Triết học là gì?

09:13 SA @ Thứ Năm - 04 Tháng Sáu, 2009

Nói triết học, ai cũng nghĩ đến một môn học nghiêm trang, cao kỳ, huyền bí, bàn những nghĩa cao xa, xét những lẽ thâm thúy, người thường không thể hiểu được. Có người nghe đến tên triết học mà sợ, tưởng như cái yêu thuật của một phái cuồng nho dùng để huyễn diệu người đời. Bởi nhiều người hiểu lầm về triết học như thế, nên triết học đã hầu coi như một món không đàm, không có quan hệ gì đến sự thực, đến việc đời, mà nhà triết học thành nhà thuyết lý suông, chỉ biết mơ màng trong cõi lý tưởng. Ngoài những nhà chuyên môn về triết học, ít người hiểu rõ mục đích của triết học là gì, phương pháp của triết học thế nào, cùng bởi sao mà triết học chính là một sự học ích lợi thiết yếu cho người đời.

Các nhà triết học từ đời xưa đến nay đã giải nghĩa triết học ra nhiều cách lắm, nếu thuật lại cả thì một quyển sách cũng không hết được. Nhưng trong bấy nhiêu nghĩa tất có một cái gốc chung; Phát biểu được cái gốc chung ấy tức là định nghĩa được triết học rồi.

Nói triết học là nghĩ ngay đến những nghĩa lý giữa đời những nghĩa lý chung trong trời đất, những điều đại thể đại khái. Vậy có thể giải nghĩa triết học một cách sơ lược là: học những lẽ chung trong thiên hạ.

Nhưng mà những lẽ chung, những điều đại khái ấy không có rõ cho ta trông thấy ngay được. Thường lại phản trái hẳn với hiện tượng bề ngoài. Tất phải nghiên cứu sâu mới phát minh tiêu biểu ra được.

Như học lịch sử : lấy thiển kiến người thường mà xét lịch sử chẳng qua là một mớ lộn xộn những công việc của người đã qua. Nhưng lấy con mắt nhà triết học mà xét, thời biết công việc của người đời trước cũng chưa đủ, phải biết nguyên nhân kết quả thế nào, phải biết thời thế nhân tâm thế nào phải đem mỗi việc mà phân tich cho ra manh mối cội nguồn, cho rõ ý nghĩa sâu xa. Nhà triết học cho hiện tượng bề ngoài là tiêu biểu những phép tắc sâu xa, nên phải vượt qua hiện tượng ở ngoài mới tìm được phép tắc ở trong. Bởi vậy Platon ngày xưa nói triết học là sự học cái vô hình, Aristote thời giải triết học là nghiên cứu những “quy tắc đệ nhất” cùng những “nguyên nhân trót cùng” (recher che des premiers principes et des dernières causes).

Những nghĩa lý của triết học đã là siêu việt, ra ngoài hiện tượng trông thấy, thời không có thể tự nhiên, mà biết được. Phải có suy nghĩ mới lý hội được. Nên xưa nay sự suy nghĩ vẫn cho là cái phương pháp tất yếu của triết học mà cả triết học cũng thường giải nghĩa là một cuộc suy nghĩ xa xôi về vạn sự vạn vật.

Vậy thời sự tác dụng của triết học là phải “khái niệm” để gồm lấy những điều đại khái, “nghiên cứu” để tỏ ra những cớ sâu xa, “suy nghĩ” để hội lấy những lý siêu việt. Nhưng vì sao mà phải khái niệm, nghiên cứu, suy nghĩ như thế ? Là vì loài người ta có một cái bản năng đặc biệt với các giống vật khác, là cái tính ham biết, người ta đứng trước vạn vật không chịu lãnh đạm điềm nhiên. Trông thấy cái gì cũng muốn giải nghĩa nó thế nào. Nhìn không chưa đủ: còn muốn hiểu cớ sao nhìn nó ra thế. Triết học chính là cái bản năng của người muốn “thuyết minh” về sự vật vậy.

Phạm Quỳnh - hiệu Thượng Chi, bút danh: Hoa Đường, Hồng Nhân - là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn (Việt Nam). Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt - thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp - để viết lý luận, nghiên cứu. Ông chủ trương chiến đấu bất bạo động nhưng không khoan nhượng cho chủ quyền độc lập, tự trị của Việt Nam, cho việc khôi phục quyền hành của Triều đình Huế trên cả ba kỳ (Bắc, Trung, Nam), chống lại sự bảo hộ của Pháp và kiên trì chủ trương chủ nghĩa quốc gia với thuyết Quân chủ lập hiến.

