Vượt đèn đỏ…

10:08 SA @ Thứ Ba - 29 Tháng Mười Một, 2005

Tôi đã lẩn mẩn phỏng vấn những người đi nước ngoài mà tôi biết với một câu hỏi duy nhất trong vòng một năm nay: "Ông (bà) đã bao giờ thấy người nước ngoài vượt đèn đỏ chưa ?". Cho đến bây giờ, tất cả những người được hỏi đều trả lời: “Chưa thấy bao giờ". Nhưng ngay sau đó có những người ghé tai tôi hỏi: "ông có hâm không mà hỏi thế?". Tất nhiên là tôi không hâm. Tôi hỏi thế để khẳng định một nhận định mà tôi không có cở sở nhưng bằng những gì hiểu biết tôi rất tin người nước ngoài không vượt đèn đỏ trừ những kẻ cướp nhà hàng hay một loại tội phạm nào đó trên đường chạy trốn sự truy đuổi của cơ quan pháp luật. Tôi hỏi thế để cố gắng lý giải vì sao người Việt Nam lại thường xuyên vượt đèn đỏ.

Chúng ta thử đi một ngày qua các ngã ba, ngã tư của một trong những nơi “văn minh văn hóa nhất” của đất nước. Nơi có tỷ lệ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ cùng sinh viên và công chức cao nhất. Nơi ấy là Hà Nội. Nhưng chính ở nơi “văn minh, văn hóa nhất” ấy,số người vượt đèn đỏ lại nhiều hơn cả. Tôi thường xuyên nhìn thấy những thanh niên vụt qua đám đông đang dừng xe khi có đèn đỏ và phóng như bay qua ngã ba, ngã tư. Lúc đầu, tôi nghĩ chỉ có những thanh niên lêu lổng, ngang tàng, không chịu học hành gì mới vượt đèn đỏ như vậy. Nghĩa là chỉ những người ấy mới sống một cách không có ý thức trong cộng đồng của mình. Nhưng không phải thế mà cả những công chức áo cổ cồn, giày dađen bóng. Nhưng chưa hết mà có cả những người tóc đã hoa dâm. Nhưng chưa hết mà cả những cô gái ăn mặc rất mốt đến những bà đầy phong cách của một bà chủ.Tất cả đều vượt đèn đỏ.Cũng lạilúc đầu tôi nghĩ họ chỉ vượt đèn đỏ buổi sáng vì vội đến trường, đến công sở cho đúng giờ, kịp đưa con tới lớp, kịp tàu kịp xe đi công tác. Nhưng không! Bảy giờ sáng họ vượt đèn đỏ. Mười giờ sáng họ vẫn vượt đèn đỏ. Giữa trưa họ vẫn vượt. Ba giờ chiều vẫn thế. Bảy giờ tối vẫn không có chiều hướng giảm. Nửa đêm vẫn cứ vượt đèn đỏ.Nghĩa là lúc nào có thể vượt đèn đỏ là họ vượt và không chỉ người trẻ mà người già cũng vượt. Không chỉ đàn ông mà đàn bà cũng vượt. Vượt đèn đỏ đã trở thành một bệnh dịch của người Việt Nam mất rồi.

Nếu chúng ta nhìn từ trên cao xuống toàn bộ thành phố, chúng ta sẽ thấy một sự náo loạn trên các tuyến giao thông. Chúng ta thường xuyên bị tắc đường. Tất nhiên đường chúng ta quá hẹp mà lưu tượng người và xe cộ đi lại quá đông. Nhưng một phần chẳng kém quan trọng tí nào là ý thức của người dân. Một người thấy đèn đỏ cứ thản nhiên vượt lên. Thếlà gặp người ở chiều đường đang đèn xanh. Không ai chịu nhường ai.Thế là ùn tắc. Đã ùn tắc rồi nhưng ai cũng tìm cách chen lên phía trước. Tất cả không ai bảo ai cứ thấy kẽ hở là nhích lên. Được tí nào hay tí ấy. Được tí nào là thỏa mãn tí ấy.

