Trên một tuyến phố thương mại

11:55 SA @ Thứ Năm - 20 Tháng Tám, 2015

Hà Nội xếp loại một số đường phố được gọi là"tuyến phố thương mại". Một trong những tuyến được coi là tiêu biểu nhất kéo dài từ Bờ Hồ Hoàn Kiếm cho đến chợ Đồng Xuân. Tuyến phố này được đầu tư hạ tầng, cắm cột đèn loại tân cổ giao duyên và vài năm gần đây mỗi tuần có 2 buổi tối ngăn xe, thành"phố đi bộ"và họp"chợ đêm".

Tuyến đường này cũng là một trục trung tâm của"không gian khu phố cổ"đang được bảo tồn và đang nuôi ý định đăng ký"di sản thế giới".

Nhưng giờ đây, đi trên tuyến phố này người ta chỉ cảm thấy giá trị của nó như sự nối dài của chợ Đồng Xuân. Sự sầm uất giống như những dãy hàng xén nhiều hơn là một hàng phố của những nhà công thương... Quả thật, với những ai đã từng biết đến những đuờng phố này thời xưa thì thấy như đã mất đi nhiều giá trị vốn có, tạo nên một chốn vừa Kẻ Chợ lại vừa Kinh kỳ.

Tìm đâu ra những thương hiệu gắn với những con người, những gia đình, dòng tộc tạo nên cả những tính cách của một lớp người Hà Nội xưa... Nhắc nhiều đến điều này có thể mang tiếng là người hoài cổ và làm chạnh lòng những cư dân đang sống và làm ăn phát đạt trên tuyến phố sầm uất và đắt giá nhất Thủ đô này.

Điều đáng phải nghĩ ngợi lại là chứng bệnh thực dụng làm lãng quên những giá trị văn hoá của cái không gian đã từng mang lại những nét đặc trưng nhất cho phẩm chất của con người Hà Nội qua những thử thách của lịch sử.

Ngày nay đi dọc tuyến phố này, người ta có thể nhận ra một vài điểm sáng về việc bảo tồn các di tích văn hoá-lịch sử. Đình làng Đồng Lạc của làng nghề làm yếm ở 38 Hàng Đàođã được trùng tu lại những dáng vẻ cổ xưa nhờ sự tài trợ của một thành phố nước ngoài kết nghĩa, chỉ tiếc rằng nó lại biến thành công sở của cơ quan quản lý phố cổ. Chùa Cầu Đông ở 38 Hàng Đường đáng được coi là thành tựu điển hình của lãnh đạo Thủ đô quyết tâm đầu tư để giải toả các hộ dân ở bên trong và kể cả mặt tiền để sang sửa một trong những ngôi chùa nổi tiếng gắn với nơi đô hội nhất trong kinh kỳ xưa.

Nhưng, đáng nói hơn cả, những di sản vật thể (như đình, chùa) chính là những di sản liên quan đến con nguời đã từng sống trên tuyến phố này. Ngay phía cuối phố Hàng Đào nhìn ra Bờ Hồ Hoàn Kiếm có một không gian rộng được đặt tên là Quảng trường"Đông Kinh Nghĩa Thục". Sở dĩ chọn đặt tên ấy vì nó gắn với phố Hàng Đào - nơi mở trường (nhà số 10)và nơi ở của một trong những gia đình tiêu biểu nhất của Thủ đô chúng ta mà tên tuổi vị"chủ hộ"là Cụ Cử Lương Văn Can (nhà số 4).

Không phải tự nhiên mà cái tuyến phố này cũng là nơi hội tụ những người giàu có về sản nghiệp (điều chưa chắc đã bằng thời nay) nhưng cũng lại là nơi hội tụ cái nghĩa khí ái quốc của giới công thương Hà Nội trong những ngày Cách mạng Tháng Tám 1945, đóng góp cho Ngày Độc Lập, Tuần Lễ Vàng và cả cuộc chiến đấu quyết tử 60 ngày đêm mở màn cuộc Kháng chiến toàn quốc.

Cái tinh thần lịch sử ấy ngày nay dường như bị đắm chìm trong sự bề bộn của hàng họ và hoạt động bán mua. Ngôi trường Đông Kinh Nghĩa Thục xưa vẫn nguyên vẹn dáng vẻ kiến trúc, nhưng nay được cơ quan nhà nước cho thuê làm cửa hàng thời trang tầm tầm. Ngôi nhà của gia đình danh tiếng họ Luơng năm xưa từng là nơi trú ngụ và qua lại của nhiều tên tuổi danh tiếng trong lịch sử nay vẫn được hộ dân ở đó tận dụng khai thác mặt tiền cũng bán áo quần...