Các tác phẩm chính:

- Thượng Chi văn tập (5 tập) (Bộ Quốc gia giáo dục, Sài Gòn, 1962)
- Pháp du hành trình nhật ký (NXB Hội Nhà văn - H, 2004)
- Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922 - 1932 (NXB Tri thức, H,2007)
- Một tháng ở Nam Kỳ
- Mười ngày ở Huế
- Luận giải về văn học và triết học (Nxb. Văn hoá Thông tin và Trung tâm văn hoá - ngôn ngữ Đông Tây xuất bản, H, 2003)
- Hoa Đường tùy bút

>> Trang tác giả: Phạm Quỳnh

Khái niệm, nghiên cứu, suy nghĩ, thuyết minh, đó là bốn điều cốt yếu của triết học. Nhưng xét kỹ bốn điều ấy cũng chưa đủ định nghĩa được triết học. Tây nho thường nói: phàm muốn định nghĩa một sự một vật cho đích xác phân minh thì thứ nhất là phải định được khắp cái nghĩa của sự ấy vật ấy, thứ nhì là phải cho cái nghĩa định ấy chỉ thích hợp với sự ấy vật ấy mà thôi. Thế thì như trên định nghĩa triết học, đã là gồm được cả hai điều kiện đó chưa? Không một là triết học, phàm khoa học gì chẳng phải suy nghĩ chẳng phải khái niệm, chẳng phải thuyết minh, chẳng phải nghiên cứu? Hay là triết học với khoa học giống nhau. Hay là cái định nghĩa của ta rộng quá?

Ở Âu châu, từ cổ đại đến cuối thế kỷ thứ 15, triết học với khoa học thường gồm làm một. Về thời đại Hi lạp cùng về đời Trung cổ, triết học với khoa học không có phân biệt nhau bao giờ. Từ đời “Cổ học phục hưng” (Renaissance), nhất là từ Descartes nước Pháp, thời triết học tức là khoa học ngày nay, mục đích, tôn chỉ, phương pháp cũng thế. Phương pháp của Descartes tức là phương pháp thực nghiệm ngày nay, là phương pháp của khoa học.

Tuy nhiên, nếu xét kỹ, sẽ thấy từ khi triết học Hi lạp mới phôi thai, đã nhóm có hai khuynh hướng khác nhau.

Một bên là những học giả chỉ chủ xét một vấn đề riêng, mà muốn xét cho khắp, tìm cho hết lẽ, dùng đủ phương pháp nghiên cứu cho đến nơi đến chốn. Chắc rằng vấn đề nào, dù đặc biệt đến đâu, cũng tất nhiền phải có kết luận, mà kết luận ấy tất nhiên phải là một kết luận chung. Vì giải quyết một vấn đề nào, tức là có thể suy loại mà giải quyết được cả những vấn đề cùng một loại đó. Nhưng cả loại đó nữa, cũng mới chỉ là một bộ phận nhỏ trong toàn thể những sự những vật nó khêu giục cái lòng ham biết của người ta. Cả loại đó cùng nhưng loại tương tự nhất thế, cũng là chìm đắm trong vũ trụ mênh mông, gồm không biết hằng hà sa số nào là những loại khác nữa.

Bởi thế nên một bên nữa lại thấy những học giả xoay về một phương diện khác, như con bướm bay về nơi ánh sáng vậy. Ánh sáng này là ánh sáng thấu suốt cả toàn thể sự vật. Không muốn nghiên cứu riêng một vấn đề như trên kia, mà muốn nhội, muốn giải nghỉm được cả toàn thể vũ trụ ; không muốn xét một sự một vật, một thể cách riêng của sự vật, mà muốn gồm hết thảy các sự vật, thấu được bản thể của cả vạn vật.

Phương diện trên là phương diện của khoa học, mà khoa học đối với sự thực ví như người thợ mỏ cuốc đống quặng rắn, làm khó nhọc mà chỉ được từng mảnh con con. Phương diện dưới là phương diện của triết học, ví như nhà kỹ sư đứng ngắm hình thể một trái núi để đoán định cái mạch mỏ cùng lượng tính cái giá trị của nó. Hai phương diện rộng hẹp có khác nhau.

Người Hi lạp ngày xưa cũng đã từng phân biệt rõ ràng như vậy. Ngày nay sự phân biệt ấy lại rõ rệt hơn nữa. Phạm vi của khoa học là phạm vi những sự thực nghiệm; phạm vi của triết học là phạm vi nhưng sự lý tưởng. Một bên là những kết quả nhỏ nhặt, nhưng chắc chắn, kiểm điểm kỹ càng, sắp đặt chỉnh đốn, liên tiếp với sự vật nhỡn tiền. Một bên thời muốn dùng tri não mà cai quát cả sự vật khám phá những lẽ huyền bí thâm trầm, kết quả nhiều khi không trông thấy, nhưng không phải là không bổ ích cho thần trí, vì là sự tác dụng tự nhiên của thần trí.