Cái thói ích kỷ này hiển hiện ở mọi nơi.Trong việc xây dựng tôi thấy rất rõ. Mặt tiền nhà mình 3m nhưng cứ muốn nhích sang đất nhà khác chưa xây dù chỉ 3cm đến 5cm. Nhà hàng xóm xây nền nhà cao 60cm thì mình phải xây 65cm. Phải cao hơn nó chứ! Tầng nhà hàng xóm 3,1m thì nhà mình phải 3,2m. Sao mình lại thấp hơn nó? Trên đường đi sao mình lại chậm làm nó? Thế là vượt nhau không có một trật tự nào cả.Mặt mày đỏ phừng phừng. Chen vai hích cánh. Cãi cọ chửi bới nhau. Rất nhiều khi chỉ vì một cái xe đạp ngang tàng, vô lốimà tắc đường đến cả tiếng đồng hồ. Rất lạ là, khi họ thủng thẳng đạp xe đạp vượt đèn đỏ thì chẳng thấy gương mặt nào tỏ một chút ngượng ngùng hay lấm lét nhìn xem có công an không? Họ cứ đi như đang đi trong sân nhà họ vậy. Họ cứ nghĩ ông đi xe đạp thì ông cần cái quái gì. Ông cứ đi như thế đấy làm gì được ông.Lúc này tôi hiểu thêm một lý do vì sao mà cái anh Chí Phèo của ông Nam Cao lạisống lâu như thế trong đời sống xã hội Việt Nam.

Nhiều đoạn đường hình như không có lý do gì để ùn tắc mà vẫn bị ùn tắc làm tôi cứ phải hỏi mãi: Vì sao lại có thể ùn tắc được nhỉ? Xin thưa ngài: chỉ vì người này muốn nhanh hơn người kia có vài ba giây đồng hồ mà thôi. Có khi chỉ vì hai cái xe khẽ chạm nhau một tí thôi thếlà dựng ngay xe giữa đường, rồi cúi rạp xuống nhìn xem cái xe có bị xước một tí gì không, rồi sừng sừng sộ sộ, hận thù dâng cao. Thế là người này dừng lại ngó một tí, người kia ngó một tí. Vui quá nhỉ. Đánh nhau thử xem nào. Cứ thế và cứ thế, chỉ trong vài phút ngã ba hay ngã tư ấy đã đông nghẹt người và không tài nào có thể giải tỏa được. Những lúc nhưthế, công an có “ba đầu sáu tay” cũng chịu. Cho đến bây giờ tôi vẫn thường tự hỏi: Tại sao người ta luôn luôn muốn nhanh hơn người khác chỉ một vài giây hay một gang tay đường. Mặc dù có nhanh hơn cả tiếng đồng hố thì rất nhiều người có dùng một tiếng đồng hồ nhanh hơn ấy để làmviệc đâu. Tranh giành để nhanh hơn nhau vài ba giây để rồi ngồi quán hai ba tiếng tán gẫu những chuyện không đâu. Thực ra, nếu người này nhường người kia một gang tay đường hay một vài giây đồng hồ thì đám đông đặc quánh mùi khói xe và mỏ hôi người sẽ nhanh chóng được giải tỏa.

