Phố cổ Hà Nội

01:18 CH @ Thứ Hai - 13 Tháng Bảy, 2009

Bài viết này được trích từ cuốn Lịch sử, sự thật và sử học (Tạp chí Xưa&Nay, Nhà xuất bản Trẻ, 12/1999) tập hợp một số bài viết trên tạp chí Xưa&Nay của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Bài viết nguyên bằng tiếng Pháp đăng trên tờ Annam Nouveau số 140 ngày 2/6/1932 của nhà báo-chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh, đã được một bạn đọc dịch và gửi đến tòa soạn Xưa&Nay, góp phần giải thích về việc tìm hiểu khái niệm "Ba mươi sáu phố phường".

***

Ủy ban của những người bạn của Hà Nội cổ của Hội Địa lý, tổ chức ở trong hội, với mục đích để tiến hành những nghiên cứu quá khứ của Thủ đô ở Bắc kỳ của chúng ta, chúng tôi mong muốn các bạn đọc tham gia đóng góp những trí nhớ của mình, của những người có tuổi đời trên năm mươi tuổi là chủ yếu, bởi vì những người trẻ như chúng ta không biết được là Hà Nội của chúng ta đã biến đổi, và trong đó có những khu phố cổ chỉ còn để lại rất ít dấu vết.

Đúng là có một bài hát được bắt đầu như sau:

"Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Hàng mứt, hàng đường, hàng muối trắng tinh
Từ ngày ta phải lòng mình…"

Chúng tôi không phục hồi lại được nguyên văn đầy đủ cả bài hát đó, đã được dịch ra chữ quốc ngữ và in trong một quyển sách nào đó, hình như quyển của Chéon hay của Dumoutier, nhưng chúng tôi không tìm lại được.

Bài hát này theo chúng tôi không có tính chất diễn tả lại một cách đúng đắn. Ba mươi sáu được ghi ở đây, rất đơn giản chỉ để nói lên có rất nhiều phố và phường ở Hà Nội. Và bảng kê tên các phố phường chỉ để mua vui, vì trong thực tế có phố Hàng Đường, Hàng Muối, những phố này bây giờ cũng vẫn còn, nhưng chưa bao giờ có phố Hàng Mứt. Đây chỉ là một cách ghép cho vần điệu "trống quân", là những bài hát ngẫu hứng của những người hát chơi và hát chuyên nghiệp trong những ngày tháng tám. Vào ngày Tết trăng tròn, trăng rất sáng trong ngày Trung Thu ở Viễn Đông, người ta đánh lên trên một giây căng ở trên một tấm ván hoặc một thùng dầu hỏa lật ngược để dùng làm thùng tăng âm. Bài hát tất nhiên gồm có nhiều bài khác nhau vô tận, ngày nay không thể nào sưu tầm lại tất cả.

Bài hát Trống quân được những người lính của Nguyễn Huệ sáng tạo ra để mua vui trong những lúc nhàn rỗi, cùng hát với những phụ nữ dễ tính, bao giờ cũng có cả một bầy ở chung quanh những trại lính.

Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) nổi bật với quan điểm duy tân cấp tiến. Thuộc nhóm người tân học, làm việc với người Pháp, và được sang Pháp công tác, sớm nhận thấy sự văn minh tiến bộ tây phương, ông hiểu rằng muốn canh tân đất nước, việc giáo dục quần chúng là điều kiện quan trọng trước nhất. Để giáo dục quần chúng, sự cần thiết là phải nhờ vào chữ quốc ngữ, báo chí, và ấn phẩm. Những yếu tố này ở nước ta lúc bấy giờ chưa có...

>>Trang tác giả:Nguyễn Văn Vĩnh

Trống quân có nghĩa là: Trống của quân đội, hay là của những người lính, do những người lính sáng tạo ra bằng một cái giây căng tạo ra âm thanh, căng lên trên một mặt trống rỗng dùng làm thùng tăng âm.

