Xây dựng văn hóa người Hà Nội

08:40 SA @ Thứ Ba - 20 Tháng Mười Hai, 2005

… Sẽ có nhiều việc phải làm. Bởi rất nhiều nét đẹp, văn hóa Hà Nội còn… lạo xạo những hạt sạn.

1. Sáng mùa thu trời trong văn vắt, nắng vàng như mật mà lại dịu dàng, không rát mặt, H ra đường để đến công sở mà thấy lòng nao nao. Nhà gần cơ quan nên những khi trời đẹp, H lại đi bộ đi làm để còn thưởng thức trời mây cây cối. Cô thấy yêu Hà Nội vô chừng. Những khi thu về thế này, thành phố mới quyến rũ làm sao! Những cây điệp vàng bên đường cười với H khoe cái áo thu lấm tấm xanh vàng. Mùi cốm thoang thoảng mới tuyệt chứ…Đang mê mẩn vì thiên nhiên, cả tâm hồn và mắt đều "treo ngược cành cây”, thế mà H chợt khựng lại, như có giác quan thứ 6. Mà đúng là cô có giác quan thứ 6 thật nó đã cứu cô khỏi một tai nạn, vì lúc ấy rất gần mũi giầy của cô, là một xác chuột chết. Chỉ quáthêm một bước là H đã giẫm lên vật thể kinh dị và nặng mùi ấy. Và nếu như mới bước chân trước đó tâm hồn H còn lâng lâng, thì đến bước chân này, cô rơi phịch xuống mặt đường. Tình yêu thành phố, yêu trời thu Hà Nội vụt biến mất, để nhường chỗ chosự kinh tởm và bực tức:ai đó đã thật thiếu văn hóa.

Cái sự quăng chuột chết ra đường - H là một người cũng được đi nhiều đấy thế mà cô đau lòng nhận thấy dường như chỉ có ở Hà Nội. Hay là nơi nào đó cũng có, nhưng hiếm hoi đến mức khó nhận biết. Còn Hà Nội, chao ôi- nhiều! Đến độ có người bảo rằng, tuần nào không nhìn thấy vật thể đó trên đường, tuần ấy anh tự coi mình là may mắn (vì đã giữ cho thẩm mỹ và cái mũi của mình không bị "sốc" trong 7ngày liền). Còn một người khác, đã đố H rằng: Tại sao nhiều người cứ nhất định quăng cái thứ kinh dị ấy ra đường, dù ai cũng thấy hành vi ấy là xấu, ảnh hương đến môi trường và cảnh quan? Tại sao họ không làm một việc đơngiản là vứt vào thùng rác? Quả thực H cũng chịu, chưa lý giải nổi.

Chuột chết là thứ nặng mùi, xấu xí họ không muốn để trong nhà dù chỉ một giây. Điều đó dễ hiểu. Nhưng chẳng nhẽ phải đẩy ra đường, phơi trước mắt bàn dân thiên hạ, để rồi xe cộ qua lại cán cho nát bét thành một đống bầy nhầy? Đẩy chuột chết sang nhà hàng xóm đã lên tấu hài rồi đấy nhưng còn dựng với động cơ là thù ghét nhau, lý giải được. Còn vứt ra đường thì tại sao, hỡi người dân đất kinh kỳ văn hiến?

2. Sau bệnh “vứt chuột chết ra đường”, người thủ đô còn mắc một nạn y nữa là “tiểu đường”. Nếu ở Hà Nội, người nào cũng phải có lần chứng kiến cảnh một người đàn ông nào đó để “giải quyết nỗi buồn muôn thuở”. Đừng nghĩ người ta chỉ dám “bậy” ở nơi vắng vẻ! Phố đông, trung tâm hẳn hoi nhé, ban ngày ban mặt nhé, vẫn có. Tất nhiên, vào ban đêm và nơi ít người qua lại thấy dễ hơn. Tuyệt đại đa số “bệnh nhân tiểu đường type… HN” như thế là đàn ông, nhưng vẫn có “bệnh nhân nữ” đấy. Có người đã tận mắt thấy một nữ “tiểu đường bệnh” táo tợn phô diễn nơi vườn hoa công cộng.

Bệnh này, hồi trước Hà Nội bị rất nặng. Nhiều bờ tường (nhất là nhà hoang) suốt ngày có mùi amôniắc vì “bệnh nhân” tụ tập. Giờ có đỡ chút ít nhưng vẫn còn. Công bằng mà nói, hầu hết “bệnh nhân tiểu đường” không phải là người Hà Nội. Họ là lao động ngoại tỉnh, là khách vãng lai… Nhưng hiển nhiên là “triệu chứng lâm sàng” phát ra “trái tim đất nước” và người ta không thể quy “bệnh” cho nơi khác. Do đó, dĩ nhiên Hà Nội phải tìm cách “chữa trị”. “Chữa” thì có phương pháp - lúc nào cũng đúng - là nâng cao dân trí. Phương pháp nữa là xây thêm nhiều nhà vệ sinh công cộng. Nhưng đó là chuyện không thể ngày mộtngày hai. Với nan y này, nghe ra “trị” sẽ hiệu nghiệm nhanh hơn. “Trị” ở đây là xử phạt. Làm ô uế nơi công cộng là hành vi xứng đáng để phạt. Cứ dùng biện pháp kinh tế là người “ưa tự nhiên”, “buồn” đâu “giải quyết” ngay đó, sẽ bớt “bệnh” ngay. Chẳng ai thích bỏ ra vài chục nghìn tiền phạt cho một lần “đi bậy”, tìm một William phường (WC) công cộng sẽ dễ chịu hơn.