Bạn tôi nóirằng ông đã nhìn thấy ở một ngã tư phố nhỏ ở Singapore khi đèn đỏ chỉ đúng có một người đi bộ. Nhưng người đó đã dừng lại một cách tự giác. Việc dừng lại đó là ý thức sống đầy trách nhiệm và tôn trọng cộng đồng. Người Singapore có tranh giành để nhanh hơn nhau vài ba giây đồng hồ như người Việt Nam đâu. Thếmà sự phát triển của họ lại nhanh hơn chúng ta cả một thế kỷ.Chắc nhiều người còn nhớ cách đây dăm sáu năm gì đấy, có một cán bộ của chúng ta đi công tác nước ngoài, mà hình như là Singapore, đã vượt qua đường cao tốc và bị xe cán chết. Theo luật pháp của nước đó, thì người cán bộ Việt Nam kia phải đền bù thiệt hại cho nước họ vì tai nạn giao thông đó người cán bộ Việt Nam kia gây nên. Ở nước ngoài luôn luôn có những lối đi riêng an toàn cho người đi bộ khi qua đường đặc biệt là qua đường cao tốc. Ông cán bộ của chúng ta đã mang cái lối ăn sổi ở thì bước vào một xã hội luật pháp nghiêm minh và khoa học. Đương nhiên lốisống như thế trong thời đại văn minh sẽ bị bật ra và đôi khi còn bị nghiền nát.

Tôi có đọc một bài báo viết về sự đi bộ của người Việt Nam trên đường phố. Họ đi tự do và không coi luật lệ là gì cả. Họ thủng thẳng bưng một bát phở từ bên này đường sang bên kia đường bất chấp mọi luật lệ giao thông. Có người còn quần đùi áo lót vừa đi qua đường vừa xỉa răng vô tư giống hình ảnh lão Nghị Quế ngày xưa xúc miệng ằng ặc rồi nhổ toẹt ra nềnnhà. Chẳng lẽ từng ấy năm ý thức về một lốisống văn minh của người Việt mình không nhích thêm được một chút nào ư?

Một câu hỏi được đặt ra mà tôi tin tất cả đều phải đồng ý với tôi là vì sao chúng ta lại sống luộm thuộm và vô kỷ luật đến như thế. Hãy nhìn các quán ăn lê lết vỉa hè. Hãy nhìn các quán bia hơi ngập tràn xương xẩu, cuống rau, giấy ăn, mẩu thuốc phủ quanh những đôi giày da đắt tiền. Hãy nhìn chợ búa bẩn thỉu với thịt cá và ruồi xanh bày ra mọi nơi bên lề đường có thể. Hãy nhìn những người vô tư đến kinh hãi dựng xe bên hồ Thiền Quang hay một công viên hay một hè phố nào đó và bước đến một gốc cây để ung dung “tè”. Hãy nhìn các cô các cậu thanh thiếu niên da thịt béo tốt, quần áo sang trọng ăn kem và thoải mái vứt bọc giấy và que kem ra hè phố. Có người ngồi trong những chiếc xe đẹp mở cửa vứt ra ngoài vỏ bánh kẹo hoặc vỏ trái cây. Có người còn ném cả cái túi nilon đựng những thứ mà họ vừa nôn trong xe ra ngoài. Có người ngồi trên xe máy thoải mái khạc vung ra khi xe đang chạy làmnước bọt bay tứ tung vào mặt người đi sau. Tôi nói vậy sẽ có người bực bội kêu lên “khổ lắm biết rối nói mãi”. Vâng đúng thế. Chúng ta nói mãi rồi nhưng chẳng thay đổi là bao. Vậy thì chúng ta phải nói nữa, nói mãi, nóiđến khi không còn khả năng nói nữa thì mới thôi.

Chúng ta phải bắt đầu lạitừ việc đi như thế nào cho đúng. Một đội quân mạnh và thiện chiến lúc nào cũng bắt đầu bằng bài tập đi cho đúng đội ngũ.Nếu chúng ta cứ sống một cách “tự do chủ nghĩa” như đang sống thì làm sao chúng ta xây dựng được một xã hội văn minh. Một xã hội văn minh đâu cứ thật nhiều xe máy và xe hơi đắt tiền. Xã hội văn minh đã xuất hiện trên thế giới từ khi chưa có Boeing và Computer cơ mà.Đời sống vật chất của chúng ta được cải thiện rất nhiều. Nhưng chúng ta đang sống với lối sống của những anh trọc phú. Chẳng lẽ những con mối và những con ong có kỷ luật còn chúng ta mang danh con người lạikhông?