Người đàn ông ứng khẩu một vài lời ve vãn, có nhiều hay ít vần rất phóng khoáng theo cách làm văn vần lục bát, câu thơ sáu tiếng rồi tám tiếng cứ xen kẽ nhau kéo dài vô tận, tiếng cuối cùng của câu tám tiếng phải vần với tiếng thứ sáu của câu sáu tiếng tiếp theo sau và cứ thế tiếp tục mãi đòi hỏi như vậy ba vần nối tiếp nhau, hết ba vần này lại tiếp ba vần khác. Lời văn rất nhẹ nhàng cho phép nhiều sáng tạo và kể chuyện dông dài, vừa tầm với những tâm hồn thô thiển, cũng vì vậy nó cho phép nâng cao lên tất cả các trình độ, kể cả tới văn truyện Kiều.

Người hát thứ nhất thách thức một người khác vào cuộc đấu thơ và một cô gái trả lời anh, nhiều khi láy lại vần cuối cùng của anh, để làm vần cả câu thơ đầu tiên của mình, sáu tiếng. Mỗi một người đối đáp cố hát luyến kép dài một cách đặc biệt tiếng hát bắt đầu của câu thơ cuối cùng để tạo ra cho người hát tiếp theo có đủ thời gian để chuẩn bị câu trả lời.

Nội dung là ái tình, nhưng ái tình ở nước ta, ngay cả trong tầng lớp thấp của xã hội, cũng là đi tìm kiếm những công lao trí thức, những người tình xông vào cuộc đấu, tự đặt ra cho nhau những câu hỏi, thật hóc búa làm cho những người tham dự hò reo phán khởi khi câu hỏi được giải đáp một cách xuất sắc.

Tất cả những điều đó có mục đích để nói lên với các bạn là chúng ta chỉ có thể dùng những tài liệu lấy ra từ những nguồn này để làm tài liệu tham khảo có một giá trị tương đối.

Một người hát có thể đặt ra cho cô bạn câu hỏi: Người tình ơi, cho tôi biết có bao nhiêu phố phường ở Hà Nội? Hãy kể ra những tên phố phường đó bằng những câu thơ hay? Và cô gái trả lời ngay không phải nghĩ ngợi gì cả, chỉ có ghép cho có vần:

Có ba mươi sáu phố phường và là những…

Những tên phố tên phường cứ thế nối tiếp nhau theo trật tự chỉ cốt để cho vần, được tìm ra trên đầu lưỡi.

Theo ý kiến tôi có một cách khác để lập danh mục những phố phường ở Hà Nội, nó chắc chắn hơn là những chỉ dẫn của bài hát này và những bài hát tương tự nhất định còn có rất nhiều.

Theo cách này trước tiên hãy thống kê những phố phường hiện nay vẫn còn tồn tại, cùng với các đình làng, những hội đồng kỳ mục, hoặc những người kế tục họ, vẫn còn tiếp tục giữ những tục lệ và lễ nghi ví dụ như: Đồng Xuân, Hà Khẩu, Phương Trung, Nghĩa Lập và v.v…

Và xuống tận nơi hỏi han những tập thể Phường Xã không còn nữa do có sự biến động mở rộng thành phố, làm đường xá, đền bù đất đai, nên đã bỏ những tập quán cũ và v.v…chỉ có ở trong tay những kỷ niệm mập mờ, không còn cái gì khác nữa. Chúng tôi kêu gọi các bạn độc giả hãy đánh giá đúng mục đích rất đáng trân trọng của Hội Địa lý chủ trương và giúp đỡ Ủy ban những người bạn của Hà Nội cổ để cố gắng phục hồi lại thực trạng của Thủ đô cổ của chúng ta.

Và dưới đây là bảng chỉ dẫn những tên phố phường mà chúng tôi đã sưu tầm được. Chúng tôi sẽ tiếp tục đăng tất cả những chi tiếp rất hay về từng phố từng phường cổ, những ngôi đình hãy còn lại, những chùa thờ Phật, những nhà cổ hoặc công trình công cộng, tổ chức chính quyền, ngày lễ hội và mốc giới hạn v.v….