3. Có một anh ở TP. Hồ Chí Minh ra Hà Nội chơi. Buổi đầu ngủ tại nhà ông bạn ở tập thể Thanh Xuân, anh rất ngạc nhiên khi mới 5 giờ sáng nghe tiếng hát trên loa phóng thanh, rồi tiếng hô tập thể dục. Sự ngạc nhiên đã chuyển thành… bừng bực, khi anh nghe những âm thanh này lần thứ hai, vào sáng tinh mơ mờ đất hôm sau, lúc rất nhiều người đang ngon giấc. Đến lần thứ ba thì anh nổi quạu thực sự, rằng “Gì đâu mà… vô duyên, gọi loa ầm ĩ khi người ta đang ngủ”.

Anh là người nơi xa nên mới thấy ngạc nhiên, quạu cọ vậy. Người Hà Nội “xịn” thì ai cũng biết rằng, phường nào cũng có một đài truyền thanh phường. Đài ấy có phát chương trình ca nhạc, phố biến kiến thức (chẳng hạn như các bệnh tật, cách nuôi dạy con…), đọc các chủ trương chính sách của địa phương (như treo cờ ngày lễ, tiêm chủng cho trẻ em, gọi thanh niên đi khám nghĩa vụ quân sự, kêu gọi quyên góp từ thiện…). Chủ trương chính sách rất quan trọng và thiết thân cho nên cái đài ấy rõ là cần, là phương tiện cơ bản của “văn hóa phường xã”. Nhưng mà, ở nhiều phường cái “phương tiện cơ bản” ấy lại hoạt động hăng quá. Các cụ hưu trí dậy sớm, bật nhạc phát lên làm hiệu để gọi nhau ra tập thể dục (như vừa kể ở Thanh Xuân). Nhạc hay, thể dục thì quá tốt, cái không phù hợp là thời điểm. Các cụ già dậy lúc 5 giờ sáng là thường, nhưng trẻ em và những người trong tuổi lao động mệt nhọc sắp tới. Nghĩa là, màn tập thể dục lẽ ra nên lặng lẽ hơn, chẳng nên huy động cả đài phường hỗ trợ hoạt náo như thế. Còn việc phổ biến kiến thức và ca nhạc thì chỉ nên rất chừng mực, bởi Hà Nội là trung tâm đất nước, người dân không thiếu thông tin là phương tiện giải trí. Sẽ không thích thú gì khi trong nhà đang nghe nhạc này thì đài phường lại chõ vào nhà oang oang nhạc nọ.

Thế đấy, một “văn hóa thông tin cơ sở” là điều Hà Nội cần xem xét xây dựng. Các đài phát thanh phường như xưa nay, vẫn rơi rớt chút“quê kiểng mộc mạc”, “rằng hay thì thật là hay”, nhưng xem ra … hơi lỗi thời, không hợp người hợp đất. Chỉ nên phát những thông tin “cần” và “đủ”, cách thức cũng phải tế nhị, cho lỗ nhĩ thấy êm.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Suy nghĩ về đặc tính dân tộc Việt Nam

    13/07/2017Bùi Quốc ChâuNghiên cứu về tâm lý dân tộc là mặt việc thú vị đối với tôi. nhưng trước hết cũng xin nói rõ bài viết dưới đây không phải là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc về bản tinh của dân tốc Việt Nam: mà chỉ là một số nhận xét có tính chủ quan (ở đây tôi chỉ đề cập đến tính cách của người Kinh)...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: nhắm mắt bắt chước, ngại thay đổi, đổ tại trời

    23/10/2015Vương Trí NhànNgười nước chúng ta sự tính lợi hại xét hơn thua không rõ, cứ người sau thì làm theo những điều người trước hay làm. Bởi vậy cho nên cả nước giàu không đặng giàu nhiều, nghèo thì nghèo đến đỗi không áo không quần mà thay, rồi mỗi mỗi cứ đổ lỗi cho trời cho số, cho ngày sinh tháng đẻ...
  • Nhậu nhẹt - sự bế tắc của xã hội