Đã có một doanh nhân Nhật Bản chạnh lòng với sự thờ ơ của người Hà Nội, đã xin với lãnh đạo Thủ đô cho được làm một tấm bia kỷ niệm tại cửa ngôi nhà vị Thục trưởng Đông Kinh Nghĩa Thục. Người bạn Nhật này biết rõ chuyện đất cát ở Hà Nội cao giá nên nhấn mạnh là chỉ cần một tấm bia khiêm nhường để người xưa khỏi tủi và người nay khỏi quên. Thành phố bàn lên bàn xuống rồi cũng xếp đấy, gây nỗi thất vọng cho người bạn nước ngoài tốt bụng!

Năm nay là tròn một 100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục. Ở tận bên Pháp, người ta vừa tổ chức hội thảo về sự kiện này, ở ta, một vài trường đại học hay hội đoàn cũng tổ chức những cuộc hội thảo nhỏ. Nhưng chưa thấy ngành giáo dục và lãnh đạo Thủ đô nghĩ đến chuyện đứng ra tổ chức một cái gì tương xứng với tầm vóc của sự kiện. 100 năm Thăng Long đến nơi rồi. Nghĩa khí của Đông Kinh Nghĩa Thục có xứng đáng để tôn vinh hay cái danh giá của người Hà Nội chỉ có là"thương mại"?

Lại còn một di tích tầm cỡ quốc gia trên tuyến phố thương mại này, đó là ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cư ngụ và thảo bản"Tuyên ngôn Độc lập"lịch sử. Đương nhiên cái giá trị hàng đầu của di tích này là dấu ấn của một vĩ nhân và sự ra đời một văn kiện lịch sử. Nhưng có đáng tôn vinh hay không nghĩa khí của một gia đình Hà Nội đã cưu mang cách mạng mà trên tấm bia gắn ngoài cửa không nói rõ là nhà của ai, cứ như là Cụ Hồ làm việc ở nơi công sở chứ không phải ở một tư gia?


Ngôi nhà 48 Hàng Ngang. Với địa thế nằm lọt giữa khu buôn bán sầm uất, người đi kẻ lại lúc nào cũng đông đúc, hơn nữa khách hàng ra vào nhiều, nên ngôi nhà đã sớm được chọn làm địa điểm đón lãnh tụ Hồ Chí Minh. Chủ nhà là ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ, chủ cửa hàng tơ lụa của gia đình tư sản nhiều đời. Cũng như nhiều người dân Việt Nam, ông bà rất giàu lòng yêu nước.

Có một câu hỏi rất hay cho những ai thích lịch sử, nhất là lịch sử Thủ đô:"Vì sao Cụ Hồ, môt nhà cách mạng, một lãnh tụ cộng sản Việt Nam lần đầu đặt chân tới Hà Nội, lại chọn ngôi nhà của một trong những gia đình giàu nhất, toạ lạc tại khu phố giàu nhất để làm bản doanh đầu tiên của cuộc Cách mạng vĩ đại trong lịch sử dân tộc?".

Chắc chắn câu trả lời sẽ cho thấy giá trị của nhiều tuyến phố của Hà Nội không chỉ là"thương mại".

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tôi viết bài thơ Em ơi, Hà Nội phố

    24/04/2018Phan VũNgày 25-9 tại Hà Nội, Em ơi, Hà Nội phố - sau “gần nửa thế kỷ ra đời nhưng vẫn chưa trở về Hà Nội” như lời tác giả, đã được nhà thơ Phan Vũ đọc lần đầu tiên trong đêm thơ tổ chức cho riêng ông ở Thư viện Hà Nội. TTCT giới thiệu bài viết của nhà thơ về cuộc hành trình gần 50 năm của Em ơi, Hà Nội phố và trích đăng một số khổ của bài thơ...
  • Tết Hà Nội thời hội nhập

    15/02/2018Băng SơnTết là ngày đặc biệt nhất trong những ngày đặc biệt của một năm. Theo câu ca dao cổ: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”, thì ngoại trừ “tràng pháo” theo lệnh của Chính phủ cấm pháo, không còn là thú chơi nữa, không ai đốt pháo nữa, thì các thứ khác vẫn xuất hiện trong ngày tết khắp đó đây, tuy có nhiều thay đổi.
  • Dáng hình Hà Nội xưa qua những bức ảnh

