Trách nhiệm của nhà văn

06:07 CH @ Thứ Ba - 17 Tháng Sáu, 2014

... Nhà văn phải có trách nhiệm "dọn dẹp", "sám hối" những sai lầm, tội lỗi của quá khứ, trong lịch sử của một đất nước, một dân tộc... Đó là cái nghiệp của nhà văn nó quy định thế...

Lịch sử loài người đã luôn luôn cho thấy rằng, mỗi một loại chính thể nhẩy lên sân khấu cuộc đời diễn những câu chuyện của họ và để lại những thành tựu thật hoặc những xác chết thật. Họ có thể đúng đắn hoặc sai lầm, có thể nhân hậu hay tàn bạo. Có thể đẩy lịch sử tiến nhanh hoặc kéo lùi lịch sử hàng trăm năm. Họ diễn xong vai trò của mình rồi thì biến mất vào hậu trường. Những món nợ hân hoan hoặc u buồn đó đều phải trả. Nhưng vì họ đã hết vai trò hoặc đã chết nên không thể trả. Hóa ra hậu thế phải dọn dẹp những món đó.

Và hóa ra, người gánh những món nợ đó và hăm hở trả thay, lại là các nhà văn. Vì thiên chức của nhà văn là gánh nỗi đau của con người. Cái thân nhà văn như thân con lừa ưa nặng vậy. Chưa đủ nặng thì chưa bước. Thật là buồn cười. Nhưng quả thực là như vậy. Chẳng phải là sau hàng ngàn năm, người Trung Quốc vẫn đang trả giùm món nợ của Tần Thủy Hoàng đấy thôi! Chưa nói đến cái món nợ của "Đại cách mạng văn hóa Trung Quốc" mà nền văn chương chính thống của Trung Quốc hiện nay đang tái hiện, đang lý giải với hằng hà sa số những máu và nước mắt... Tại sao phải trả nợ? Vì thực tế là không thể trốn nợ. Vì nợ chưa trả xong, chưa thể thoát khỏi những "xiềng xích tâm lý" trói buộc một đất nước. Và chưa thể bước tiếp - những bước chân thật sự, về phía tương lai. Nợ trả càng chậm, nghĩa là bước giật lùi...

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhà văn và xã hội

    26/02/2020Thanh ThảoTrong những cuộc chiến tranh vệ quốc, vai trò, tác phẩm, tiếng nói của nhà văn Việt Nam là đặc biệt quan trọng đối với nhân dân và xã hội. Chiến tranh không chỉ cô đặc và làm chói sáng những phẩm chất yêu nước trong mỗi nhà văn, mà còn là thử thách khắc nghiệt đối với những nhà văn chấp nhận dấn thân, chấp nhận hy sinh vì đại nghĩa...
  • Khoảng trống ai lấp được trong tư tưởng nhà văn

    18/04/2014Nguyễn Huy ThiệpMột nhà văn, một người sáng tác phải coi lý luận phê bình như sự tự ý thức của anh ta. Tính chất khoa học trong công việc của nhà văn là ở chỗ này. Chỉ có những "nhà văn - nhà khoa học - nhà bác học" mới hòng xây dựng được những tác phẩm thiên tài...
  • Nhà văn mang lại cuộc sống thứ hai

    02/10/2018Nguyễn Duy BìnhTrong một xã hội cởi mở, dân chủ, nhà văn là người cho bạn đọc sống cuộc sống thứ hai. [...] Mặc dù ngày nay có sự cạnh tranh của truyền hình, internet, nhưng tôi không hề bi quan về tương lai của văn học. Bởi vì cuộc sống thứ hai mà văn học ban cho chúng ta không chỉ giới hạn ở khía cạnh giải trí. Văn học mang lại cho chúng ta ước mơ, cho phép chúng ta lánh xa đời thường nhưng cũng đặt ra cho chúng ta một số câu hỏi...
  • Vì sao nhà văn lại không được coi trọng?