Bảng thống kê sơ bộ chưa thật đầy đủ đã được trên 36 phố phường:
Đồng Xuân, Yên Tĩnh, Yên Thành, Yên Phụ, Yên Ninh, Tiền Trung, Vinh Hạnh, Phương Trung, Vĩnh Trú, Hà Khẩu, Thanh Hà, Văn Lâm, Thanh Ngộ, Thanh Miếu, Thái Cam, Thụy Khê, Thịnh Yên, Thiền Chung, Hàm Long, Tiên Tích (đường cái quan), Khán Xuân (Bách thú), Phủ Từ (Hàng Cót), Vĩnh Thuận, Cầu Đông, Yên Thái, Bảo Thiên, Kim Ngư, Gia Ngư, Nam Ngư, Cự Phú, Hà Trung (Ngõ Trạm), Đông Thổ.

Báo "L' Annam Nouveau", số 140 ngày 2/6/1932

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cách đây một thế kỷ, những người khổng lồ

    12/05/2009Nguyên NgọcQuả thực, hồi đầu thế kỷ XX, chúng ta từng có được một thế hệ vàng. Quả thật đấy là thời kỳ của những người khổng lồ. Để có được ngày hôm nay của đất nước, không phải chỉ có cách mạng và chiến tranh. Hoặc nói cho đúng hơn, chính những con người như vậy, vào một thời điểm chuyển động quan trọng của lịch sử, đã góp phần không hề nhỏ chuẩn bị tinh thần, trí tuệ, cả chí khí nữa cho dân tộc để có được cách mạng thành công và chiến tranh giải phóng thắng lợi.
  • Tật huyền hồ lý tưởng

    05/02/2021Nguyễn Văn VĩnhXét trong văn chương nước Nam, điều gì cũng toàn huyền hồ giả dối hết cả, không có cái gì là thực tình. Người làm thơ thì ngâm những cảnh núi Thái Sơn, sông Hoàng Hà, giời cao, bể rộng. Núi Tản Viên, sông Nhị Hà sờ sờ trước mắt, thì cảnh không ứng bao giờ. Có cao hứng mà vịnh đến thì cũng phải viện đến cái gì ở đâu xa, chưa biết, chưa trông thấy.
  • Chân dung thật của học giả Nguyễn Văn Vĩnh

    06/06/2017Anh VũBộ phim tài liệu- dài gần bốn tiếng đồng hồ chiếu liền một mạch -“Mạn đàm về người man di hiện đại”, cố gắng xây dựng một chân dung thật minh oan cho học giả Nguyễn Văn Vĩnh, người từng bị cho là tay sai, bồi bút cho thực dân Pháp hơn nửa thế kỷ qua.
  • Chí tiên phong

    23/03/2016Dương Trung QuốcCuối thế kỉ XX, người ta mới bắt đầu nói đến “ Nền kinh tế tri thức”, nhưng trên thực tế, cách đây hàng thế kỉ nước ta đã có một nhân vật danh tiếng cả trong đời sống kinh tế và văn hóa, ông xứng đáng được gọi là người tiên phong đi vào “nền kinh tế tri thức”, đó là Nguyễn Văn Vĩnh.
  • Hà Nội, di sản nghìn năm và tốc độ của đời sống hiện đại

    09/02/2015Nguyễn Trương QuýBắt đầu câu chuyện về Hà Nội, người ta thường nghĩ ngay đến kho "di sản gạch ngói" hay là những thứ "văn vật", thời thượng hơn thì dùng từ "văn hoá vật thể" để chỉ những cấu trúc xây dựng của đô thị, trong đó chủ đề phố cổ luôn nóng hổi và dù nghe đã nhàm tai, đã biết quá rõ những gì gọi là đẹp đẽ, những gì trầm kha của một khu phố luôn được nhắc đến hằng đầu trong những nghị quyết về văn hoá xã hội thủ đô hay những hội thảo chuyên đề về Hà Nội, nhưng hình như vẫn chưa ra được đáp số.
  • Nguyễn Văn Vĩnh, một người Nam mới đầu tiên