Nói tóm lại triết học là nghiên cứu những nghĩa lý chung cho vạn vật, rất cao xa, rất siêu việt, ra ngoài vòng: sự vật nhỡn tiền. Triết học khác với khoa học là ở đó. Có thể dùng danh từ của nhà nho mà nói rằng: triết học là học về cái thể của sự vật, khoa học là học về cái dựng của sự vật.

Khoa học vẫn là nghiên cứu lẽ chung của sự vật, triết học lại là nglliên cứu những lẽ chung hơn hết cả. Khoa học: nghiên cứu đi hiện tượng bề ngoài; triết học là nghiên cứu cái chân tướng ở trong. Khoa học lấy sự suy lý mà thay vào sự tự nhiên; triết học là lấy sự suy lý mà suy xét cả khoa học. Khoa học là muốn giải nghĩa sự vật; triết học lại muốn giải nghĩa cao hơn, mà giải nghĩa cả khoa học nữa.

Nói tóm lại một câu, phàm sự học không chuyên chú những sự thực nhất định, cách biệt cái nọ với cái kia, mà muốn thuyết minh về toàn thể sự vật, hoặc là về một bộ phận nữa, nhưng cũng là chủ lấy toàn thể làm mục đích, là thuộc về triết học cả.

Đương buổi phong trào chuyên môn của các khoa học thịnh hành như ngày nay, triết học lại rất là cần lắm. Mỗi người chuyên một môn học, vụ lấy học cho đến nơi, cái đó cũng có hay mà cũng có dở. Hay là vì ngày nay các khoa học mỗi ngày một nhiều, một đời người không thể học được suốt tất phải chia ra mà chuyên trị mới có thể đồng thời tấn tới được. Dở là vì các nhà chuyên môn tất chỉ tinh một môn học của mình, tri thức như hạn chế trong một cái phạm vi nhất định, phàm quan sát sự vật hay lấy phương diện riêng của môn học mình làm chuẩn đích, không khỏi hẹp hòi thiên lệch. Vậy cần phải có một cách học cai quát cả các chuyên môn mà bao gồm lấy toàn thể, khái niệm về sự vật để gây lấy một cái quan niệm chung về nhân sinh, về vũ trụ: cách học ấy là triết học vậy.

Vũ trụ ví như một bức cảnh lớn, có núi có nước, có cây cỏ rừng, có hang hốc, có suối khe, có chim kêu vượn hót, có gió thời nước reo, trăm nghìn vẻ kỳ kỳ lạ lạ. Đi len lỏi vào những nơi rừng rậm hang sâu để xét từng hòn đá, ngắm từng cái cây, ấy là nhà khoa học. Trèo chót vút lên đỉnh núi cao, ngửng lên cúi xuống, ngắm nghía bốn bề, để thu lấy đại thể một mảnh giang sơn trong trời đất, ấy là nhà triết học. Chắc đứng cao mà trông thì không tường được bằng người bước đến tận nơi mà nhìn, nhưng thu quát được cả toàn thể, mà nhỡn giới mênh mông biết dường nào!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Triết học có thể đóng vai trò gì trong cuộc sống?

    24/06/2016GS. TS. Lê Hữu Tầng...đề cập đến hai thái cực trái ngược nhau khi đánh giá vai trò của triết học trong cuộc sống: Thái cực coi thường vai rò của triết học và thái cực ngược lại, lại tuyệt đối hoá vai trò của triết học, cho rằng chỉ cần nắm được triết học thì sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề cụ thể của cuộc sống... <
  • Trắc nghiệm triết học căn bản

    29/12/2014Phan Chí ThànhNgày xuân mời các bạn dừng tay giải trí bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm triết học ABC sau đây.
  • Thế giới của Sophia

    13/04/2014Điệp HoaCuốn sách mà tôi muốn nói đến là “Thế giới của Sophie” của tác giả Jostein Gaarder, Na Uy, do Huỳnh Phan Anh dịch, xuất bản tại Việt Nam năm 1998. Cuốn sách được dịch sang tiếng Việt chỉ hai năm sau khi xuất bản tại Na Uy Trong thời gian đó, “Thế giới của Sophie” cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Điều này chứng tỏ sự nhất bén của người dịch và nhà xuất bản...
  • Về vai trò sáng lập lịch sử triết học của Arixtốt