    10/10/2017Năm 1805, vua Gia Long lệnh phá bỏ thành cũ, xây lại thành mới nhỏ hẹp hơn rất nhiều so với Hoàng thành các thời vua trước vì cho rằng đây chỉ còn là Trấn Bắc thành...
  • Những đặc sắc của văn hóa Thăng Long - Hà Nội

    10/10/2017Nguyễn QuânVăn hóa Đại Việt khởi phát và hoàn mỹ ở Thăng Long bởi nó hội tụ không chỉ ‘tinh khí’, tinh lực của bốn xứ đàng ngoài mà cả vùng Thanh Nghệ, Trung Bộ và là nơi hội nhập văn hóa Việt Chăm sớm nhất và toàn diện sâu sắc nhất mà mở đầu là mỹ thuật kiến trúc với việc xây dựng thành Thăng Long và các chùa - tháp quy mô lớn thời Lý Trần; sau đó là âm nhạc, ca múa…
  • Tính cách người Hà Nội

    10/10/2010Nguyễn Trương QuýChẳng rõ có phải vì mang thân là thủ đô tập quyền về đủ mọi mặt từ xưa đến nay (những đứt quãng không nhiều so với toàn cục) mà HN mặc nhiên được coi như là khuôn vàng thước ngọc cho các giá trị, nhất là văn hoá của đất nước...
  • Khi Hà Nội trở thành chính mình

    27/04/2015Vương Trí NhànKhi nào thì Hà Nội trở thành mình nhất? Theo tôi hiểu, đó là những khi Hà Nội đồng nghĩa với phố với cây với nhà, tự phố tự cây đã có linh hồn, còn những con người thật chỉ đóng vai trò điểm xuyết, chẳng hạn như trong các bức tranh của Bùi Xuân Phái. Buổi sáng mùng một vắng vẻ hôm nay, tôi đã bắt gặp một thành phố như thế.
  • Một trường học yêu nước đầu tiên ở Hà Nội

    10/09/2013Nguyễn Vinh PhúcTừ giữa năm 1906 dân phố Hàng Đào thấy các nhà nho có tên tuổi như phó bảng Hoàng Tăng Bí, cử nhân Dương Bá Trạc, tú tài Lê Đại, huấn đạo Nguyễn Quyền... thường xuyên lui tới nhà cụ cử Lương Văn Can ở số nhà 4. Lại có cả các vị thanh niên Tây học danh tiếng như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Bùi Đình Tá... cũng có mặt. Chẳng biết họ bàn việc gì song ai nấy đều đoán là liên quan đến "quốc sự" rồi.
  • Kiến trúc Thăng Long-Hà nội trước ngưỡng cửa 1000 năm

    14/06/2010KTS Lý Trực DũngVới một quy hoạch đô thị khá hiện đại ở những năm đầu của thế kỷ 20 mang rõ dấu ấn của KTS Pháp tài ba Ernst Hebrad, với khu phố cũ 36 phố phường được giữ hầu như khá nguyên vẹn sau kháng chiến chống thực dân Pháp và chiến tranh phá hoại hủy diệt của Mỹ, và với gần 2000 biệt thự xây dựng theo “phong cách Đông Dương” hay còn gọi là kiến trúc thuộc địa, nếu được gìn giữ, tôn tạo, nếu phát triển khôn ngoan thì Hà Nội chắc chắn đã
  • Hà Nội, ngộ quá ta!

    01/07/2010Hồ Huy Sơn“Ngộ quá ta”- Drew Taylor đã thốt lên như thế khi khám phá ra những điều khác nhau thú vị giữa Hà Nội và TP.HCM. 36 tuổi, đến Việt Nam từ năm 2004, hiện Drew là giám đốc Trung tâm Anh ngữ ELS Language Centers tại TP.HCM
  • Ngõ nét duyên Hà Nội