    17/09/2014Đỗ Lai ThúyBạn tôi nói, làm một người Việt Nam mới bây giờ đã khó thì làm một người Nam mới (Tân Nam tử) như Nguyễn Văn Vĩnh hồi đầu thế kỷ XX hẳn khó hơn nhiều. Đúng vậy. Vào những năm đầu thế kỷ trước, Việt Nam chủ yếu vẫn là một xã hội quân chủ nông nghiệp Nho giáo. Người Việt Nam, kể cả tầng lớp có học bấy giờ, vẫn phải sống thân phận thần dân nhiều trói buộc. Đâu có được như ngày nay: đất nước thì đổi mới và mở cửa; thế giới thì ngày một trở nên phẳng; con người thì đang dần là công dân trái đất! Nhưng, có lẽ, thời ấy bộ phận trí thức hình như có quyết tâm đổi mới xã hội cao lắm thì phải. Và, một điều nữa cũng quan trọng không kém: họ là những cá nhân có tài năng.
  • Chuyện về nhà Hà Nội học đầu tiên

    03/07/2009Trung PhongDoãn Kế Thiện (1891-1965) là một nhân sĩ trí thức giác ngộ đi theo cách mạng, là nhà văn, nhà báo, nhà dịch thuật, nhà nghiên cứu... với trên 50 năm hoạt động liên tục, đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Cụ được tôn vinh là Danh nhân văn hóa của đất nước. Riêng trong lĩnh vực nghiên cứu về Hà Nội, cụ được vinh danh là nhà Hà Nội học đầu tiên.
  • Mỗi người có cách yêu nước riêng

    27/05/2009Hàm ĐanVượt qua mục đích ban đầu là bộ phim tài liệu độc lập của gia tộc, Mạn đàm về “người man di hiện đại” đã dựng chân dung một người “khổng lồ” đầu thế kỉ XX: Học giả Nguyễn Văn Vĩnh.
  • Văn hóa Tràng An trong chuyện đặt tên đường phố

    10/02/2009Đoan Trang2008 là một năm chính quyền thủ đô nhiều lần được báo chí nhắc tới để phê phán: Từ việc mở rộng gây tranh cãi, sự lúng túng trong đối phó với trận lụt lịch sử, dự định xây TTTM ở chợ 19/12, tới vụ để sứt mẻ thương hiệu "Tràng An" khi người dân vặt hoa ở lễ hội v.v. Dù vậy, trong chuyện đặt tên đường phố, thì Hà thành có một nét văn hóa đáng ca ngợi, ít nhất cũng đáng để các nơi khác tham khảo.
  • Những di sản sống của đất Thăng Long

    20/01/2009Lê Thị TrangQuả thực, có nhiều lúc người ta như không còn tìm thấy những vẻ đẹp của cảnh và người của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến nữa. Đô thị hóa và đời sống hiện đại hầu như đã xóa đi tất cả.
  • Hồn phố

    02/05/2007KTS Phạm Thanh TùngNhững con phố của Hà Nội xưa vẫn thế, chẳng to ra mà cũng chẳng bé đi, cái mạng lưới đường ô cờ mà người Pháp đã vạch ra đầu thế kỷ trước vẫn như thế, cho dù đường đã được trải nhựa thêm bao lần, vỉa hè đã được đào lên lấp xuống bao lần để đặt đường ống thoát nước…Và trên tất cả, nhịp sống sôi động của khu Kẻ chợ xưa vẫn như còn hiển hiện đâu đây.
  • Xây dựng văn hóa người Hà Nội

    20/12/2005… Sẽ có nhiều việc phải làm. Bởi rất nhiều nét đẹp, văn hóa Hà Nội còn… lạo xạo những hạt sạn...
  • Tâm tư nghệ thuật của Xuân Phái

    29/09/2005Trần Hậu TuấnBùi Xuân Phái là một trong số ít những họa sĩ Việt Nam, ngoài xây dựng hệ thống tư liệu vẽ cẩn thận còn liên tục ghi nhật ký. Những gì ông viết chỉ là suy tưởng riêng của bản thân, song tất cả đều toát lên những trăn trở về nghệ thuật, những suy tư để làm sao vẽ cho đẹp hơn, đi gần đến bản chất nghệ thuật hơn...
  • xem toàn bộ