Có thể có những người khi đọc xong bài này thì bĩu môi:"Nói gì không nói lạiđi nói toàn chuyện vặt vãnh”.Xin thưa các quí bà và các quí ông của tôi, những chuyện vặt vãnh đó đang làm cho các thành phố của chúng ta lộn xộn trong giao thông (và gây ra chết người không ít), bẩn thỉu trong môi trường và vô nguyên tắc trong lối sống.Nhưng tệ hại vô cùng là nó sinh ra một xã hội ít tính luật pháp. Nó cản trở chúng ta xây dụng một cuộc sống hiện đại và văn minh. Nếu bây giờ. chúng ta thử đặt cuộc sống hiện đại văn minh thuần tuý với nghĩa đích thực của nó như của Singapore hay Nhật Bản vào xã hội ta thì có nguy cơ chúng ta sẽ chối từ chính cái mục đích mà chúng ta đang phấn đấu. Vì như thế, chúng ta đâu được thoải mải vượt qua ngã ba, ngã tư đang có đèn đỏ.Chúng ta không được thoải mái vừa xỉa răng vừa khệnh khạng qua đường không thèm để ý đến ai.Chúng ta đâu còn vừa được ăn vừa được ném rác ra đường...Tất cả những hành động trên chính là thói ích kỷ và lối sống thiếu ý thức của chúng ta. Chúng ta nên xem lạilòng yêu nước của mình. Đọc xong bài báo này ở công sở hay trong quán cà phê, các quí bà quí ông sẽ lên xe về nhà. Tôi tin 100% là các quí bà, quí ông sẽ thấy những gì "vặt vãnh” tôi vừa nói ở trên đang diễn ra ở quanh mình. Chắc chắn lúc đó các quí ông, quí bà sẽ kêu lên đầy bực bội: Này, sao họ lại đi đứng như thế nhỉ!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Việt Nam: Ô, ta tự đóng cửa ngắm mình!

    04/02/2018Mỹ HằngTừ trước đến nay, chúng ta luôn tự khen Việt Nam rừng vàng biển bạc, tự khen... chính chúng ta thân thiện. Nhưng tại sao khách du lịch vẫn ùn ùn đổ về Thái Lan, Malaysia, Indonesia... mà không hào hứng ghé thăm quốc gia Việt Nam nằm cận kề ngay đó - nơi vẫn được người Việt tự hào là "hòn ngọc Viễn Đông"?
  • Chỗ mạnh, chỗ yếu trong tâm lý con người Việt Nam khi đi vào thời đại văn minh trí tuệ

    09/12/2015GS.TS. Hoàng TụyPhân tích để hiểu rõ những đặc điểm văn hoá, tâm lý của dân tộc, những truyền thống tốt, những yếu tố tích cực, thúc đẩy sự phát triển, cùng với những nhược điểm, những yếu tố chưa tốt, thậm chí tiêu cực, đang hoặc sẽ níu kéo chúng ta lại sau, là việc làm hết sức cần thiết để giúp xây dựng một chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp hoàn cảnh và điều kiện thế giới ngày nay...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học đòi làm dáng, sùng ngoại quá nặng, ...

    29/05/2015Vương Trí NhànCứ chiều đến, độ sáu bảy giờ, đứng ở góc hồ Hoàn Kiểm, trông kẻ đi qua người đi lại, thấy ngứa mắt quá. Nhăng trông mấy ông ăn mặc quần áo Tây. Gớm, sao mà khéo bắt chước, giả sử sự học hành, sự buôn bán mà cũng bắt chước được khéo thế thì hay quá!
  • Chuẩn bị hành trang

    08/11/2010Vũ KhoanLớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới. Sức mạnh: thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, rất đoàn kết đùm bọc nhau thời kỳ chống ngoại xâm Cái yếu: thiếu sót kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành; thiếu đức tính tỉ mỉ; không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn.
  • Kém ý thức pháp luật vì... “quen” phản kháng ngoại xâm!