    27/04/2010Song HàDuyên dáng và bí ẩn là những con ngõ quanh co trên vòng vèo phố cổ, sau mỗi khúc rẽ lại bất thần hiện ra một cảnh quan khác – khi thì náo nhiệt bán mua, lúc lại xuyến xao một dáng bàng bốn mùa chìa cành khẳng tán dày lên cao. Dịu dàng, hơi tẻ nhạt thanh lặng, là những con ngõ nằm trong vài “phố Tây” xưa còn giữ lại được những ngôi biệt thự cổ hiếm hoi. Và phồn thực, hiện sinh là những con ngõ đời thường của Hà Nội len lỏi mưu sinh...
  • "Nhân đại lễ, người Hà Nội sẽ tự điều chỉnh mình"

    27/02/2010Hữu Tuấn- Huy Hào thực hiệnChúng tôi xưng con, thưa cụ với học giả tuổi ngoại bát tuần – nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc. Mấy ngày đổi giời, cụ hơi mệt. Nhưng vào câu chuyện về diện mạo con người, văn hóa, kinh tế, kiến trúc... của Hà Nội tương lai thì cụ vẫn vậy, vừa sôi nổi, vừa yêu thương. Vẻ khó gần như cảm nhận ban đầu dần được thay bằng sự cởi mở.
  • Cụ Hoàng Đạo Thúy: Người Hà Nội

    05/02/2010Hải NhâmHoàng Đạo Thúy sinh ra đúng năm đầu thế kỷ trong một gia đình nhà Nho nền nếp. Thuở nhỏ, cụ thường thấy nhà mình đông học trò đến học và ôn luyện để đi thi hương, thi hội; bởi cha cụ - nhà Nho yêu nước Hoàng Đạo Thành - từng là một chí sĩ trong phong trào Duy Tân, cũng là giáo học.
  • Bộ mặt Hà Nội dưới bàn tay quy hoạch của người Pháp

    06/12/2009Kim ThiNhiều công trình kiến trúc tại Hà Nội đã được xây mới, hoàn toàn chịu ảnh hưởng của kiến trúc Pháp. Tuy nhiên, khu phố cổ vẫn giữ nguyên những đặc trưng của kiểu nhà truyền thống Việt Nam, hẹp và sâu. Nhìn vào quy hoạch của Pháp, cũng có thể thấy rõ mục đích muốn biến Hà Nội thành trung tâm quân sự và chính trị (trong tương lai), tạo điều kiện cho công cuộc khai thác thuộc địa.
  • Hà Nội phố, Hà Nội quê

    10/10/2009Trần TuấnBa mươi mấy năm rồi, Hà Nội với tôi chỉ còn là những chuyến đi, về. Bởi chừng ấy tháng năm, giã từ tuổi thơ bắt ve trèo sấu, giã từ tuổi niên thiếu bắt đầu chớm biết xao lòng buổi cắp cặp đi học ở ngõ Quỳnh, tôi về phố biển miền Trung...
  • Phố cổ Hà Nội

    13/07/2009Nguyễn Văn VĩnhBài viết này được trích từ cuốn Lịch sử, sự thật và sử học (Tạp chí Xưa&Nay, Nhà xuất bản Trẻ, 12/1999) tập hợp một số bài viết trên tạp chí Xưa&Nay của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Bài viết nguyên bằng tiếng Pháp đăng trên tờ Annam Nouveau số 140 ngày 2/6/1932 của nhà báo-chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh, đã được một bạn đọc dịch và gửi đến tòa soạn Xưa&Nay, góp phần giải thích về việc tìm hiểu khái niệm "Ba mươi sáu phố phường".
  • Chuyện về nhà Hà Nội học đầu tiên

    03/07/2009Trung PhongDoãn Kế Thiện (1891-1965) là một nhân sĩ trí thức giác ngộ đi theo cách mạng, là nhà văn, nhà báo, nhà dịch thuật, nhà nghiên cứu... với trên 50 năm hoạt động liên tục, đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Cụ được tôn vinh là Danh nhân văn hóa của đất nước. Riêng trong lĩnh vực nghiên cứu về Hà Nội, cụ được vinh danh là nhà Hà Nội học đầu tiên.
  • Đại bác, súng lục và lễ hội hoa Hà Nội

    10/01/2009Quốc KhánhThật dễ dàng kết tội vô văn hóa hay thiếu giáo dục cho các hành vi “cướp-phá”, hay dẫm lên hoa tại lễ hội hoa diễn ra tại Hà Nội đầu năm 2009. Căn nguyên của các hành vi này có thể là hậu quả của tiến trình đô thị hóa đang diễn ra, hoặc hậu quả của một nền giáo dục đầy rẫy bất cập.
  • xem toàn bộ