    16/04/2015Nguyễn Mạnh HàNhà văn, tất nhiên phải là những nhà văn đích thực, xưa nay, là những
    người sáng tạo và đem lại cho xã hội những giá trị tinh thần lớn lao.
    Nhà văn đem lại những giá trị góp phần làm hoàn thiện tính người cho
    nhân loại. Thế nhưng không phải ở đâu, thời đại nào, thể chế nào các
    nhà văn cũng được coi trọng và tôn trọng mà họ dáng được bởi các giá
    trị mà họ có, họ đem lại cho cộng đồng...
  • Einstein là nhà văn ?

    19/10/2014Ai cũng biết Albert Einstein là nhà bác học vĩ đại, cha đẻ của thuyết tương đối, nhưng nhiều người không biết rằng ông còn là một nhà văn đa tài.
  • Nhà văn Bulgacov và các tác phẩm

    29/01/2010Bulgacov là một trong những nhà văn lớn nhất và kỳ bí nhất của nước Nga. Mối quan tâm đối với sự nghiệp sáng tác của Bulgacov mỗi ngày một tăng ở Nga và nhiều nơi trên thế giới, tính “thời sự” của cuộc đời và tác phẩm của ông không hề giảm...
  • Nguyễn Khải, nhà văn tài năng nhất của thế hệ chúng tôi

    24/08/2009Nhà văn Nguyên NgọcTrước hết, tôi muốn nói điều này: đấy là người tài năng nhất trong thế hệ của chúng tôi, thế hệ những người cầm bút vậy mà hóa ra vắt qua cả mấy thời kỳ lịch sử quan trọng: một chút thời Pháp thuộc, đầy đủ Cách mạng Tháng Tám, đẫm mình trong hai cuộc chiến tranh lớn, và cả hòa bình nữa...
  • Tính chuyên nghiệp của Nhà văn Việt Nam: Có hay không?

    04/12/2008Hoài NamMột cách hết sức sòng phẳng, chúng ta liệu có thể khẳng định được rằng văn chương Việt Nam đương đại có bao nhiêu tác phẩm được thế giới biết đến bởi chính giá trị tự thân của chúng?
  • Nhà văn Nguyễn Khải - Tôi chỉ là người của một thời

    26/09/2008Thúy NgaNửa thế kỷ cầm bút, ở thời nào Nguyễn Khải cũng có người đọc của mình. Những ngày nông thôn miền Bắc đổi thay trước cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp, ông có Xung đột (1957), Mùa lạc (1960), Hãy đi xa hơn nữa (1963).
  • “Tôi ngờ khả năng tưởng tượng của nhà văn ta”

    27/12/2005Thạch LinhNhà văn Trần Thanh Hà, vừa bảo vệ thành công Luận án thạc sĩ Nhận diện tiểu thuyết trinh thám Việt Nam trò chuyện...
  • Nhà văn Đỗ Chu: “Cô đơn được càng tốt !”

    24/11/2005Hồng Thanh QuangNhà văn là người có quyền lật đi lật lại vấn đề mà anh ta quan tâm. Và phải biết lật đi lật lại! Chả có gì mâu thuẫn trong việc này. Thì suốt cuộc đời, người ta ai mà chẳng phải trăn trở, nghĩ ngợi. Đâu phải nhất nhất mọi việc, mọi chuyện đều bất biến... Trong quá trình nhận thức của một đời người, quan trọng là xác lập cho được những câu hỏi lớn, chứ không phải là thuộc lòng vài ba câu trả lời lớn. Biết đặt ra những câu hỏi mới khó!
  • Sự dễ dàng đã bóp chết nhà văn

    13/11/2005Nhà văn ThuậnTiểu thuyết Việt Nam ì ạch trên cái mặt bằng không chuyên ấy của văn học Việt Nam. Đến bây giờ vẫn loay hoay tìm cách kể chuyện làm sao để vừa ê a, vừa hấp dẫn; làm sao cho thơm mùi trí thức, mùi đương đại...
  • xem toàn bộ