    17/10/2005Doãn PhươngBáo Tiên phong trích Tổng thuật các tham luận Hội thảo đưa ra 7 khuyết tật của người Hà Nội. Thử đọc mà giật mình về khuyết tật thứ 6: "Lịch sử hơn ngàn năm chống ách đô hộ nước ngoài tạo nền trong tính cách người Hà Nội một tinh thần phản kháng, chống lại những quy định và chính sách mà ngoại bang áp đặt, từ đó hình thành thói quen không tuân thủ pháp luật, coi trọng luật tục hơn luật pháp, chưa định hình một lối sống theo pháp luật"...
  • Hà Nội: Bao giờ “xuất khẩu”... thanh lịch?

    16/10/2005N.M.HàDịch giả Thúy Toàn trích lời một du khách nước ngoài từng đến HN năm 1987, nay quay trở lại: “Người HN bây giờ không thân thiện bằng người HN hồi đó. Phố xá HN hồi đó sạch sẽ và yên tĩnh hơn bây giờ nhiều”...
  • Hốt rác và xả rác

    08/09/2005Trần Bạch Đằng...tôi nhớ anh Hai Xô và nhớ câu nói của bậc lão thành: "Không còn sức để hốt rác thì đừng xả rác!”...
  • Nhậu nhẹt

    07/09/2005Phạm Thái ThanhĐã có bao nhiêu người thiệt mạng vì bia, rượu; bao nhiêu gia đình khốn đốn bởi ma men hành hạ... Nhậu nhẹt gia tăng đến mức báo động khẩn, thậm chí nhiều ý kiến cho rằng TP nên bổ sung một giảm trong chương trình giảm ma túy, mại dâm và tội phạm, đó là giảm nhậu.
  • Cái tánh di truyền của dân tộc ta

    31/08/2005X.T.T. (Tiếng Dân, số 179, ngày 15-05-1929)Trong mục “Lật chồng báo cũ” chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu với độc giả trích đoạn các bình luận về đạo đức xã hội của các nhà văn hóa thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám 1945 trên các báo chí công khai. Trước hết là một số bài của báo Tiếng Dân do nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng làm chủ nhiệm kiêm chủ bút...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Sống luôm thuộm, nói thô tục

    19/08/2005Vương Trí NhànGần đây nhiều nhà nghiên cứu nước ta gặp nhau ở một ý tưởng đồng thời với việc ca ngợi những truyền thống tốt đẹp, chúng ta phải sớm bắt tay vào việc miêu tả và đánh giá những thói hư tật xấu từng hình thành trong lịch sử và đã ăn sâu trong mỗi con người, đó là những nhân tố khiến xã hội đi tới trì trệ, bảo thủ. Đây là một hướng suy nghĩ đúng, đang được sự cổ vũ và đồng tình của dư luận...
  • Bệnh thờ ơ

    01/08/2005Huyền DươngMột người ăn xin trên phố, một người lạ gặp nạn giữa đường - chuyện chẳng có gì mới, thậm chí ai cũng đã hơn một lần chứng kiến và… phẩy tay ném vào quên lãng.
  • Chuyện ngoài đường Việt Nam

    22/11/2003Mùa hè nóng bức, bạn muốn phóng xe ra ngoài đường hóng gió mát? Bạn muốn diện một bộ đồ thật bảnh để cùng bồ lượn chơi? Nhưng cẩn thận nhé, có thể bạn sẽ đụng phải những “người Việt gốc cây” trên bất kỳ con đường nào đầy nắng, đầy gió và đầy bụi của thành phố nhiệt đới ồn ào này.
  • xem toàn bộ