mà chỉ có những nền văn hoá hoàn toàn bình đẳng nhau, chung sống trong sự tôn trọng lẫn nhau.

Có thể thấy, Toàn cầu hoá văn hoá là một công trình nghiên cứu công phu, hệ thống và có ý nghĩa. Từ trước đến nay, dù đã có nhiều bài viết, sách viết về lĩnh vực văn hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá nhưng đây là một cuốn sách mà bạn đọc có thể thấy ở đó một cách nhìn nhận đầy đủ và logic về vấn đề toàn cầu hoá văn hoá trên thế giới hiện nay.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa và hội nhập

    08/04/2020Vương Trí NhànLúc bình tĩnh ngồi nghĩ, lại cảm thấy nhờ thế được nâng mình lên. Và quan trọng nhất, qua cái sự kiếm cơm của thiên hạ, tự nhận ra con người thực của mình. Với từng cá nhân cũng vậy mà với cả xã hội cũng vậy...
  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Sống chủ động trong thông tin toàn cầu

    22/10/2015Xuân Anh…“Đừng cho rằng người Việt do hội nhập chậm mà chúng ta hạn chế, chúng ta tiếp nhận thông tin ồ ạt, không chọn lọc. Chúng ta bắt mỗi một người phải chọn lọc là chúng ta trao cho con người một gánh nặng không cần thiết. Chính thực tế cuộc sống chọn lọc chứ không phải mỗi một người chọn lọc”…
  • Muốn hội nhập, phải thoát khỏi văn hoá làng xã

    29/09/2015M. T. ghiViệt Nam là một dân tộc ngàn đời nay sống bằng nghề nông trồng lúa nước, cho nên toàn bộ văn hoá VN, xã hội VN, cái hay cái dở của VN đều từ văn hoá làng xã mà ra...
  • Toàn cầu hóa và hội nhập văn hóa

    21/01/2015Đinh Quang TổnToàn cầu hóa là một xu thế không thể cưỡng lại đối với tất cả các quốc gia. Chủ động để hội nhập là một thái độ tích cực, khôn ngoan. Chủ động hội nhập là khẳng định đường hướng có chiến lược, có chiến thuật, có kế hoạch cho tùng bước đi. Chủ động hội nhập sẽ khai thác được nhiều nhất những thuận lợi, những cơ hội để dân tộc có nhiều lợi ích nhất...
  • Toàn cầu hóa về văn hóa

    22/04/2014Nguyễn Trần BạtCàng ngày con người càng nhận ra một trào lưu toàn cầu hóa khác, thậm chí còn quyết liệt hơn, sâu sắc hơn, đó là toàn cầu hóa về văn hóa. Cũng giống như toàn cầu hóa nói chung, toàn cầu hóa về văn hóa có từ rất lâu và là kết quả của sự tương tác giữa các cộng đồng...
  • Văn hóa thời hội nhập: Sắp xếp trong hỗn độn

    25/03/2008Phạm NguyễnTrong lịch sử văn hóa Việt Nam, ít nhất chúng ta đã trải qua hai lần biến đổi lớn về văn hóa xã hội và phải nói rằng hệ quả của nó đã đưa tới những biến đổi tích cực, theo hướng đi lên của dân tộc. Lần một, sự biến đổi ấy đã kéo dài và phát triển trong ngót nghét hai thiên niên kỷ mà ảnh hưởng của nó là văn hóa phương Đông , rõ nét và mạnh mẽ hơn, nhanh chóng hơn trong một bối cảnh toàn cầu hóa...
  • Giao lưu văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa

    22/08/2007GS. Hồ Sĩ VịnhGiao lưu văn hóa là một quy luật của thời đại, là hiện tượng phổ biến của xã hội loài người. Nhờ GLVH đúng hướng mà các nước chậm phát triển có cơ hội trở thành nước phát triển. Trong mọi hoạt động văn hóa Ðảng và Nhà nước ta bao giờ cũng nêu cao định đề biện chứng : kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
  • Hội nhập với thế giới và bản sắc văn hóa gia đình Việt Nam

    07/03/2007Nguyễn Võ Lệ Hà“Vì ta sùng bái hâm mộ cái phong lục xã hội Âu, Mỹ - cái chế độ hôn nhân của họ mà ta muốn mang hết thảy về thay đổi cho ta, đó chẳng những không hấp thụ được cái tinh hoa văn hóa họ mà lại dẫm lên cái cặn bã văn hóa của họ...Vậy thì chị em ai là người chủ trương sự giải phóng cho nữ giới, phải nên lựa chọn cái tính chất văn hóa cũ cùng cái tính chất của văn hóa mới dung hòa thế nào cho phù hợp nhau, để tạo nên những người phụ nữ rất trung thành với nghĩa vụ của mình...
  • Văn hóa và hội nhập

    24/11/2006Vương Trí NhànVới hội nhập, chúng ta đã tự khác đi bao nhiêu để rồi trong thâm tâm lại biết rằng ngày mai còn khác nữa, tuy rằng cái cốt cách lớn của dân tộc thì chẳng bao giờ suy suyển...
  • Bản sắc và toàn cầu hóa

    22/08/2006GS. Cao Huy ThuầnCái gì là “mới” của thời đại này? Và cái gì là đặc điểm nổi bật của thời đại gọi là “mới”? Chắc ai cũng trả lời: toàn cầu hóa. Hạn chế vấn đề vào lĩnh vực văn hóa, và thu hẹp văn hóa vào một khía cạnh thôi, là "bản sắc", xin nêu ra đây một thử thách khi mà toàn cầu hóa về kinh tế kỹ thuật lôi cuốn theo toàn cầu hóa về văn hóa...
  • Mối quan hệ cá nhân - gia đình trong bối cảnh Việt Nam đi vào toàn cầu hóa

    19/07/2005Lê ThiĐi vào hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam đang chịu những tác động tích cực và tiêu cực, cả về mặt kinh tế và văn hóa xã hội. Gia đình, tế bào cơ sở của xã hội, tất yếu có những biến động khi xã hội đang thay đổi, có những đổi mới trong quan hệ giữa các thành viên gia đình, giữa cá nhân và gia đình. Vậy cần giữ gìn, phát huy vai trò gia đình như thế nào trong điều kiện mới?
  • Toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá

    18/07/2005Dương Thuấn, Mai Văn HaiVăn hoá Việt Nam đang có nguy cơ bị văn hoá nước ngoài lấn át và mất dần đi bản sắc dân tộc! Đã có không ít bài viết cảnh báo về vấn đề này và bày tỏ sự quan ngại đó. Thực tế có đáng lo như vậy hay không? Trước tình hình toàn cầu hoá nhanh chóng như hiện nay, hội nhập là tất yếu, không có con đường nào khác nếu muốn phát triển. Để làm sáng tỏ về vấn đề này, chúng tôi muốn nói đến việc toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá.
  • xem toàn bộ