    12/04/2014Nguyễn Bá DươngLịch sử triết học bắt đầu từ đâu? Ai là người sáng lập ra lịch sử triết học? Vấn đề này đã và đang thu hút tự quan tâm nghiên cứu và tranh luận của nhiều nhà triết học. V.Gátpi - nhà nghiên cứu lịch sử triết học cổ đại nổi tiếng đã khẳng định Arixtốt là nhà triết học lớn nhất, có bộ óc bách khoa của triết học Hy Lạp cổ đại, là người đầu tiên không chỉ đặt nền móng vững chắc cho lâu đài triết học, logic học và khoa học hiện đại, mà còn là người đầu tiên đặt nền móng cho lịch sử triết học...
  • Triết học là gì?

    28/04/2010Hình như triết học không có một chủ đề xác định nào như trong các khoa học và các nghiên cứu kinh viện. Phải chăng triết học bao gồm mọi lĩnh vực tri thức? Hay nó chỉ đơn thuần là tư tưởng, không có một đối tượng riêng biệt nào? Triết học có phải là một khoa học mang đến cho ta tri thức chắc chắn và chính xác, hay chỉ là nghệ thuật suy nghĩ?
  • Vong thân

    19/01/2009Nguyễn Văn TrungVong thân bày tỏ tình cảm con người đánh mất hay bị mất bản thân, bản ngã của mình. Mất ở đây không phải là không còn nữa, vì bị tan vỡ, trở thành không có nhưng là bị biến thể. Bản thân vẫn còn có, nhưng bị tách khỏi mình, trở thành khác mình và hơn nữa trở thành xa lạ, đối lập với chính mình.
  • Nhập môn lịch sử triết học

    04/12/2008V.V.XocolopTriết học là một thành tố rất cổ của văn hóa tinh thần, là trí tuệ là trí tuệ của loài người và không dễ gì nhận thức được nó. Cái khó trong việc nắm bắt kết học trước hết bị quy định bởi diện rộng tới mức tối đa các khái niệm triết học.
  • Triết học là gì?

    16/03/2007Đặng Phùng QuânKhi thông tin sự cáo chung, triết học cũng mang ý nghĩa đặt định nhiệm vụ của tư tưởng của thời đại mới. Có thật sự một thời đại đã chấm dứt và một thời đại mới bắt đầu?
  • Một hành trình triết học hấp dẫn

    16/07/2006Nguyên NgọcVấn đề của F. Jullien có thể tóm gọn thế này: ông muốn suynghĩ lại về tư duy phương Tây. Làm thế nào để có thể suy nghĩ lại về nền triết học đã có mấy nghìn năm lịch sử vĩ đại ấy? Chỉ có một cách: phải đi ra bên ngoài nó, suy nghĩ về nó từ một cái bên ngoài...
  • Triết học phương Tây hiện đại

    02/07/2006Lưu Phóng Đồng (dịch giả: Lê Khánh Trường)Đây là quyển giáo trình triết học hướng đến thế kỷ 21 trên cơ sở lấy thái độ thực sự cầu thị của chủ nghĩa Marx mà đánh giá lại toàn bộ triết học phương Tây hiện đại và mối quan hệ của nó với triết học Mácxít. Tác giả sẽ lần lượt trình bày với bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này một dòng triết học với nhiều trào lưu, trường phái, chủ nghĩa gắn với nhiều triết gia nổi tiếng của triết học phương Tây hiện đại. Chính sự phong phú và đa dạng đó đã tạo cho triết học học phương Tây hiện đại một bức tranh nhiều màu sắc...
  • Đưa vào triết học

    22/12/2005Nguyễn Văn TrungTrước khi học một môn gì tôi hỏi: Môn đó là gì? Chẳng hạn Vật lý học là gì? Vậy trước khi học triết lý, tôi cũng hỏi triết lý là gì? Và tôi coi việc hỏi như vậy là sẽ tự nhiên đã hẳn là thế, chẳng khác gì tôi hỏi về một vật gì, một việc gì chẳng hạn, cái bàn là gì?
  • Triết học và Thế giới quan (World outlook) là gì?

    27/04/2003Thế giới quan chính là biểu hiện của cách nhìn bao quát (bức tranh) đối với thế giới bao gồm cả thế giới bên ngòai, cả con người và cả mối quan hệ của người – thế giới (tức là mối quan hệ của người đối với thế giới). Nó quy định thái độ của con người đối với thế giới và là kim chỉ nan cho hành động của con người...
  • xem toàn bộ