    21/01/2014Quán nhậu mọc ra như nấm, nhiều hơn trường học và nhà trẻ. Người người nhậu, nhà nhà nhậu, đi đâu cũng thấy. Bia rượu tràn lan khắp xã hội. Vì sao thế? Ai cũng biết hậu quả của rượu tới sức khoẻ ( xơ gan) và xã hội ( rược chè be bét, ẩu đã, tai nạn giao thông...). Thế nhưng, Vì sao người Việt ta nhậu lắm thế?
  • Vượt đèn đỏ…

    29/11/2005Nguyễn Quang ThiềuCó thể có những người khi đọc xong bài này thì bĩu môi: "Nói gì không nói lại đi nói toàn chuyện vặt vãnh”. Xin thưa các quí bà và các quí ông của tôi, những chuyện vặt vãnh đó đang làm cho các thành phố của chúng ta lộn xộn trong giao thông (gây chết người không ít), bẩn thỉu trong môi trường và vô nguyên tắc trong lối sống....
  • "8 giờ vàng" công chức

    04/11/2005Những người rỗi việc kéo nhau ra quán “buôn bia chai, buôn hạt dẻ cười và buôn chuyện” đã thành một lẽ. Đây đường đường các nam thanh nữ tú sơ mi đồng phục, váy công sở là phẳng lì, nom rất nghiêm chỉnh cũng sẵn sàng lấy quỹ thời gian của công để “tán phễu”
  • Đạo

    28/10/2005Nguyễn HuyPhải nói ngay rằng tiếng Việt có nhiều từ “đạo” - đồng âm, khác nghĩa. Có điều, gần đây dư luận rất hay nhắc đến một từ “đạo”, không phải là một trong những từ chính thống, có giải nghĩa trong từ điển tiếng Việt mà lại là một từ gọi tắt, và đáng buồn - theo nghĩa xấu. Ấy là “đạo” trong “đạo chích”...
  • Kém ý thức pháp luật vì... “quen” phản kháng ngoại xâm!

    17/10/2005Doãn PhươngBáo Tiên phong trích Tổng thuật các tham luận Hội thảo đưa ra 7 khuyết tật của người Hà Nội. Thử đọc mà giật mình về khuyết tật thứ 6: "Lịch sử hơn ngàn năm chống ách đô hộ nước ngoài tạo nền trong tính cách người Hà Nội một tinh thần phản kháng, chống lại những quy định và chính sách mà ngoại bang áp đặt, từ đó hình thành thói quen không tuân thủ pháp luật, coi trọng luật tục hơn luật pháp, chưa định hình một lối sống theo pháp luật"...
  • Hà Nội: Bao giờ “xuất khẩu”... thanh lịch?

    16/10/2005N.M.HàDịch giả Thúy Toàn trích lời một du khách nước ngoài từng đến HN năm 1987, nay quay trở lại: “Người HN bây giờ không thân thiện bằng người HN hồi đó. Phố xá HN hồi đó sạch sẽ và yên tĩnh hơn bây giờ nhiều”...
  • Hốt rác và xả rác

    08/09/2005Trần Bạch Đằng...tôi nhớ anh Hai Xô và nhớ câu nói của bậc lão thành: "Không còn sức để hốt rác thì đừng xả rác!”...
  • Bệnh thờ ơ

    01/08/2005Huyền DươngMột người ăn xin trên phố, một người lạ gặp nạn giữa đường - chuyện chẳng có gì mới, thậm chí ai cũng đã hơn một lần chứng kiến và… phẩy tay ném vào quên lãng.
  • Đi tìm nhân cách người Việt Nam

    05/01/2004KS. Trần Quốc KhảiThực sự mới ra khỏi chiến tranh hơn chục năm nay, người Việt Nam vẫn sống trong hào quang của chiến thắng. Kém về thể lực và trí lực, cộng với niềm tự kiêu đôi khi không tỉnh táo, thế hệ trẻ Việt tuy đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc bứt phá trong tương lai, nhưng chỉ số nhân cách của người Việt Nam hiện đại đang ở đâu? Dưới kết quả nghiên cứu khoa học về nhân văn trên cơ sở vật lý và toán học, câu trả lời ấy là...
  • Chuyện ngoài đường Việt Nam

    22/11/2003Mùa hè nóng bức, bạn muốn phóng xe ra ngoài đường hóng gió mát? Bạn muốn diện một bộ đồ thật bảnh để cùng bồ lượn chơi? Nhưng cẩn thận nhé, có thể bạn sẽ đụng phải những “người Việt gốc cây” trên bất kỳ con đường nào đầy nắng, đầy gió và đầy bụi của thành phố nhiệt đới ồn ào này.
  • Gì cũng cười

    11/11/2003Nguyễn Văn VĩnhDân tộc nào cũng có những thói xấu riêng. Người Việt ta có nhiều phẩm chất đẹp nhưng cũng không ít tật dở. Mời các bạn cùng xem những bài khảo luận của các học giả Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 về những tật xấu của dân tộc mình. Chỉ có điều, người Việt trẻ ngày nay hẳn sẽ khác với bà con làng xóm của anh Chí ngày xưa: “Nói vậy chắc nó trừ mình ra !”
  • xem toàn bộ